Quay trở về chiến lược từng thất bại: Ngoại trưởng Mỹ tới Đông Nam Á để ngăn sự hung hăng Trung Quốc

Thanh Đoàn

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. (Ken Cedeno-Pool/Getty Images)

Chính quyền ông Biden sẽ tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh với các nước Đông Nam Á trong nỗ lực xây dựng mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Chuyến công du của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Antony Blinken, sẽ diễn ra vào tuần tới. Chuyến đi được cho là để tái thiết lại chiến lược thời Barack Obama với khu vực này.

Điểm đến đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du Đông Nam Á là thủ đô Jakarta của Indonesia; dự kiến vào ngày mai, thứ Hai (13/12/2021). Điểm đến tiếp theo là Malaysia và Thái Lan.

Đây là chuyến công du chính thức Đông Nam Á đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bước vào Nhà Trắng hồi tháng Giêng. Trong lịch trình của Nhà Trắng, không có nhắc tới Việt Nam cũng như các vấn đề về Biển Đông. 

Đông Nam Á đã trở thành chiến trường chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, tuyến đường thương mại quan trọng liên kết khu vực. Trung Quốc cũng đã gây áp lực quân sự và chính trị lên Đài Loan; nền kinh tế mà Bắc Kinh coi là thuộc về chủ quyền của họ. 

Ông Blinken sẽ theo đuổi mục tiêu của Biden; đó là nâng tầm cam kết với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lên mức “chưa từng có”. Theo đó Mỹ sẽ tập trung vào việc tăng cường cơ sở hạ tầng an ninh khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày một hung hăng hơn, gia tăng ‘bắt nạt’ các nền kinh tế nhỏ ở khu vực này. Ngoài ra, ông Blinken cũng thảo luận về tầm nhìn của Tổng thống Mỹ về một khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Á, Daniel Kritenbrink, nói với các phóng viên trước chuyến đi. 

Một chiến lược từng thất bại

Động thái này của Mỹ cũng nằm trong chiến lược làm suy yếu Trung Quốc thông qua tăng cường các liên minh kinh tế – quân sự với từng khu vực mà Bắc Kinh có ảnh hưởng trọng yếu. Chiến lược này không có gì mới mẻ, nó khá tốn kém và không mấy hiệu quả dưới thời cựu tổng thống Barack Obama; thời điểm đó ông Biden phục vụ nước Mỹ dưới vai trò Phó tổng thống. Thực tế chứng minh, các liên minh này thường lỏng lẻo; các nền kinh tế Đông Nam Á nhỏ bé thường không có chính kiến đủ mạnh mẽ trước sự cường hãn và phi pháp luật của Bắc Kinh mặc dù đã tham gia vào các liên minh với Mỹ. Có nhiều lý do để họ ứng xử như vậy; ví như ‘nước xa không cứu được lửa gần’. 

Chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ thời ông Obama qua các liên minh như vậy không chỉ giúp Trung Quốc nâng tầm ảnh hưởng ở Trung Đông, mà ngay tại Đông Nam Á, Bắc Kinh đã ngang ngược lấn chiếm, xây dựng biển đảo trái phép ở Biển Đông. Thời điểm đó, điều tất cả các nước Đông Nam Á làm là lên tiếng yếu ớt và Mỹ ra thông điệp phản đối. Thi thoảng Mỹ cũng gửi các tàu chiến tới khu vực này; nhưng tất cả không tạo ra được răn đe đáng kể với Trung Quốc. 

Chiến lược này thất bại thảm hại vì: (i) Mỹ tăng cường liên minh khắp nơi trên thế giới nhưng lại rút quân đồn trú ở nước ngoài; (ii) Với Biển Đông, Mỹ buộc tập đoàn khai thác dầu ở Biển Đông phải ngừng khai thác; điều này không khác gì bỏ trống chiến trường cho Trung Quốc đắc thủ; (iii) Trong khi cấp cho Trung Quốc cơ hội với Biển Đông, Mỹ không trừng phạt kinh tế, quân sự trước sự xâm lược của Bắc Kinh. Mỹ khi đó chỉ đơn giản là ‘ưu tiên ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông’; Mỹ nhận định vấn đề ở Biển Đông là tranh chấp mà không phải là xâm lược trái với luật pháp quốc tế. Với một quốc gia như Trung Quốc, các giải pháp ngoại giao, chứ không phải đòn đánh về kinh tế, quân sự, chính xác là điều họ vô cùng chờ đợi. 

Một ngư dân người Philippines chụp một bức ảnh cho thấy tàu của Trung Quốc trong khu vực bãi cạn Scarborough vào năm 2012. (Ảnh: Getty)

Dưới thời Obama, Trung Quốc đã có thể chiếm cứ khoảng 3.200 mẫu đất trên 7 địa hình ở Biển Đông.

Cách tiếp cận mềm mỏng và tư duy mơ mộng của chính quyền này đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội chiến lược kéo dài 4 năm để biến Biển Đông thành ao sau của Trung Quốc, và là khu vực nguy hiểm nhất trên hành tinh này, một thực tế mà phần còn lại của thế giới phải đối diện.

Theo báo cáo, từ năm 2010 đến năm 2016, 32 trong số 45 sự cố lớn được báo cáo ở Biển Đông liên quan đến ít nhất một tàu Trung Quốc. Ngư dân từ Philippines và Việt Nam thậm chí không thể đánh cá trong vùng nước của quốc gia mình một cách an toàn, và thường xuyên bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc cũng như các tàu đánh cá quân sự hóa của Trung Quốc quấy rối

Hải quân Trung Quốc cũng đã đáp trả các hoạt động “tự do hàng hải” của Hải quân Hoa Kỳ một cách ngày càng thách thức và hung hăng. Một số chuyên gia an ninh quốc gia dự đoán rằng cuộc chiến tranh Trung-Mỹ đầu tiên thực sự có thể xảy ra ở Biển Đông.

