Gần đây, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã công bố các quy định mới về việc thay đổi giá điện, trong đó quy định biên độ dao động của giá điện giao dịch, đồng thời tuyên bố rằng không có giới hạn trên của giá điện giao dịch trên thị trường đối với các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng. Về vấn đề này, một số học giả cho rằng với các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, đây là chính sách mang tính diệt vong.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành “Thông báo về việc tiến thêm một bước cải tổ theo định hướng thị trường đối với biểu thuế điện năng phát lên lưới” vào ngày 11/10. Thông báo nêu rõ, biểu giá trên lưới đối với tất cả các công cụ phát điện từ nhiệt điện than phải được trật tự hóa, và biên độ dao động của giá giao dịch trên thị trường nhiệt điện than không vượt quá 10% so với giá hiện hành. Về nguyên tắc, mức thả nổi sẽ không vượt quá 15%, mức dao động lên xuống sẽ không vượt quá 20%, và giá điện giao dịch trên thị trường đối với các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ không bị giới hạn ở mức tăng 20%. Giá điện giao ngay không bị giới hạn trong phạm vi trên v.v.
Theo phân tích của giới truyền thông tại Trung Quốc đại lục, ở Trung Quốc, tỷ lệ tiêu thụ điện trong công nghiệp chiếm gần 70%, trong khi tiêu thụ điện dân dụng chỉ chiếm khoảng 14%.
Về vấn đề này, Đài Á Châu Tự Do trích dẫn bình luận của học giả tài chính Tư Lệnh vào ngày 12/10 nói rằng, ngành công nghiệp sản xuất sẽ rơi vào tình trạng “mang tính hủy diệt”.
Ông Tư Lệnh tin rằng ngành sản xuất của Trung Quốc vẫn còn sử dụng nhiều lao động, và việc cung cấp điện có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động của ngành, đặc biệt là đối với các ngành tiêu thụ nhiều điện như ngành gang thép và ngành sản xuất vi mạch bán dẫn. Chừng nào Bắc Kinh chưa giải quyết được vấn đề về nguồn cung than, họ sẽ tiếp tục đàn áp đối với ngành sản xuất.
Ông Lệnh nói: “Nếu nguồn điện không đủ, những đòn giáng vào ngành sản xuất sẽ mang tính hủy diệt. Trong ngành công nghiệp gang thép, rất nhiều máy móc là cần điện để hoạt động, và phần lớn vẫn dựa vào năng lượng thô. Còn trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, rất nhiều thiết bị quang điện tử cao phân tử cần tiêu thụ điện để hoạt động”.
Kể từ tháng Chín năm nay, tình trạng thiếu điện đã diễn ra tại ít nhất 20 tỉnh ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã lựa chọn biện pháp cắt điện, từ 3 tỉnh đông bắc đến tỉnh Quảng Đông đều bị cắt điện, ngay cả đèn giao thông ở các khu vực phía Đông Bắc cũng bị cắt. Thời tiết lạnh giá đã ảnh hưởng đến việc sưởi ấm của mọi người. Các nhà máy ở một số khu vực phải dừng hoạt động năm ngày/một tuần do thiếu điện, và chỉ hoạt động trong vòng hai ngày. Việc thiếu điện đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và ngành sản xuất công nghiệp.
Về lý do thiếu điện ở Trung Quốc đại lục, nhà bình luận Văn Tiểu Cương nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng việc thiếu điện hoàn toàn là do ĐCSTQ gây ra. Không phải do công suất của các nhà máy điện ở Trung Quốc đại lục không đủ, mà là do thiếu than để phát điện, giải pháp cho tình trạng thiếu than rất đơn giản, chỉ cần mở cửa nhập khẩu than từ Úc. Than của Úc có nhiệt trị cao, hơn nữa rất gần Trung Quốc khi vận chuyển theo đường biển, nên vấn đề thiếu than này khá dễ giải quyết. Nhưng việc cấm nhập cảng than từ Úc đã được cấp cao nhất của ĐCSTQ quyết định, do đó ĐCSTQ thà để người dân phải chịu rét lạnh và nền kinh tế có nguy bị tổn hại do các nhà máy đóng cửa, thay vì sửa chữa sai lầm.
Ông Lệnh tin rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục không nới lỏng lệnh cấm nhập cảng than từ các nước phương Tây, và bản thân Bắc Kinh cũng khó giải quyết được vấn đề nguồn cung, nên chính sách mà đảng này đưa ra lần này là đẩy trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung cho thị trường.
Năm ngoái, Úc đã yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán, COVID-19), ngay sau đó Bắc Kinh đã áp dụng một loạt các “biện pháp trừng phạt” kinh tế đối với Úc, bao gồm hạn chế nhập cảng và áp đặt thuế quan đối với các hàng xuất cảng của Úc như thịt bò, rượu vang đỏ, v.v. Vào cuối năm ngoái, ĐCSTQ cũng đã chính thức cấm nhập cảng than từ Úc.
Đài Á Châu Tự do đưa tin cho hay, sau khi ĐCSTQ áp đặt các hạn chế đối với việc nhập cảng than từ Úc, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập cảng 780,000 tấn than từ Úc, giảm 98.6% so với cùng thời kỳ. Hơn nữa giá mỗi tấn than đã tăng hơn 100%.
Do các nhà máy phải đóng cửa vì chính sách bảo vệ môi trường và tình trạng mất điện, vào ngày 24/09, ngân hàng đầu tư quốc tế Nomura Securities đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay từ 8.2% xuống còn 7.7%.
Do Lưu Nghị, Diệp Tử Minh thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch