Liên hợp quốc sẽ sớm công bố các phát hiện về tội ác diệt chủng lạnh của ĐCSTQ tại Tân Cương

Trà Nguyễn

Diệt chủng Lạnh: Sự tàn bạo, dã man nhất mà con người từng biết đến do ĐCSTQ gây ra (NTDVN tổng hợp).

Văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết họ sẽ sớm phát hành báo cáo trong tuần tới về tội ác diệt chủng của ĐCSTQ tại Tân Cương; tội ác mà Liên Hợp Quốc trích dẫn rằng ‘vô cùng đáng lo ngại’, theo Reuters.

Cáo buộc ‘tội ác chống lại loài người’ bởi Liên hợp quốc

Reuters đưa tin Văn phòng Nhân quyền của Liên hợp quốc đang hoàn thiện đánh giá của về tình hình ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc; nơi những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, ngược đãi và buộc phải làm việc bất hợp pháp. Reuters trích lời một một phát ngôn viên của LHQ hôm thứ Sáu ngày 10/12/2021.

Ông Rupert Colville cho biết Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, bà Michelle Bachelet hy vọng sẽ công bố báo cáo của mình trong những tuần tới. Đại diện LHQ cũng cho biết thêm “không có tiến triển cụ thể” trong các cuộc đàm phán kéo dài với các quan chức Trung Quốc về vấn đề này.  Một hàng rào dây thép gai được xây dựng xung quanh trung tâm giáo dục kỹ năng nghề ở Dabancheng thuộc vùng Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc, vào ngày 4/9/2018. (Thomas Peter / Reuters)

Trước tuyên bố của LHQ, vào sáng ngày thứ Sáu 10/12/2021, một tòa án không chính thức có trụ sở tại Anh gồm các luật sư và nhà vận động cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm chính về tội ác (theo kết luận của phiên tòa) là: diệt chủng lạnh, tội ác chống lại loài người, tội ác tra tấn người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Tân Cương. Trung Quốc đã bác bỏ các kết luận của tòa án. Chế độ này coi toà án này là không có quyền xử phạt hoặc thực thi; thậm chí còn gọi đây là một ‘trò hề’. 

“Tòa án người Duy Ngô Nhĩ đã đưa ra nhiều thông tin đáng lo ngại liên quan đến việc đối xử [của chính quyền Bắc Kinh] với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương”, ông Colville nói trong một cuộc họp ngắn của Liên Hợp Quốc tại Geneva.

Ông nói: “Tất nhiên, chúng tôi [LHQ] đã xác định được các mô hình giam giữ, các biện pháp đối xử tùy tiện trong các trại lao động cưỡng bức; tất cả hành vi này xói mòn nhân quyền, văn hóa và xã hội nói chung”.

Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ trước phát ngôn này

Như mọi khi, Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ trước thông tin này; dù chưa phải là cáo buộc chính thức của LHQ. 

Phái đoàn Trung Quốc ở LHQ tại Geneva, tuyên bố rằng họ thường xuyên mở rộng lời mời về ‘chuyến thăm hữu nghị tới Trung Quốc’ cho Cao uỷ Nhân quyền liên hợp quốc, bà Michelle Bachelet. Phía Trung Quốc cũng mỉa mai rằng với giả định tội ác [không có thật] của Cao uỷ Nhân quyền LHQ, chuyến thăm hữu nghị không cách nào trở thành cuộc ‘điều tra’.  Các nhà ngoại giao “chiến lang” của chế độ Bắc Kinh cương quyết phủ nhận sự thật về cuộc diệt chủng lạnh tàn bạo, đẫm máu gây ra bởi ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ (Ảnh: Tổng hợp)

Phái đoàn của Trung Quốc tại LHQ còn lớn tiếng nhấn mạnh rằng bà Bachelet đã bị ‘thao túng chính trị bởi các lực lượng chống đối Trung Quốc tại Mỹ và Phương Tây’. Phát biểu này dường như ám chỉ rằng thế lực chống Trung Quốc ở Mỹ và Phương Tây đã thêu dệt lên tội ác này. 

Phát ngôn viên của LHQ, ông Colville cho biết những phát hiện của bà Bachelet cần được chia sẻ với chính quyền Bắc Kinh trước khi chúng có thể được công bố rộng rãi và ông hy vọng điều đó sẽ diễn ra trong vài tuần.

Tội ác diệt chủng lạnh là gì? 

Khác với diệt chủng nóng, sự tiêu diệt đầy bạo lực, dã man sát hại một nhóm nạn nhân trong một thời gian ngắn như cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái hay Pol Pot đối với người dân Campuchia. Diệt chủng lạnh diễn ra từ từ, tiêu diệt từ nhiều phương diện, dẫn tới hiện tượng giết chóc hàng loạt đối với một nhóm người, trong một thời gian dài. Sức tàn phá và sự dã man của diệt chủng lạnh vượt trên cả những cuộc diệt chủng trước giờ con người biết đến.

Trung Quốc chính xác đã thực thi một cuộc diệt chủng lạnh như vậy với dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. 

  • Dựa trên hình ảnh vệ tinh và các tài liệu thầu xây dựng chính thức, Viện Chính sách Chiến lược Úc đã phát hiện được hơn 380 cơ sở giam giữ bị phát hiện ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc.
  • Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), ĐCSTQ đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ kể từ năm 2017 và khiến vô số người khác thuộc dân tộc thiểu số này bị giám sát chặt chẽ và buộc phải triệt sản.
  • CFR báo cáo rằng mặc dù chi tiết về những hành động tàn bạo diễn ra trong các trại giam giữ và cải tạo tại Tân Cương còn hạn chế, nhưng những gì được những người trốn thoát khỏi Trung Quốc cộng sản tiết lộ là vô cùng gây sốc. Những người bị giam giữ tìm cách trốn khỏi Trung Quốc đã báo cáo về việc tra tấn vô nhân đạo được thực hiện đằng sau những bức tường rào kín bằng thép gai của mạng lưới giam giữ ở Tân Cương.
  • Ước tính 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã biến mất.
  • Ngày 21/10, tại Liên Hợp Quốc, 43 quốc gia đã cùng lên tiếng chỉ trích chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về những vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở vùng Tân Cương.

