Thanh Đoàn
Thị trường chứng khoán Châu Á có một tuần giao dịch chao đảo vì lo ngại tai ương từ Evergrande sẽ lan rộng trên thị trường BĐS Trung Quốc trong khi lạm phát ngày một xấu đi tại Mỹ, EU và khắp toàn cầu… Một số tin tức tốt từ dữ liệu lạc quan về tiêu dùng của Mỹ và các loại thuốc mới chống coronavirus cũng không khởi tác dụng tích cực đáng kể trên các thị trường chứng khoán (TTCK) Châu Á.
Tại TTCK Hồng Kông, cổ phiếu của China Evergrande (3333.HK) đã bị đình chỉ giao dịch sau khi lần thứ hai liên tiếp, tập đoàn phát triển BĐS này không thể thanh toán lãi suất cho nghĩa vụ nợ nước ngoài lần vào tuần trước
Kazutaka Kubo, nhà kinh tế cấp cao của Okasan Securities, cho biết trên Reuters: “Tai ương đang gia tăng của Evergrande có nguy cơ sẽ lan sang toàn bộ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc.”
Chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản (.MIAPJ0000PUS) đã giảm 0,3%. Chỉ số này đánh dấu sự sụt giảm hàng quý đầu tiên trong sáu quý.
Hồng Kông dẫn đầu mức giảm với chỉ số Hang Seng (.HSI) giảm 1,9%. Nikkei của Nhật Bản (.N225) đã xóa bỏ mức tăng trước đó, giảm tới 1,4% xuống mức thấp nhất trong một tháng là 28.375 điểm.
Tại Việt Nam, chỉ số chứng khoán sàn HSX, Vnindex giảm 1,2% so với tuần trước, đạt 1.334,98 điểm, chỉ số HNX index giảm 0,9% so với tuần trước, đạt 356,49 điểm.
Trong tuần này, các thị trường Trung Quốc đại lục sẽ đóng cửa cho đến thứ Năm để nghỉ lễ Quốc khánh trong khi các thị trường Hàn Quốc cũng đóng cửa vào thứ Hai.
Tâm lý nhà đầu tư cải thiện ít nhiều vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước khi Merch & Co cho biết một phương pháp điều trị kháng virus đường uống thử nghiệm có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong hoặc nhập viện cho những bệnh nhân Covid-19 nặng (theo Reuters). Thêm vào đó, Mỹ cũng công bố một số thông tin tốt như chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên và các đơn hàng sản xuất tại Mỹ đang mở rộng, chỉ số PMI khu vực sản xuất của Mỹ lên tới 60.7 điểm, khu vực phi sản xuất (dịch vụ) còn cao hơn, đạt 61,7 điểm; mức mở rộng rất lớn, cho thấy cầu đang phục hồi mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các tin tức tốt dường như không tạo ra hiệu ứng tích cực bởi bóng ma lạm phát bùng phát cao trở lại có thể xoá sạch tăng trưởng trên mọi khắp toàn cầu.
Lạm phát của Mỹ duy trì mức cao (gần như không thể hạ) suốt 7 tháng liên tiếp. Trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) lần đầu tiên đã thừa nhận rằng lạm phát Mỹ có thể sẽ kéo dài và cao hơn so với mọi dự đoán trước đó. Fed dường như đang phát đi tín hiệu về việc có thể điều chỉnh lãi suất đồng USD sớm hơn.
Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu tuần trước cũng cho thấy lạm phát của khu vực đồng euro đã đạt mức cao nhất trong 13 năm vào tháng trước và có vẻ vẫn sẽ tăng cao hơn. đọc thêm
Các nhà đầu tư lo ngại lạm phát toàn cầu có thể tồn tại lâu hơn dự kiến, do giá hàng hóa tiếp tục tăng và sự gián đoạn nguồn cung đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Chỉ số giá PCE cốt lõi của Hoa Kỳ, thước đo lạm phát ưu tiên của Cục Dự trữ Liên bang cho mục tiêu 2% linh hoạt, đã tăng 3,6% trong tháng 8 so với một năm trước đó, mức tăng lớn nhất trong ba thập kỷ và phù hợp với mức tăng của tháng Bảy.
Kỳ vọng lạm phát tăng cao có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang đưa ra lịch trình thắt chặt chính sách tiền tệ đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu của Mỹ vào tuần trước.
Giá dầu WTI tăng 0.24% trong tuần, giá vàng thế giới tăng 0,69%.
Thanh Đoàn