Phụng Minh
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Squid Game” (Trò chơi con mực) được quay bởi nền tảng truyền thông trực tuyến Netflix của Mỹ đã trở thành bộ phim truyền hình ăn khách nhất trong lịch sử của nền tảng này. Nó đã vượt 132 triệu lượt xem chỉ trong 23 ngày và đứng số 1 về lượt xem tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Đạo diễn của bộ phim nói rằng, Hàn Quốc có hy vọng có thể tẩy chay vốn đầu tư Trung Quốc.
“Squid Game” kể về 456 con người đi đến bước đường cùng vì cho vay nặng lãi và bị thế lực đen tối bắt phải tham gia vào những trò chơi giết chóc đẫm máu và bạo lực, và người chiến thắng sẽ có thể nhận được số tiền thưởng khổng lồ. Chỉ 23 ngày sau khi bộ phim bắt đầu phát sóng vào ngày 17/9, lượt truy cập của nó đã đạt 132 triệu lượt, chiếm hơn một nửa số người đăng ký của Netflix.
Netflix vào ngày 12/10 cho biết, bộ phim “Bridgerton” đã lập kỷ lục được 82 triệu hộ gia đình theo dõi trong vòng 28 ngày kể từ khi công chiếu, nhưng “Squid Game” còn vượt qua con số này trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Bộ phim đứng đầu trong danh sách top 10 của Netflix tại 94 quốc gia trên thế giới và là bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên trên nền tảng này đứng đầu ở Hoa Kỳ. Tính đến ngày 12/10, số lượt truy cập đã vượt hơn 111 triệu lượt.
Netflix do đó sẽ nhận được một khoản thu ngoài dự tính. Theo ước tính, “Squid Game” sẽ tạo ra gần 900 triệu USD cho Netflix, trong khi kinh phí sản xuất bộ phim chỉ tốn 21,4 triệu USD. Đây mới chỉ là số liệu cho quý đầu tiên của “Squid Game”.
Kim Min-young – Phó tổng giám đốc phụ trách nội dung của Netflix Châu Á Thái Bình Dương (trừ Ấn Độ) cho biết, kể từ khi đầu tư vào phim truyền hình và phim điện ảnh Hàn Quốc vào năm 2015 đến nay, “Squid Game” đã vượt qua “giấc mơ điên rồ nhất” của họ và mang lại cho Netflix sự tự tin hơn.
Khoảng 95% khán giả của “Squid Game” là đến từ bên ngoài Hàn Quốc. Netflix cho biết, bộ phim đã được dịch ra 31 thứ tiếng và được lồng tiếng bằng 13 ngôn ngữ.
Netflix bắt đầu kinh doanh tại Hàn Quốc vào năm 2016, cho đến nay đã chiếu hơn 80 bộ phim truyền hình và phim điện ảnh Hàn Quốc. Số lượng người Mỹ xem phim Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong hai năm qua. Từ năm 2015 đến năm 2020, Netflix đã đầu tư khoảng 700 triệu đô-la Mỹ vào thị trường Hàn Quốc và có kế hoạch đầu tư thêm 500 triệu đô-la Mỹ trong năm nay.
Hàn Quốc có thể tẩy chay vốn Trung Quốc
Đạo diễn phim tài liệu Hàn Quốc Deckard Choi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times tiếng Hàn rằng, đối với Hàn Quốc mà nói, thành công của “Squid Game” là một điều vô cùng may mắn. Bởi như vậy, Hàn Quốc sẽ có sức mạnh mới có thể chống lại thế lực của ĐCSTQ, và thành công của “Squid Game” khiến ông thấy được hy vọng trong việc tẩy chay vốn Trung Quốc.
“Tôi nghĩ ‘Squid Game’ này đã chứng minh tương lai của Hàn Quốc một cách tương đối rõ ràng”, “Trên thực tế, thị trường văn hóa Hàn Quốc hoàn toàn bị chi phối bởi vốn Trung Quốc, cũng không phải là quá khi nói chỉ dựa vào vốn Trung Quốc”, Deckard Choi nói với phóng viên của The Epoch times.
