Văn Thiện
Twitter đã xóa bỏ hàng nghìn tài khoản liên kết với nhà nước Trung Quốc phản bác bằng chứng về việc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, như một phần của hoạt động tuyên truyền được tạo dựng một cách “đáng xấu hổ”, theo các chuyên gia tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI).
Hoạt động của Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh, các tài khoản có khả năng tự động và hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ giả, để phổ biến tuyên truyền của Bắc Kinh và đưa ra những lời chứng thực giả về cuộc sống hạnh phúc của họ trong khu vực. Mục đích của những hoạt động này là nhằm xóa tan bằng chứng về một chiến dịch đàn áp kéo dài nhiều năm, với các cuộc giam giữ, các chương trình cải tạo hàng loạt, và các cáo buộc cưỡng bức lao động và triệt sản.
Theo các nhà phân tích tại ASPI, nội dung từ 2.160 tài khoản mà Twitter đóng cửa thường được tạo dựng một cách “đáng xấu hổ” nhưng đã gây một mức độ xáo trộn “không thể chối cãi” xung quanh vấn đề này.
Theo ASPI, các tài khoản liên quan đến hoạt động của Trung Quốc gồm hai nhóm, lớn nhất là mạng lưới 2.048 tài khoản khuếch đại các câu chuyện của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến Tân Cương, và nhóm thứ hai gồm 112 tài khoản liên quan đến Changyu Culture, một công ty tư nhân đã được chính quyền khu vực Tân Cương ký hợp đồng để tạo các video về người Duy Ngô Nhĩ ủng hộ chính phủ.
Hơn 30.000 tweet từ mỗi mạng lưới đã được xác định, thường xuyên phản hồi lại các tweet về bằng chứng lạm dụng thông qua việc gắn nhãn “dối trá” dưới hashtag #StopXinjiangRumours (Tạm dịch: Ngăn chặn Tin đồn về Tân Cương), chia sẻ video mà họ cho là “sự thật” về Tân Cương hoặc phản đối nhắm vào các chính trị gia nước ngoài trong khi tự xưng là người Duy Ngô Nhĩ.
Shelby Grossman, nhà nghiên cứu của Đài quan sát Internet Stanford, cho biết: “Chiến thuật này đôi khi cũng hiệu quả. Twitter đã đình chỉ 2 tài khoản của nhà hoạt động, mặc dù cả hai cuối cùng đã được khôi phục”. Việc bị đình chỉ là một tình huống khó khăn cho các nhà hoạt động, vì việc phản đối khiếu nại về bản quyền có thể làm tổn hại đến nguồn của tài liệu chống chính phủ.
Sau khi phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu tại ASPI phát hiện ra phần lớn trong số tài khoản đó có liên quan đến nội dung khiêu dâm, những người hâm mộ phim truyền hình Hàn Quốc, và các tài khoản spam.
Nhà phân tích cấp cao Fergus Ryan của ASPI cho biết: “Họ tiếp quản các tài khoản và đưa ra nội dung thường khá phản cảm này… Nó quá vụng về, và thực sự không được thực hiện tốt cho lắm…”
Các dòng tweet cũng nhiều lần cố gắng gắn thẻ tài khoản của cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo những không thành công và đăng tải nhiều video liên kết với Changyu Culture, một kênh YouTube được chính quyền tỉnh Tân Cương hậu thuẫn nhưng đã bị đình chỉ.
ASPI cho biết kết quả của chiến dịch Trung Quốc là một loạt các tuyên truyền phi lý một cách hiển nhiên đối với hầu hết mọi người nhưng vẫn gây ra các mối lo ngại.
Phân tích của ASPI cho thấy, 97% tài khoản được xác định có ít hơn năm người theo dõi và 73% tài khoản không có ai theo dõi. Trong khi 98% các tweet không có lượt thích hoặc lượt retweet, 2% còn lại thường được các nhà ngoại giao và quan chức Trung Quốc retweet để thông tin tiếp cận nhiều người hơn.
Nhà nghiên cứu Albert Zhang của ASPI cho biết: “Mục tiêu không thực sự là những người hoài nghi chính phủ Trung Quốc, mà là cung cấp nội dung cho những người tin tưởng truyền thông nhà nước Trung Quốc và hoài nghi các phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây”.
Twitter đã công khai xung đột với chính quyền Trung Quốc về việc vi phạm nhân quyền. Hồi tháng 1 năm nay, công ty đã khóa tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ vì coi phụ nữ Duy Ngô Nhĩ là “những cỗ máy sinh con”.
Gần đây, nhân Ngày Nhân quyền Thế giới, các nhà chức trách Hoa Kỳ đồng thời ban hành các biện pháp trừng phạt tài chính và cấm thị thực đối với một loạt quan chức và thực thể trên khắp thế giới, bao gồm cả những người trong chính quyền Trung Quốc liên quan đến việc đàn áp người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công và các dân tộc thiểu số khác.
Văn Thiện