Phụng Minh
Cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Hàn Quốc sẽ là sự kiện lịch sử, vượt ngoài biên giới, cánh tả hay cánh hữu sẽ quyết định cán cân quyền lực quốc tế, theo Thời báo Epoch Times.
Cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 20 của Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào ngày 9/3/2022. Tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-in lên nắm quyền sau khi cựu Tổng thống Park Geun-hye bị luận tội vào tháng 12/2016, và cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 19 diễn ra vào tháng 5/2017. Do hiến pháp nước này quy định nhiệm kỳ của tổng thống là 5 năm, nên tổng thống đương nhiệm không được ứng cử lại.
Không giống như các cuộc bầu cử trước đây ở Hàn Quốc, cuộc bầu cử lần này có thể được định nghĩa là cuộc bầu cử tập trung vào sự đối đầu về ý thức hệ. Kể từ tháng 12/2016, đất nước này đã chứng kiến sự đối kháng gay gắt giữa cánh tả cánh hữu, hàng loạt các cuộc xung đột giữa các thế hệ và những rạn nứt chính trị sâu sắc trong nội bộ người dân.
Mặc dù sự đối kháng về ý thức hệ không phải là mới, nhưng xét về mặt lý thuyết thì Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang chiến tranh, phe cấp tiến (cánh tả) ở Hàn Quốc thách thức phe bảo thủ (cánh hữu). Ngược lại, mức độ và cường độ chống đối hiện nay là chưa từng có.
Thật khó giải thích tại sao cuộc tranh luận ý thức hệ hàng thế kỷ gần đây lại trở thành tâm điểm chính trị của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là, những xung đột ý thức hệ được che giấu trước đây nay đã trở nên công khai về mặt chính trị.
Các nhà phân tích chính trị xã hội Hàn Quốc đồng ý rằng nhiều yếu tố đã làm tăng tính phức tạp của hiện tượng này. Ví dụ, chính trị đảng phái trong nước, quan hệ với Triều Tiên, tăng trưởng kinh tế, các vấn đề xã hội khác nhau và đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm vấn đề này. Bất kể nguyên nhân trực tiếp thực sự là gì, mâu thuẫn ý thức hệ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi bỏ phiếu của người dân Hàn Quốc. Ngoài ra, nó đang nhanh chóng định hình cục diện chính trị của các cuộc bầu cử sắp tới.
Trong trường hợp này, cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 20 của Hàn Quốc có thể là điểm khởi đầu cho một sự thay đổi lớn trong chính sách quốc gia.
Từ góc độ quốc gia, Hàn Quốc đang ở một thời điểm quan trọng. Điều này là do chính sách đối nội của chính quyền Moon Jae-in đã bị các đảng đối lập chỉ trích mạnh mẽ. Trên thực tế, chính phủ cánh tả Moon Jae-in, vốn kế thừa Chính sách Ánh dương, đã thực hiện các chính sách thân Triều Tiên và thân Trung Quốc ở mức độ lớn. Do đó, nếu đảng cầm quyền thua cuộc trong cuộc bầu cử, các chính sách của chính phủ Moon Jae-in có khả năng bị sửa đổi hoàn toàn.
Cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm sau tự nó đã là một sự kiện chính trị và một cuộc bầu cử quốc gia. Tuy nhiên, ý nghĩa và ảnh hưởng của nó vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Do hoàn cảnh đặc biệt của Bán đảo Triều Tiên và sự phát triển của quan hệ ngoại giao giữa các cường quốc láng giềng, cuộc bầu cử lần này vừa là cuộc bầu cử quốc tế vừa là cuộc bầu cử ngoại giao.
Bán đảo Triều Tiên luôn là khu vực chiến lược về địa chính trị. Về mặt lịch sử, nó cũng là một điểm xung đột giữa các quốc gia lục địa và các quốc gia vùng biển. Tình hình này vẫn không thay đổi cho đến tận hôm nay. Vũ tuyến thứ 38 chia bán đảo thành hai, đó là phòng tuyến Maginot giữa vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở phía nam và vùng ảnh hưởng của ĐCSTQ ở phía bắc.
Ngay sau Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, Nhật Bản được đưa vào tam giác an ninh do Hoa Kỳ dẫn đầu bao gồm cả Hàn Quốc. Liên minh này luôn là nền tảng trong chiến lược an ninh ngoại giao của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các cuộc tiếp xúc của chính quyền Moon Jae-in với chính quyền Triều Tiên và Trung Quốc đã gây ra những khác biệt nhỏ trong liên minh. Thêm vào đó, sự thiếu phối hợp giữa chính phủ Moon Jae-in và chính phủ Nhật Bản khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Điều thú vị là, ứng cử viên tổng thống đối lập đã bắt đầu chỉ trích đường lối chính sách của chính quyền Moon Jae-in đối với chính quyền Triều Tiên và Trung Quốc.
Do đó, theo định hướng tư tưởng của tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc và chính quyền của ông ta, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Mối quan hệ quyền lực giữa các nước láng giềng gắn chặt với mối quan hệ Bắc – Nam, do đó, mối quan hệ Bắc – Nam sẽ có tác động đáng kể đến quan hệ quốc tế xung quanh Bán đảo Triều Tiên.
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và ĐCSTQ đang tranh giành quyền bá chủ. Hai bên cố gắng kiềm chế phạm vi ảnh hưởng của nhau trên vĩ tuyến 38 về mặt quân sự và ngoại giao. Điều này có nghĩa là định hướng chính trị của chính phủ Hàn Quốc tiếp theo sẽ trở thành chìa khóa cho quan hệ Mỹ – Trung và cán cân quyền lực quốc tế.
Mặt khác, chính phủ tiếp theo của Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào hoặc liệu có nên tham gia vào “Đối thoại An ninh Bộ tứ” hay không.
Hoa Kỳ và các đồng minh, chẳng hạn như Úc, đang tìm kiếm những người tham gia tích cực để nâng cao sức mạnh của đối thoại an ninh bốn bên. Tất cả các dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ đóng vai trò then chốt trong khuôn khổ cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Vẫn còn 4 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo, và vẫn còn quá nhiều biến số về kết quả và hậu quả của cuộc bầu cử. Vào ngày 9/3/2022, công dân Hàn Quốc sẽ phải đưa ra lựa chọn cho tương lai của mình. Vào thời điểm này, cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Hàn Quốc sẽ thật sự là một sự kiện mang tính lịch sử.