Nói về thành công của “Squid Game”, ông Choi cho rằng, “Squid Game” tạo cơ hội để thích ứng với nhu cầu của khán giả, bởi vì khán giả đã không còn hứng thú với các bộ phim truyền hình tình cảm được phát sóng trên truyền hình công cộng của Hàn Quốc, và mức độ đánh giá của khán giả là các bộ phim truyền hình Hàn Quốc cần phải thay đổi, mà việc “Squid Game” vươn ra quốc tế, đối với công chúng mà nói, đây là một cơ hội rất tốt, “Squid Game” đã tạo ra cơ hội thay đổi này.
Về lý do “Squid Game” thịnh hành trên khắp thế giới, ông Choi nói rằng, một mặt, “Squid Game” kể một câu chuyện rất thực tế, những người quá giàu và quá nghèo cảm thấy cuộc sống vô vị. Mặt khác, tuy bộ phim được trình bày dưới hình thức quốc tế nhưng nội dung lại rất Hàn Quốc và mang đậm nét văn hóa Hàn Quốc, đây là lý do chính khiến bộ phim được yêu thích ở nước ngoài.
Chế độ tư bản có điểm tốt chính là sự tự do
Biên kịch kiêm đạo diễn Hwang Dong-hyuk của “Squid Game” nói rằng, ông muốn viết một câu chuyện ngụ ngôn về xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại, mô tả một loại cạnh tranh khắc nghiệt trong cuộc sống, nhưng ông muốn thể hiện nó với những nhân vật có thật trong cuộc sống, mà trò chơi được mô tả trong câu truyện phải đơn giản và dễ hiểu để khán giả có thể tập trung chú ý vào nhân vật.
Tuy nhiên, trước đó kịch bản “Squid Game” của Hwang Dong-hyuk đã bị gác lại trong khoảng 10 năm, vì các hãng phim Hàn Quốc cho rằng tình tiết câu chuyện vô lý và không có giá trị thương mại nên đã từ chối quay.
Hwang Dong-hyuk tin rằng hai yếu tố làm nên thành công của “Squid Game” ở nước ngoài là “đơn giản” và “nhân vật dễ gây tiếng vang”. Khán giả Âu Mỹ cảm nhận được điểm tiêu cực về khoảng cách giàu nghèo và cả điểm tích cực là tính nhân văn rõ ràng dưới thủ pháp kích thích cảm giác tột độ của bộ phim, trong khi khán giả châu Á thì nhìn thấy được những người xung quanh họ một cách thực tế qua những nhân vật.
Sau khi “Squid Game” trở thành một cơn sốt toàn cầu, Triều Tiên đã cáo buộc bộ phim phơi bày “thực tế tàn khốc” của xã hội tư bản Hàn Quốc “kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu”. Đối với việc này, nhà báo Hàn Quốc Hwang Sun Woo nói với The epoch times rằng: “Theo tôi thấy, bản thân chủ nghĩa tư bản không nhất thiết là tốt, nhưng dưới chế độ tư bản, nó có một điểm tốt đó là có sự tự do”.
Hwang Sun Woo cho rằng văn hóa sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng vô thức, nếu trong phim truyền hình có một thế giới quan sai lầm thì thực tế đạo diễn sẽ trình bày nó trên cơ sở thế giới quan này, vì vậy mọi người không nên tiếp nhận nó một cách cố định mà hãy tiếp nhận nó một cách chọn lọc.
Ông lấy “Squid Game” làm ví dụ và nói: “Có rất nhiều thế giới quan trong bộ phim này, trong số đó có một lôgic để phê phán chủ nghĩa tư bản. Nếu bạn tiếp nhận quan điểm này, bạn sẽ nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản là xấu. Vì vậy, tôi sẽ đứng trên lập trường trung gian để đánh giá những điều này và nói với mọi người những điều tôi cho là đúng đắn”.