“Vái to dái nhỏ” tùy miền
– Chữ viết tiếng Việt là chữ tượng thanh như tiếng Anh, Pháp hay Indonesia. Hầu hết những ngôn ngữ trên thế giới chưa có chữ viết (written language), nhất là tiếng của dân thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Các nhà ngôn ngữ học có thể thành lập chữ viết cho họ qua phân tích âm vị học đến cách viết (orthography).
Nói chung, chữ tiếng Việt là chữ tượng thanh, tức là viết dưa theo phát âm, “nói sao viết vậy”, không như tiếng Tàu. Nhưng thật ra cũng không hẳn là “nói sao viết vậy” đâu. Tiếng Anh, tiếng Việt cũng như những tiếng khác trên thế giới có rất nhiều ‘dialect’ (giọng), cùng một tiếng (language) mà người ở những vùng này nói khác giọng ( dialect) vùng kia
Có một số người Úc (Broad Australian English) không phân biệt hai âm vị khác nhau như sure/shore, poor/pour, do đó khi viết dễ bị nhầm. Đó không phải là khác ‘vùng’ mà khác về yếu tố xã hội (different sociolects).
Huế và Quảng Trị cách nhau khoảng 60 km, vậy mà cũng có phát âm khác nhau như giọng Quảng Trị phân biệt lan/lang, lân/lâng, cạn/cạng nhưng giọng Huế thì không.
Khi tạo ra chữ viết, ngữ học có khuynh hướng ‘thiên vị’ một giọng nói vùng nào đó. Ngay cả trong âm nhạc cũng vậy, người ta hay hát giọng ‘bắc’ dù là người Saigon.
Chữ viết tiếng Việt nhất quán một cách ‘huyền diệu’, dù lúc giai đoạn đầu mấy thế kỷ trước, ngành âm vị học còn thô sơ. Chữ viết tiếng Việt hiện nay dựa nhiều hơn vào giọng miền Bắc, nhất là về phương diện đánh đấu (ví dụ như phân biệt giữa dấu hỏi và dấu ngã như trong ‘nghỉ’ và ‘nghĩ’). Trái lại cũng thiên vị người Huế và nhiều vùng khác khi phân biệt hai chữ cái (graphemes) Tr và Ch trong phát âm và chữ viết, như trong chữ trăng/chăng, tro/cho, tri/chi.
Chữ viết tiếng Việt hiện nay dù dựa nhiều vào giọng Bắc, nhưng cũng phản ảnh cách phát âm của các giọng nói khác của Việt Nam như ‘tr’, ‘ch’ trong ‘tra-cha’, ‘tri-chi’, ‘tru-chu’, hoặc ‘s’ trong ‘sa’ và ‘x’ trong ‘xa’, trong khi giọng miền Bắc người nói không phân biệt như vậy.
Người miền Nam, nhất là trong lối nói thân thiện bình dân, thường phát âm ‘V’ bằng ‘D’ như chữ ‘vui’, ‘vái’, ‘vô’ như một bạn hiền người Nam đùa: “Khi cầu nguyện, cần người ‘dái’ to.”
Có vùng miền Nam phát âm ‘R’ bằng ‘G’ như ‘rộng’, ‘ru’, ‘rún’. Hoặc phát âm ‘S’ thành ‘X’ như chữ ‘sông’, ‘sân’, ‘sinh’.
Carol Chomsky (vợ Noam chomsky) đã đưa ra khái niệm “chính tả từ vựng” không hẳn phải theo phát âm hoàn toàn, như ‘refer/reference’, ‘economy/economic’, ‘divine/divinity’. Quan điểm của bà ấy là trong tiếng Anh, các từ có chung một gốc ý nghĩa (the meaning-sharing items directly), dù phát âm khác nhau không nên viết khác nhau. Quan điển của Chomsky không trùng hợp hoàn toàn với nguyên tắc “nói sao viết vậy”.
Điều thú vị là chữ viết sẽ tự thay đổi trong một thời gian dài như chúng ta đã thấy trong tiếng Anh. Giống như vạn vật, vũ trụ luôn thay đổi, ngôn ngữ cũng vậy… hy vọng không phải tình yêu (hehehe)