Hầu hết các quốc gia đều thực hiện các cuộc điều trần trước Quốc hội về tội ác này; xem xét báo cáo, bằng chứng, nhân chứng. Trên cơ sở đó thông qua Nghị quyết tại Quốc hội về tội ác chống lại loài người của Bắc Kinh, làm cơ sở áp đặt chính sách trừng phạt sau đó. 

Rất nhiều chính sách trừng phạt kinh tế, ngoại giao, báo cáo nhân quyền về tội ác này đã sớm công bố và thực thi. Có vẻ như, tuyên bố về tội ác diệt chủng lạnh – một tội ác man rợ chống lại loài người – của một chính quyền được thừa nhận, ở LHQ là khá muộn màng. 

Và nạn nhân của ĐCSTQ không chỉ là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người tu Phật ở Tây Tạng, nhóm nạn nhân nổi tiếng nhất chính là nhóm người tu luyện Pháp Luân Công; một môn tu thiền định trong Phật gia, nơi những người tu luyện mong muốn trở nên tốt hơn nhờ chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. 

Cuộc diệt chủng lạnh không chỉ ở người Duy Ngô Nhĩ

Cùng với cuộc diệt chủng lạnh người Duy Ngô Nhĩ, những người tu luyện Pháp Luân Công cũng bị diệt chủng lạnh bởi chế độ này kể từ 20/7/1999.

Cuộc đàn áp với người tu luyện Pháp Luân Công được các nhà điều tra độc lập đánh giá là đẫm máu; nó liên quan trực tiếp đến tội ác mổ cướp tạng được quân đội của chế độ này bảo kê.  Ngài Geoffrey Nice QC, chủ tịch Tòa án Trung Quốc điều tra vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng vào ngày đầu tiên của phiên điều trần công khai, London, Vương quốc Anh, ngày 8/12/2018. (Justin Palmer)

Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận The Victims of Communism Memorial Foundation tại Washington đã công bố một báo cáo mới để giúp các tổ chức và chính phủ giải tỏa những nghi ngờ và chấp nhận sự thật với cáo buộc về 14 năm mổ cướp nội tạng sống trên cơ thể các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc.

Báo cáo đã tóm tắt một số bằng chứng thuyết phục để minh chứng cho tội ác mổ cướp nội tạng sống trên cơ thể các tù nhân lương tâm, bao gồm cả bằng chứng về số lượng ghép tạng ở Trung Quốc gia tăng sau thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Theo đó, số lượng ca ghép gan cho bệnh nhân cấp cứu, hoặc cấy ghép theo yêu cầu gia tăng đáng kể từ sau năm 2000. Đây là một dấu hiệu cực kỳ mạnh của việc tồn tại một nhóm người hiến tạng sống, những người mà có thể bị thu hoạch nội tạng bất cứ lúc nào.

Trình bày nghiên cứu “Mua bán nội tạng và giết người ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc: Đánh giá lại bằng chứng”, ông Matthew Robertson nhấn mạnh: “Năm 2000, hoạt động của hệ thống cấy ghép bùng nổ”. Hàng ngàn bác sĩ và y tá được đào tạo. Số lượng bệnh viện thực hiện cấy ghép tăng từ 199 lên tới 1.000 vào năm 2000.”

“Tuy nhiên, qua giai đoạn năm 2000, số lượng án tử hình ở Trung Quốc giảm. Họ đã nhắm vào các nhóm tù nhân khác. Ví dụ, các bằng chứng phù hợp với việc thu hoạch nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công bao gồm việc xét nghiệm máu trong nhà tù, thậm chí  xét nghiệm máu nhiều lần. Đó là để tìm đối tượng nhận tạng phù hợp tiềm năng”.

Nói cách khác, những người hiến tạng còn sống được xét nghiệm trước để xác định trước đối tượng nhận thận, tim, gan và phổi phù hợp.

Báo cáo của tòa án trích dẫn một cuộc trò chuyện với phát ngôn viên của một bệnh viện ở Bắc Kinh. Người này cho biết rằng “phẫu thuật cấy ghép có thể được sắp xếp trong vòng một hoặc hai tuần”.

Báo cáo cũng cho biết: “Thời gian chờ đợi ngắn như vậy là không thể có trong thực tế hiến tạng thông thường. Ở đây cũng không thể giải thích là vận may. Việc xác định trước nguồn nội tạng cấy ghép là không thể có trong bất kỳ hệ thống cấy ghép tạng nào bởi vì nguồn nội tạng tùy thuộc vào người hiến tạng tự nguyện. Sự sẵn có của nội tạng trong khoảng thời gian ngắn như vậy chỉ có thể khả thi khi có một ngân hàng người hiến tạng sống sẵn sàng chết để thu hoạch nội tạng.

Tội ác mổ cướp tạng, phần đa xảy ra với các học viên Pháp Luân Công, một phần nạn nhân cũng là người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và tù nhân lương tâm ở Tây Tạng.

Cuối cùng, Liên Hợp Quốc đã lên tiếng sau hàng thập kỷ im lặng.

Trà Nguyễn

Related posts