Ngọc Mai
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Financial Times được đăng tải vào ngày 19/10 rằng, sự đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách và cách chống lại tham vọng quân sự của Bắc Kinh sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược mới của NATO. Ông cho rằng đây là cách NATO khẳng định lại sứ mệnh của mình.
Ông Stoltenberg nói, dấu chân bành trướng của ĐCSTQ có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi. ĐCSTQ đang gây ảnh hưởng ở Châu Phi, Bắc Cực và trên mạng lưới Internet, uy hiếp các nước láng giềng ở Biển Đông và bắt nạt Úc, Canada, Na Uy, v.v. cùng các quốc gia “không đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc”.
ĐCSTQ đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở một số quốc gia, đồng tihời sở hữu và chế tạo ngày càng nhiều vũ khí tầm xa có thể tiếp cận tất cả các đồng minh NATO. Ông Stoltenberg mong đợi hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm tới tại Madrid (thủ đô Tây Ban Nha) và chiến lược mới của NATO có thể “giải quyết tận gốc” cách đối phó với những thách thức của ĐCSTQ.
Trong khi ĐCSTQ tiếp tục thể hiện tham vọng quân sự, Hoa Kỳ cũng đã tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tất cả các đồng minh NATO cũng đang tăng cường đầu tư quân sự. Ông Jens Stoltenberg cho rằng, tại thời điểm này, NATO đã trở thành một tổ chức quốc tế quan trọng hơn. Trung Quốc hiện có ngân sách quốc phòng cao thứ hai thế giới và lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, hơn nữa đang đầu tư rất nhiều vào các công nghệ mang tính đột phá mới, còn NATO đang tăng cường “phòng thủ tập thể”.
Ông đề cập rằng số lượng quân đội NATO đã tăng gấp ba lần. Sự hợp tác giữa NATO và EU cũng đã tăng lên mức chưa từng có trước đây. Điều này là để đáp lại sự trỗi dậy và hung hăng của ĐCSTQ”.
Về vấn đề này, Phương Vĩ – một nhà truyền thông cấp cao và học giả người Mỹ cho biết: Hành động lần này của NATO thực sự rất quan trọng. Lý do thành lập của NATO ban đầu là để chống lại Liên Xô và Đảng Cộng sản ở Đông Âu. Về sau Liên Xô không còn nữa, vì vậy sứ mệnh của NATO thực sự là một dấu hỏi lớn. Nhưng câu trả lời đã có sẵn trước khi mọi người chưa chú ý đến, điều này được thiết lập từ thời tổng thống Trump. Nguồn tin này là do Cựu trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dư Mậu Xuân và những người trong giới truyền thông tiết lộ.
Trong thời kỳ sau của Tổng thống Trump, NATO đã xem xét sứ mệnh của mình, bao gồm cả việc đối phó với ĐCSTQ. Vì đây là mục tiêu chiến lược số một của Hoa Kỳ, nên NATO cũng sẽ hợp tác với mục tiêu chiến lược số một của Hoa Kỳ. Đây là lý do tại sao các tàu chiến của Anh, Pháp và Đức đến tuần tra ở Biển Đông. Mọi người đều nghĩ rằng họ đến để tham gia cho náo nhiệt, nhưng không, đây là biểu hiện cho năng lực hành động mới của NATO.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Austin đến thăm Georgia vào ngày 18/10, ông đã khuyến khích nước này và Ukraine (các nước Đông Âu cũ) gia nhập NATO. Nhà bình luận Phương Vĩ cho rằng đây là một bước đi rất táo bạo, điều lệ NATO quy định rằng một quốc gia thành viên NATO bị tấn công tương đương với toàn bộ NATO bị tấn công, toàn bộ NATO bị tấn công thì 30 quốc gia sẽ đáp trả, đây là một lời cam kết rất lớn.
NATO đã cố gắng mở rộng các kế hoạch của mình, không chỉ là kiềm chế Nga, mà còn kiềm chế cả ĐCSTQ. ĐCSTQ, đối với eo biển Đài Loan, và cả Biển Đông, giờ đây đã trở thành trách nhiệm của NATO.