Facebook đổi tên nhưng đều mang nghĩa “chết chóc”: Trùng hợp hay định số?Tác giả: Lý Tĩnh Nhu

Lý Tĩnh Nhu

Hai lần đặt tện của Facebook đều mang theo nghĩa “chết chóc”

Mới đây, truyền thông đưa tin về việc công ty Facebook đổi tên thành Meta, nhưng có một điều trùng hợp đến kinh người đó là dù tên mới hay cũ thì khi dịch sang tiếng Trung đều có ý nghĩa chết chóc. Thật ra tất cả chuyện này đều có huyền cơ ẩn đằng sau.

Hai cái tên mang theo thông điệp chết chóc

Ngày 29/10/2021, Chủ tịch Facebook – Mark Zuckerberg đã thông báo rằng Facebook sẽ được đổi tên thành “Metauniverse” gọi tắt là “Meta”.

Có một điểm trùng hợp đáng sợ trong cả tên cũ và tên mới của công ty này chính là điều liên quan đến cái chết. Cụ thể phiên âm tiếng Trung của Facebook là “非死不可” (‘Phi tử bất khả’ nghĩa là ‘Không thể không chết’) và tên mới “Meta” dịch qua tiếng Trung là “灭他” (‘diệt tha’ nghĩa là ‘tiêu diệt nó’). Chưa hết, từ “Meta” khi phiên âm theo tiếng Do Thái thì có nghĩa là “tử vong”.

Một điều đáng lưu ý nữa chính là Zuckerberg vốn là người gốc Do Thái, và tiếng Do Thái là ngôn ngữ gốc để viết Kinh Thánh, và đây cũng là một trong những ngôn ngữ chính thức của Israel ngày nay. Việc hai cái tên này mang theo khái niệm chết chóc khi được dịch ra tiếng Do Thái và tiếng Trung – 2 loại ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và nội hàm thâm sâu thật khiến người khác phải kinh hãi. Chúng ta hãy cùng phân tích một chút vì sao mà Facebook lại gặp phải chuyện đen đủi như vậy.

Gặp bê bối tai tiếng vì không kinh doanh minh bạch

Về việc đổi tên công ty, Zuckerberg giải thích rằng triết lý kinh doanh hiện tại của công ty đã vượt xa triết lý kinh doanh của riêng mạng xã hội. Trong tương lai, công ty sẽ đầu tư thêm quỹ để tạo ra một xã hội ảo mạnh mẽ. 

Mặc dù những lý do mà Zuckerberg đưa ra nghe có vẻ hợp tình hợp lý nhưng những người theo dõi Facebook đều biết rằng Facebook hiện đang phải đối mặt với thảm họa nghiêm trọng. Sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2020, Facebook đã rơi vào một vụ bê bối kiểm duyệt vì ủng hộ Đảng Dân chủ và chặn tài khoản cá nhân của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Vụ bê bối vẫn chưa có hồi kết thì một cựu nhân viên của Facebook tên là Frances Haugen đã tiết lộ tài liệu nội bộ của công ty, làm bùng lên hàng loạt cáo buộc tiêu cực về Facebook, khiến công ty này bị đẩy lên đầu gió đỉnh sóng. Haugen chỉ trích rằng Facebook đã “xem trọng lợi nhuận hơn an toàn”.

Cô Frances Haugen làm chứng tại Capitol Hill về cách Facebook bị cáo buộc thúc đẩy các câu chuyện gây chia rẽ và sai lệch để tối đa hóa lợi nhuận của mình. 

Do đó, ngoại giới suy đoán rằng việc đổi tên của Zuckerberg là hy vọng pha loãng những bê bối trước đây của Facebook bằng một cái tên mới, cũng như mô hình và triết lý kinh doanh mới của công ty.

Facebook đã thu mua công ty Oculus vào năm 2014. Sau 7 năm tích lũy và thăm dò, bức họa thế giới ảo Universe dựa trên giả thuyết VR của Facebook đang dần mở ra. Mục tiêu cuối cùng của Zuckerberg là tạo ra một thế giới giả tưởng trên Trái Đất.

Thế giới ảo khiến con người buông thả bản thân, bộc phát ma tính

Trong thế giới ảo, việc nhận dạng giữa mọi người chỉ dựa vào các ID đơn giản và một người có thể có nhiều ID cùng một lúc. Con người có thể tùy ý hư cấu hóa danh tính của chính mình trong thế giới ảo, và không cần các ràng buộc về đạo đức hay luật pháp. Vì thế, trong một thế giới như vậy, con người rất dễ bị bộc phát ma tính. Tại thế giới ảo của máy tính, con người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, mà không cần lo lắng về bất kỳ tổn hại nào cho bản thân, và “gần như” không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

Trong thế giới ảo, con người không cần các ràng buộc về đạo đức hay luật pháp. 

Trong thế giới ảo của không gian mạng, người ta thường thấy đủ loại tin đồn và chửi rủa. Điều này đặc biệt đúng trong thế giới ảo của trò chơi máy tính, khi thanh thiếu niên tiếp xúc với các trò chơi trên mạng, nếu người ngoài chú ý quan sát, sẽ phát hiện người đó đã trở nên tàn bạo một cách dị thường. Bởi vì trong thế giới của trò chơi máy tính, mọi người phải chiến đấu liên tục, khi gặp cửa ải khó khăn, bạn phải hạ gục và giết chết kẻ thù mới có thể vượt qua. Vì vậy, trò chơi máy tính này cũng vô tình làm tăng thêm tính cách tàn bạo của con người.

Trong thế giới ảo này, con người sẽ không tự chủ mà buông thả ma tính của mình, và họ không hề hay biết rằng ma tính bên trong nội tâm của bản thân cũng đang đồng thời phát triển. Khi tư tưởng xấu ngày một nhiều thì bản tính sẽ bị lệch lạc. 

Mặc dù Zuckerberg đã chỉ ra những lợi ích của thế giới ảo đối với con người khi công ty đổi tên, và hy vọng có thể giảm bớt những tác hại của thế giới ảo, nhưng làm người cần phải biết kiềm chế về mặt đạo đức thì mới có thể duy trì một môi trường sống ổn định và thịnh vượng. 

Người xưa nói “đức dày tải vật”, lấy tĩnh tu thân, lấy kiệm nuôi đức. Đức không chỉ là mặt tinh thần mà còn là một loại vật chất, cho nên người tích đức hành thiện ắt sẽ có cuộc sống vinh hoa phú quý. Giữa đất trời, dù sông núi có đẹp đến đâu, muôn thú đa dạng thế nào, thì chỉ có con người mới là tinh hoa của vạn vật, nhưng nếu tất cả đều sống trong thế giới ảo thì bản thân con người sẽ là gì đây? Đều này Thần linh cũng không cho phép.

Vì vậy, thực tế ảo rất khó đạt được trong không gian sống của con người, và giấc mơ của Zuckerberg chắc chắn sẽ bị tan vỡ trong tương lai. Hai lần đặt tên đều là “chết chóc”, có lẽ trong u minh từ lâu đã có định số. Tĩnh lặng quan sát, thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Tác giả: Lý Tĩnh Nhu

Related posts