Phụng Minh
Ông Biden và ông Tập Cận Bình đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 15 tháng 11 để tiến hành đối thoại về nhân quyền, Đài Loan và các vấn đề thương mại. Ông Biden nói với Tập Cận Bình trong bài phát biểu khai mạc rằng, hai nước cần xây dựng một “lan can” ý thức chung, và Tập Cận Bình cũng thừa nhận rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ giống như những con tàu khổng lồ đi trên biển và không thể va chạm. Tuy nhiên, sau cuộc gặp này, hai nước không ra thông cáo chung, được coi là dấu hiệu cho thấy quan hệ Mỹ – Trung chưa có cải thiện. Về vấn đề này, New York Times nhận xét rằng, ĐCSTQ hiện đang quyết tâm cạnh tranh với Hoa Kỳ để giành quyền bá chủ thế giới, và Đài Loan là ngòi nổ lớn nhất ngăn chặn quyền bá chủ của ĐCSTQ, theo SOH.
Liên quan đến cuộc gặp thượng đỉnh video giữa Tổng thống Hoa Kỳ Biden và Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình, tờ New York Times đã đăng một bài báo bình luận rằng, trên trường quốc tế, ĐCSTQ đã lợi dụng thành tích kém của Hoa Kỳ trong việc xử lý đại dịch, các vấn đề sắc tộc và việc rút quân khỏi Afghanistan, kết hợp với sức nặng của các tổ chức quốc tế, cùng với Nga, Iran, Cuba và các quốc gia khác, đã thành lập một “liên minh chống phương Tây” để cạnh tranh với Hoa Kỳ về vị trí lãnh đạo thế giới và dẫn đầu về công nghệ. Đồng thời Trung Quốc dự định cạnh tranh để giành ưu thế trong không gian và không gian mạng. Cộng với các giá trị tự do và nhân quyền, xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng và ngờ vực.
Bài báo dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói rằng, cách đối phó với quan hệ Mỹ – Trung là “ phép thử địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 21. ” Trên thực tế, kể từ khi soán ngôi quyền lực ở Trung Quốc năm 1949, ĐCSTQ đã là vấn đề chính gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ.
Bài báo chỉ ra rằng, ĐCSTQ đã theo đuổi chính sách “cải cách và mở cửa” và giữ thái độ khiêm tốn kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Trong thời đại của Tập Cận Bình , ĐCSTQ đã bắt đầu hô hào “Đông thăng, Tây giáng” (nghĩa là phương đông trỗi dậy và phương tây suy tàn), họ quyết tâm chống lại Hoa Kỳ và chiến đấu cho quyền bá chủ thế giới.
Bài báo cho rằng để ĐCSTQ thống trị thế giới, trước tiên nó cần thống trị ở Đông Á, và ngòi nổ lớn nhất ngăn chặn sự thống trị của ĐCSTQ ở Đông Á chính là Đài Loan , nơi mà ĐCSTQ ngày đêm muốn “thu phục” . Chính sách “mơ hồ chiến lược” của Hoa Kỳ ban đầu nhằm ngăn chặn Trung Quốc xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời cảnh báo Đài Loan nên kiềm chế lời nói và việc làm của mình. Hoa Kỳ đã dần dần mất đi sự mơ hồ của mình về vấn đề Đài Loan, do đó ông Biden trả lời khi được hỏi Mỹ có bảo vệ Đài Loan không, ông nói, ‘Vâng, chúng tôi có một cam kết.’
Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc ngay lập tức thanh minh rằng, điều này không có nghĩa là chính sách của Mỹ đã thay đổi.
Chánh văn phòng Bắc Kinh của “The New York Times” Steven Lee Myers và phóng viên từng đoạt giải thưởng báo chí Pulitzer, David E. Sanger đã viết ngày 17/11 rằng, cuộc gặp qua video giữa Tổng thống Biden và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không gây ra một vòng xoáy nguy hiểm, nhưng cũng không mang lại bất kỳ đột phá nào cho quan hệ 2 nước. Kết thúc cuộc họp kéo dài 3 tiếng rưỡi, hai nước thậm chí còn chưa thể đưa ra một thông cáo chung.
Bài báo viết rằng trong nhiều thập kỷ, hai nước thường ra thông cáo chung khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhưng hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất của Tập Cận Bình với Tổng thống Hoa Kỳ, tức là vào cuối cuộc gặp với Tổng thống Trump vào năm 2019, không có thông cáo chung là một dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa các nước đang xấu đi.
Hai bên chỉ nhấn mạnh những điểm mâu thuẫn lâu nay trong các tuyên bố của mình. Những tuyên bố như vậy tương đương với việc liệt kê sự không hài lòng của một bên với bên kia và hầu như không có chỗ cho sự thỏa hiệp.
Giọng điệu của cuộc họp này nhắc nhở mọi người rằng chính sách với ĐCSTQ của ông Biden và các cố vấn cấp cao của ông vẫn không thay đổi, rằng ĐCSTQ (có lẽ không thể tránh khỏi) là thách thức địa chính trị lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.