Hoa Kỳ theo dõi sát cuộc đua vào chức Thủ tướng Nhật Bản, chính sách liên minh chống Trung Quốc có bị ảnh hưởng?

Phụng Minh

Trên chính trường quốc tế, giới quan sát hiện đang rất quan tâm tới những cuộc bầu cử tổng thống và thủ tướng ở các quốc gia lớn, vì điều này có thể ảnh hưởng tới chính sách đối đầu với Trung Quốc của liên minh phương Tây…..

Trong 8 năm làm phó tổng thống của ông Joe Biden, Nhật Bản có đến 5 thủ tướng. Đảng cầm quyền đã chuyển từ Đảng Dân chủ Tự do sang Đảng Dân chủ Nhật Bản và sau đó quay trở lại Đảng Dân chủ Tự do, tước đi cơ hội tăng cường liên minh của Mỹ và Nhật Bản theo bất kỳ cách nào.

Vì vậy, khi ông Biden trở thành tổng thống vào tháng Giêng, một trong những quyết định quan trọng mà ông đưa ra là báo hiệu rằng Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương – và ông Biden đã đối xử với Thủ tướng Yoshihide Suga như vậy. Trung Quốc được coi là mối đe dọa chiến lược chính và Nhật Bản là một mảnh ghép quan trọng trong việc hình thành một mặt trận thống nhất với các đồng minh chống lại Bắc Kinh.

Thủ tướng Suga là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên nhận được lời mời đến Tòa Bạch Ốc dưới thời của chính quyền ông Biden. Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và người đứng đầu mới của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ John Aquilino, đều chọn Nhật Bản là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của họ.

Thủ tướng Suga hôm thứ Sáu đã thông báo rằng ông sẽ không tái tranh cử chức chủ tịch đảng cầm quyền và sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong tháng này. Điều này đã làm trật bánh những nỗ lực của Tổng thống Biden trong việc hỗ trợ đối tác của mình ở Tokyo. Tổng thống Biden và các cố vấn châu Á của ông đã cố gắng ngăn cản Nhật Bản quay trở lại vòng quay thủ tướng.

Việc ông Suga đột ngột kết thúc nhiệm kỳ đã khiến giới quan sát Nhật Bản ở Washington phải chú ý về những tác động đối với chính quyền Biden. Liệu nhà lãnh đạo tiếp theo của Nhật Bản có đủ quyền lực và quyết tâm để thực hiện các sáng kiến ​​liên minh? Đây có phải là thời điểm mà Nhật Bản đón nhận một thế hệ lãnh đạo mới? Liệu các ứng cử viên lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ Fumio Kishida, Taro Kono và Shigeru Ishiba có đủ cứng rắn để chống lại Trung Quốc? Đó là một số câu hỏi được đặt ra tại thủ đô Hoa Kỳ vào thứ Sáu.

Ông Michael Green, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực châu Á và Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng: “Đây là một đòn giáng mạnh” đối với ông Biden. Ông nhận định: “Sự không chắc chắn trong chính trị Nhật Bản khiến chính quyền Biden cảm thấy phức tạp trong việc thực hiện chiến lược của mình, vốn phụ thuộc nhiều vào liên minh Mỹ-Nhật”.

Một ví dụ mà ông Green nêu ra là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp của Tứ giác, hoặc Đối thoại An ninh Tứ giác, quy tụ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Một cuộc họp đã được lên kế hoạch vào cuối tháng Chín. Ông nói: “Úc, Mỹ và Ấn Độ đều đã nhất trí về ngày tổ chức Bộ tứ, nhưng Tokyo không thể đồng ý vì họ không biết cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do và cuộc tổng tuyển cử là khi nào, hoặc liệu ông Suga có thể đi hay không. Việc điều phối rất khó khăn”.

Bà Sheila Smith, chuyên gia nghiên cứu về Châu Á Thái Bình Dương tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết khoảng thời gian này sẽ bị ảnh hưởng bởi chính trị nội địa Nhật Bản, nên lịch ngoại giao sẽ có một cuộc cải tổ lớn là điều không thể tránh khỏi. Điều đó sẽ không chỉ bao gồm hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Bộ Tứ mà còn có cả cuộc họp hai cộng hai của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng. Đây là cuộc họp thứ hai như vậy trong năm nay dành cho các đồng minh. Họ dự kiến sẽ thảo luận về việc tăng cường vai trò an ninh cho Nhật Bản ở Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Tobias Harris, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ, nói rằng bất kể ai cuối cùng giành chiến thắng trong cuộc đua lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ, thì vẫn có một kế hoạch chính sách đối ngoại mà tất cả các ứng cử viên sẽ tuân theo. 

Tin vui cho Washington là các ứng cử viên được quan tâm tranh cử đều là những gương mặt quen thuộc. Fumio Kishida là cựu ngoại trưởng, ông Taro Kono là cựu ngoại trưởng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Shigeru Ishiba là Bộ trưởng Quốc phòng.

Bà Smith cho biết khi nói chuyện với những người ở Nhật Bản, dường như có một “sự đồng thuận đang tăng lên” rằng ông Kono là sự lựa chọn phổ biến nhất trong công chúng, và ông Kono sẽ là người mà Washington có thể làm việc cùng kể từ Ngày đầu tiên nếu ông giữ chức thủ tướng.

Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Rand, đang chú ý tới ông Kishida. “Fumio Kishida ngày càng lo ngại về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan. Nếu ông Kishida trở thành thủ tướng tiếp theo, thì liên minh Mỹ-Nhật có thể sẽ tiếp tục củng cố xung quanh việc cần phải chú ý đến các diễn biến ở eo biển [Đài Loan], và hỗ trợ lẫn nhau về mặt quân sự tùy theo hoàn cảnh”.

Ông nói thêm “Tuy nhiên, ông Kishida từng bị cáo buộc trong quá khứ quá rằng ông quá trung lập với Trung Quốc, và do đó, quyết định vẫn chưa được đưa ra về việc liệu ông ấy sẽ nhấn mạnh mối quan hệ tích cực giữa Trung Quốc-Nhật Bản đối với Đài Loan hay ngược lại. Nếu như trước đây, thì Trung Quốc có thể có cơ hội để thiết lập lại quan hệ song phương”.

Trong khi đó, bà Smith hy vọng cuộc chạy đua của Đảng Dân chủ Tự do và cuộc tổng tuyển cử sẽ khơi dậy cuộc tranh luận về đường lối chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong tương lai.

Bà nói: “Khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu và khu vực của Nhật Bản ngay bây giờ nên là một phần trong tính toán của người dân trong việc lựa chọn nhà lãnh đạo tiếp theo, bởi vì đó là thời điểm mà tương lai của Nhật Bản phụ thuộc vào nó”.

Cuộc chạy đua trong đảng Dân chủ Tự do và cuộc tổng tuyển cử tiếp theo diễn ra vào thời điểm nhiều đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ đang đặt câu hỏi về cam kết của Washington trong việc bảo vệ các đồng minh của mình sau sự hỗn loạn ở quốc gia Nam Á.

Related posts