Lam Lam
Tờ “Sankei Shimbun” của Nhật Bản ngày 24/11 đưa tin, hai tàu đổ bộ liên hợp loại 071 của Hạm đội Biển Hoa Đông của ĐCSTQ đã đi qua vùng biển giữa đảo Yonaguni của Nhật Bản và Đài Loan vào giữa tháng này để đến vùng biển ngoài khơi Hoa Liên.
Bài báo dẫn lời một quan chức quen thuộc với quốc phòng Nhật Bản và Đài Loan chỉ ra rằng, hành động hải quân của ĐCSTQ lần này là “cực kỳ bất thường”. Phân tích chung đều coi bờ biển phía tây của Đài Loan mới là chiến trường chính cho các cuộc đổ bộ của ĐCSTQ. Vì bờ biển phía đông có nhiều vách đá, đặc biệt là Hoa Liên, địa hình không thuận lợi cho việc đổ bộ, và dãy núi Trung tâm có thể ngăn chặn sự xâm nhập của quân địch từ các quận và thành phố khác, nó được coi là một trong những huyết mạch quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến của Đài Loan đối với Quân đội ĐCSTQ.
Tuy nhiên, Hoa Liên có một bãi sỏi dài khoảng 10 cây số, ngoài sân bay Hoa Liên, gần đó còn có căn cứ Giai Sơn của lực lượng không quân có ý nghĩa chiến lược, vì vậy, báo cáo cho rằng cuộc đổ bộ mô phỏng lần này của quân đội ĐCSTQ khiến người ta phải suy ngẫm.
Các chuyên gia phân tích tình hình ở eo biển Đài Loan và xem xét một loạt các yếu tố. Giới quan sát cho rằng không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của tình thế nội bộ ĐCSTQ, đặc biệt là vào thời điểm Tập Cận Bình đang bận rộn trấn áp phe đối lập trong đảng và củng cố địa vị quyền lực của mình trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 vào năm sau.
Theo bài báo của Duowei.com vào ngày 24/11, các lực lượng chống Tập trong ĐCSTQ hy vọng có thể tạo áp lực ép Tập Cận Bình khai chiến.
Báo cáo này có tựa đề “Giang Trạch Dân: Vấn đề Đài Loan là mối quan tâm lớn nhất của tôi”. Bài báo nói về cách Giang Trạch Dân xử lý mối quan hệ ba bên giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đài Loan, đồng thời nhiều lần đề cập đến đề xuất “thống nhất Đài Loan bằng vũ lực” của Giang Trạch Dân. Bài báo cũng đề cập đến hai tuyên bố của Giang Trạch Dân về vấn đề Đài Loan lần lượt là “Nếu chúng ta muốn áp dụng hành động quân sự, thì nên làm sớm không chậm trễ”, và “Vấn đề Đài Loan không thể kéo dài mãi được, phải có thời gian biểu”.
Ngoại giới nhận thấy rằng, nghị quyết lịch sử thứ ba do Tập Cận Bình đưa ra ít nhấn mạnh về giải quyết vấn đề Đài Loan, nó chỉ được đề cập đơn giản trong 4 câu, hơn nữa không có những từ như “thống nhất vũ trang” và “thống nhất” . Trong bối cảnh đó, bài báo nêu trên của Duowei.com được coi là thế lực chống ông Tập đang có ý định tập hợp một liên minh trong quân đội để buộc ông Tập Cận Bình giải quyết vấn đề Đài Loan.
Tiếp nối bài báo trên Duowei.com, một bản tin của “Báo Quân đội Giải phóng” của ĐCSTQ vào ngày 24/11 thậm chí còn có nhiều hàm ý chính trị hơn.
Bài báo được đăng trên báo quân đội này khá nhạy cảm, có nhan đề là “Để nhìn thấy người của kẻ địch chỉ huy cuộc chiến”. Bài báo đề nghị “giao quyền chỉ huy cho tiền tuyến”.
Đối với ĐCSTQ, vốn khẳng định “quyền lực đến từ nòng súng”, ai kiểm soát và chỉ huy quân đội là một vấn đề chính trị. Tập Cận Bình trước đó đã nhiều lần nhấn mạnh “Trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy” và “Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội”. Bài báo quân sự của ĐCSTQ đã dám nói về quyền chỉ huy chiến tranh với tiêu đề “Để nhìn thấy người của kẻ địch chỉ huy cuộc chiến”, giống như muốn có được quyền lực trong tay Tập Cận Bình. Một bài báo được xét duyệt rất kỹ lưỡng có thể được đăng trên cơ quan ngôn luận của quân đội ĐCSTQ, điều này rất đáng được chú ý.
Diêu Thành, cựu trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân ĐCSTQ cư trú ở Hoa Kỳ, đã từng nhiều lần phân tích tình hình eo biển Đài Loan chỉ ra rằng, mặc dù Tập Cận Bình cần một cuộc chiến bên ngoài để giải quyết khủng hoảng nội bộ, nhưng ông ta cũng lo lắng rằng mình sẽ mất kiểm soát sức mạnh quân sự vì nền tảng yếu kém của mình trong quân đội. Sau khi ông Tập lên nắm quyền, việc đả hổ trong hệ thống quân đội khiến quân đội không một lòng với ông.
Do đó, giới chuyên gia cho rằng nếu Tập Cận Bình muốn giải quyết vấn đề eo biển Đài Loan, trước hết phải xem xét các yếu tố bên trong của ĐCSTQ.