Thanh Hải
Khi nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đưa ra lại chính sách “thịnh vượng chung” và áp dụng các biện pháp mới để phân phối của cải xã hội, giới nhà giàu Trung Quốc hoảng sợ đã chuyển trọng tâm ban đầu là làm thế nào để kiếm được nhiều tiền sang làm thế nào để giữ được tài sản, thậm chí là chuyển nhượng tài sản.
Theo một báo cáo của Fox News vào ngày 7/11, tầng lớp giàu có của Trung Quốc thỉnh thoảng cảm thấy cần phải che giấu sự giàu có của họ với chính phủ, nhưng chính sách “thịnh vượng chung” do ĐCSTQ thúc đẩy gần đây đã gây ra một sự hoảng sợ nhỏ trong giới nhà giàu. Mục đích của chính sách này là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc, nhưng các quy định của đề xuất pháp lý liên quan và chi tiết của việc thực thi pháp luật vẫn còn mơ hồ.
Thuật ngữ “thịnh vượng chung” lần đầu tiên được đề xuất bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông vào năm 1953, và được đề xuất nhiều lần bởi cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980.
Sau khi ông Tập Cận Bình một lần nữa đề xuất chính sách cụ thể về “sự thịnh vượng chung” tại cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương CPC vào tháng 8 năm nay, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent sau đó đã tuyên bố đầu tư 50 tỷ Nhân dân tệ (NDT) để hình thành một “kế hoạch đặc biệt vì sự thịnh vượng chung”. Công ty Pinduoduo, nền tảng công nghệ tập trung vào nông nghiệp lớn nhất ở Trung Quốc, ngày 24/8 hứa rằng lợi nhuận sẽ được đầu tư vào phát triển nông nghiệp với tổng số tiền lên đến khoảng 10 tỷ NDT. Tập đoàn Alibaba cũng cam kết đầu tư 100 tỷ NDT vào quỹ từ thiện.
Theo báo cáo, chính quyền Trung Quốc thường xuyên áp dụng các chính sách khiến người giàu khiếp sợ, đặc biệt là các luật mới được ban hành vào khoảng năm 2012 nhằm khuyến khích người giàu Trung Quốc mua các tác phẩm nghệ thuật như một cách rửa tiền ra nước ngoài.
Đại dịch COVID-19 khiến Trung Quốc phải đóng cửa biên giới, khiến việc chuyển tiền từ Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, chính phủ cũng cấm các giao dịch tiền điện tử, vốn là một cách chuyển tiền phổ biến.
Chính sách “thịnh vượng chung” do ông Tập đề xuất một lần nữa thúc đẩy giới nhà giàu phải tìm ra những cách thức mới để bảo vệ sự giàu có của mình.
Báo cáo nói rằng những người giàu có ở Trung Quốc bắt đầu xóa các tài khoản mạng xã hội, không sử dụng mạng xã hội nữa và từ chối nhận các cuộc phỏng vấn. Mục đích của việc này là để ngăn chặn những nhận xét của họ bị lợi dụng để công kích họ, điều này có thể được hiểu là chống chính phủ.
Ngoài ra, những người giàu Trung Quốc dần dần áp dụng ba phương pháp chính: đầu tư thêm tiền vào các quỹ tín thác ở nước ngoài, đa dạng hóa tài sản để đầu tư vào công nghệ xanh và các công ty nước ngoài, thuê các ngân hàng ngầm để đổi ngoại tệ và chuyển quỹ khi cần thiết.
Theo báo cáo, mỗi phương pháp trong số ba phương pháp mới này đều có những thách thức riêng, có thể là một nỗ lực mới ở Trung Quốc, hoặc nó phải đối mặt với những khó khăn do luật của chính phủ ban hành.
Các báo cáo nói rằng quỹ tín thác có thể là một cách hấp dẫn để bảo vệ quỹ khỏi bất kỳ loại thuế thừa kế nào mà chính phủ có thể áp đặt. Tuy nhiên, không biết Bắc Kinh có thể ban hành luật nào để quản lý quỹ tín thác trong tương lai hay không, các cố vấn tài chính đã khuyên khách hàng nên duy trì mức độ kiểm soát thấp nhất có thể đối với tài sản cá nhân.