Đông Mai
Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2021 khai mạc tại Tây An (Trung Quốc) là một sự kiện lớn. Hai ca sĩ nổi tiếng được mời đến để hát ca khúc nhạc Đỏ. Nhưng, sau khi buổi trình diễn được phát trên mạng xã hội, nó đã gây ra làn sóng tranh cãi lớn. Kỳ lạ hơn, đoạn video sau đó bị xóa khỏi mọi nền tảng xã hội mà không để lại dấu vết.
Các nghệ sĩ được mời đến để hát những bài hát ca ngợi “Chủ nghĩa xã hội tốt đẹp” trước người dân toàn quốc. Kịch bản cho buổi lễ khai mạc chính là để tuyên truyền những điều đó. Tuy nhiên, sự việc này lại như một dấu hiệu cho thấy người Trung Quốc đang dần “nhận thức ra vấn đề”, và quan chức Trung Quốc cũng thấy rằng, “tẩy não người dân” không còn là việc dễ dàng nữa.
Điều đáng kinh ngạc là sau khi video ghi lại cảnh ca sĩ thể hiện ca khúc này được phát trên các nền tảng xã hội, nó đã gây ra làn sóng tranh cãi lớn. Hầu hết cư dân mạng tỏ ra khó chịu và cảm thấy phản cảm với hình thức tẩy não công khai này.
Một cư dân chất vấn: “Toshiba, Mazda, Samsung và các công ty lớn khác của nước ngoài đang lần lượt rút khỏi đất nước Trung Quốc. Hàng nghìn người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan vì thất nghiệp. Lúc này rồi mà họ còn diễn một màn kịch như vậy? Họ đang cỗ vũ cho sự rút lui của các nước tư bản đúng không? Hay là họ đang diễn một vở hài kịch lố bịch cho những người bị thất nghiệp xem? Vào những dịp quan trọng như vậy, hát những bài ca cách mạng của thời kỳ Cách mạng Văn hóa: ‘Chủ nghĩa xã hội tốt đẹp, bọn phản động bị lật đổ, bọn đế quốc cụp đuôi bỏ chạy’ là tín hiệu gì gửi đến thế giới? Tư bản đế quốc nào dám đầu tư vào Trung Quốc? Nếu dòng vốn nước ngoài không vào, liệu có thể có một cú bứt phá kinh tế khổng lồ trong 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc không?”
Không khó để nhận thấy loạt câu hỏi này đã đánh trúng “tim đen” của ĐCSTQ. Có lẽ, chính quyền này cảm thấy “chột dạ” nên đã “phanh gấp” và vội vàng gỡ bỏ video mà hai ca sĩ nổi tiếng hát bài “Chủ nghĩa xã hội tốt đẹp”. Nhưng tại sao ĐCSTQ vào thời điểm này lại sợ hãi và cảm thấy tội lỗi? Một trong những lý do rõ ràng nhất là người Trung Quốc bắt đầu phát hiện ra rằng, không phải ĐCSTQ trả lương cho họ mà là các công ty nước ngoài cung cấp cơ hội việc làm và trả lương cho họ. “Sự rút lui của các xí nghiệp đế quốc” đã khiến “hàng chục ngàn người Trung Quốc đối mặt với tình trạng thất nghiệp tiến thoái lưỡng nan”, và trở thành một sự thật mà ĐCSTQ không thể bác bỏ và che giấu.
Vào tháng 3 năm nay, “gã khổng lồ” của Mỹ Vanguard Group Inc. – Tập đoàn quản lý tài sản và đầu tư lớn thứ hai thế giới, đã thông báo với nhân viên trong một cuộc họp trực tuyến rằng, tập đoàn này sẽ rút khỏi Trung Quốc.
Sau cuộc họp, hơn một chục nhân viên đã bị sa thải. Nghe tin này, một nhân viên ngồi khóc tại chỗ. Sau đó, Walmart, nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất Hoa Kỳ cũng kiên quyết đóng cửa 6 chi nhánh ở Trung Quốc đại lục trong vòng một tháng.
Sau những hành động mạnh mẽ và dứt khoát của Mỹ, mới đây, Nhật Bản cũng đang hoàn thành những bước cuối cùng để “rời bỏ” thị trường Trung Quốc.
Tháng 4/2021, Matsushita Electric – Tập đoàn điện tử khổng lồ của Nhật Bản (với hai thương hiệu nổi tiếng là Panasonic và Technics), cũng tuyên bố, họ sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất pin khô duy nhất ở Thượng Hải vào năm tới. Trên thực tế, việc “sơ tán” của Panasonic không phải bắt đầu vào thời điểm này, mà nó đã bắt đầu triển khai từ 10 năm trước. Việc di dời các nhà máy cuối cùng và duy nhất của Matsushita hiện nay chỉ để ĐCSTQ biết rằng, sự ra đi của họ sẽ triệt để như thế nào. Ngoài Panasonic, việc “rời bỏ Trung Quốc” cũng xảy ra ở nhiều công ty Nhật Bản khác. Theo Asia Times, có hơn 1.700 công ty Nhật Bản đã rút khỏi Trung Quốc trong năm ngoái.
Không chỉ có Nhật Bản hay Mỹ, năm 2020, tờ Epoch Times đã tiết lộ một công văn chính thức do Văn phòng Ngoại vụ của Thành ủy Huệ Châu gửi cho các sở và ban ngành địa phương khác. Công văn nhằm truyền đạt chỉ thị của Văn phòng Ngoại vụ Tỉnh ủy Quảng Đông, trong đó đề cập rõ ràng là, cần phải “tận dụng các điều kiện tốt bên ngoài về tình hình chống dịch của khu vực Đông Nam Á, lấy việc cùng chống dịch làm cơ hội để cầm chân các nước xung quanh như Nhật Bản và Hàn Quốc…”. Cụm từ “cầm chân Nhật Bản và Hàn Quốc” là đủ cho thấy ĐCSTQ đang hoảng sợ như thế nào trước việc rút lui của các công ty nước ngoài. Chỉ một từ “cầm chân” trong công văn trên cũng có thể thấy rằng, một khi các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc ra đi thì rất có thể họ sẽ ra đi mãi mãi.
ĐCSTQ thường xuyên khoe khoang và kiêu ngạo, nhưng tương lai có thể sẽ phải khiêm tốn hơn trước thực tế này. Sự kinh hoàng và thức tỉnh của ĐCSTQ chỉ cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện tại đã vượt quá sức tưởng tượng của chính quyền này. Bởi đúng như những gì cư dân mạng trên đã nói: Sau hàng chục năm mở cửa, nếu không có các nhà đầu tư nước ngoài, không có số lượng lớn công ty nước ngoài để giải quyết việc làm cho Trung Quốc, thì thành quả kinh tế mà “quốc gia hùng mạnh” này đã đạt được có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
Nói một cách thẳng thắn, kết quả kinh tế của Trung Quốc là thành quả lao động cần cù và chăm chỉ của người dân. Một khi một số lượng lớn người lao động đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp, họ không thể không gây ra các vấn đề về thuế và tăng chi phí duy trì sự ổn định xã hội của ĐCSTQ. Do đó, dù là đề cập đến “sáu ổn định” hay “sáu đảm bảo”, ĐCSTQ đều đặt “việc làm” lên vị trí đầu tiên. Có vẻ như chính quyền này nhận thức rõ rằng, dù có lớn mạnh đến đâu cũng không thể tránh được được chân lý “Thứ nhất sợ kẻ khốn cùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”.
Ngoài những hiện thực này, điều mà ĐCSTQ không thể tránh được là quả báo của vòng nhân quả. Để buộc người dân “yêu đảng và yêu nước”, ĐCSTQ đã truyền bá giáo dục tẩy não trong nhiều thập kỷ. Loại giáo dục tẩy não này thực chất là một loại giáo dục hận thù. Khi yêu đảng, chúng ta phải ca ngợi “Chủ nghĩa xã hội tốt đẹp” và nguyền rủa “cái xấu” của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, và thậm chí toàn bộ phương Tây.
Vấn đề là ĐCSTQ có thể không nhận ra, kiểu tẩy não này đang dần thất bại. Họ không thể chối cãi rằng, nguồn vốn khổng lồ của phương Tây và vô số công ty nước ngoài đã hỗ trợ rất nhiều người dân Trung Quốc.
Mặt khác, ngày càng có nhiều người Trung Quốc phát hiện ra những quan chức cấp cao của ĐCSTQ, những người luôn miệng ca ngợi “tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa” và gọi Hoa Kỳ cũng như các nước xã hội tự do khác là vô dụng, là kẻ thù. Nhưng họ đang bận rộn đưa vợ, con, gia đình và một lượng lớn tài sản của họ ra nước ngoài, và cố gắng để được định cư. Con cháu họ được phép trở thành công dân Mỹ hoặc những nước tư bản khác.
Một khi người dân Trung Quốc ý thức rõ ràng giữa “tình yêu và lòng thù hận”, và nhìn thấu được những lời dối trá tẩy não của ĐCSTQ, thì “Học thuyết hận thù” sẽ quay đầu và “chĩa mũi tên” vào ĐCSTQ. Hồ Thích, nhà triết học, nhà văn và nhà ngoại giao Trung Quốc, đã từng nói rằng: “ĐCSTQ đã đến, người Trung Quốc không còn bánh mì và tự do”. Vì vậy, sau “Sự kiện Thiên An Môn”, ĐCSTQ đã mở cửa đất nước, phục hồi nền kinh tế, nhằm sử dụng “bánh mì” để làm tê liệt tư tưởng “tự do” của người dân trên đất nước mình. Mặc dù trong vài thập kỷ tiếp theo, người dân Trung Quốc đã bị choáng váng trước những khó khăn chồng chất như: Trợ cấp và chăm sóc cho người già, cơ sở y tế khó khăn, ngành giáo dục luẩn quẩn, khó để trẻ em đi học, khó mua nhà .v.v. nhưng vì vẫn còn có một khoản thu nhập ít ỏi kiếm được, họ đã có thể chịu đựng cho đến ngày hôm nay.
Theo tình hình hiện tại, thu nhập của nhiều người Trung Quốc đã chạm đáy, thậm chí không còn nguồn thu nhập. Đối với những người bình thường, điều này tương đương với việc tước đoạt tất cả hy vọng của họ. Khi hy vọng hoàn toàn tan vỡ, tất cả những gì người dân Trung Quốc có trong trái tim sẽ là “lòng hận thù” do ĐCSTQ gieo rắc. Một khi người ta phát hiện ra rằng, ĐCSTQ là thủ phạm gây ra tình trạng thất nghiệp lớn, khó có thể nói rằng những người Trung Quốc bị mất việc làm sẽ không nổi dậy. Đây là “trái đắng” mà ĐCSTQ sẽ phải nếm trải và là thực tế bi thảm nhất mà chính quyền này sẽ phải đối mặt.
Đông Mai