Tổng thống Obama coi đó là một tranh chấp nhỏ, và không muốn mạo hiểm sử dụng răn đe nhằm tránh đối đầu với Trung Quốc, từ đó có thể làm xáo trộn, ảnh hưởng đến mối quan hệ với quốc gia này. (Ảnh: Getty)

Ông Trump đã đảo ngược chiến lược này

Chính quyền Biden coi Đông Nam Á là quan trọng đối với nỗ lực đẩy lùi sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này chắc chắn không bao giờ là sai.  Nhà Trắng hiện cho rằng khu vực này đã không còn một cấu trúc hợp tác kinh tế chính thức nào để Mỹ có thể tham dự. Điều này xảy ra từ thời Tổng thống Mỹ Donald Trump; người đã từ bỏ chiến lược sử dụng liên minh của ông Obama để nâng cao vị thế của Mỹ, gìn giữ hòa bình cho thế giới. 

Ông Trump đã từ bỏ một thỏa thuận thương mại khu vực vào năm 2017. Trang Reuters, khi đưa tin về việc chính quyền ông Biden quay trở lại Đông Nam Á đã nhận định rằng: việc ông Trump làm “đã hạn chế khả năng gây ảnh hưởng của nước này, trong khi Bắc Kinh trỗi dậy”. Điều này có đúng không? 

Thực ra Trung Quốc đã suy yếu và buộc phải ngừng bành trướng trên Biển Đông dưới thời ông Donald Trump. Không sợ làm mếch lòng Bắc Kinh; thiết kế chính sách để làm thay đổi hoàn toàn quan hệ với Bắc Kinh, ông Trump đảo ngược chính sách thời Obama: (i) Tăng cường quân đồn trú ở nước ngoài; (ii) rút khỏi liên minh tốn kém và không hiệu quả; (iii) Đánh vào tử huyệt thương mại của Trung Quốc; thắt chặt các dòng chảy tài chính hỗ trợ nước này hung hăng; (iv) Trừng phạt các thực thể kinh tế, quân sự đánh cắp công nghệ, hút vốn thiếu minh bạch trên thị trường Mỹ và quốc tế; (v) không coi Biển đông là ‘tranh chấp’ mà chính quyền ông Trump ủng hộ phán quyết La Hay, phản đối tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông; (vi) hỗ trợ kinh tế, quân sự cho các đồng minh… 

Tàu tuần duyên Trung Quốc (phía sau) đi cạnh tàu tuần duyên Việt Nam (phía trước) gần giàn khoan dầu mà Trung Quốc thiết lập trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, ảnh chụp ngày 14/52014 . (HOANG DINH NAM / AFP qua Getty Images)

Thái độ rõ ràng đi kèm các động thái cụ thể về quân sự, kinh tế mới thực sự khiến các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á tin tưởng Mỹ và đứng lên chống lại Bắc Kinh. 

Chính quyền Trump đã chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách tuyên bố vào tháng 7/2020 rằng Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết của La Hay năm 2016 và phản đối một số tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

Cùng tháng, Hải quân Mỹ đã điều hai tàu sân bay đến vùng biển gần Biển Đông khi Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận lớn. Sau sự dẫn dắt của Mỹ, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã xoa dịu Bắc Kinh kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2016, gần đây đã yêu cầu Bắc Kinh tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả phán quyết của The Hague để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông.

Liệu chiến lược chống Trung của ông Biden có khác thời ông Obama? 

Đây vẫn là một câu hỏi ngỏ. Hiện tại, theo thông cáo báo chí, chính quyền ông Biden vẫn chưa xác định chính xác khung kinh tế dự kiến. Mặc dù vây, Kritenbrink cho biết họ sẽ tập trung vào tạo thuận lợi thương mại, nền kinh tế kỹ thuật số, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và các tiêu chuẩn công nhân.

Các nhà phân tích và ngoại giao cho biết Blinken có thể sẽ tìm cách thu hút các quốc gia bằng cách trình bày triển vọng đưa các công ty Mỹ chuyển địa điểm sản xuất khỏi Trung Quốc; đây được xem như một phần trong nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng và phát triển thị trường tài chính cho khu vực. Nhưng kế hoạch này chưa có hứa hẹn khả năng tiếp cận gia tăng vào thị trường Mỹ mà Đông Nam Á luôn khao khát. 

Matthew Goodman, chuyên gia kinh tế khu vực tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế cho biết trên Reuters, “Những gì đã được triển khai cho đến nay có nhiều hứa hẹn, nhưng nó cần phải được bổ sung.”

Một nhà ngoại giao châu Á cho biết chính quyền Biden đã thể hiện sự nghiêm túc trong mong muốn tăng cường gắn kết với Đông Nam Á thông qua một loạt các chuyến thăm cấp cao trong năm nay. Ví dụ như việc ông Biden tham gia các hội nghị thượng đỉnh khu vực và hợp tác an ninh lâu dài.

Ông nói: “Nhưng họ không có phản ứng với Trung Quốc về nền kinh tế. “Người Trung Quốc đã đi trước cuộc chơi 20 năm. Mỹ cần phải làm gì đó để giúp các nước Đông Nam Á kém phát triển hơn. Gửi tàu sân bay thôi là chưa đủ.” (theo Reuters). 

Các nhân vật cấp cao của chính quyền Biden, bao gồm cả nhà hoạch định chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương Kurt Campbell, nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải cạnh tranh hiệu quả hơn về kinh tế trong khu vực với Trung Quốc. Nhưng việc khôi phục lại thỏa thuận thương mại mà ông Trump từ bỏ sẽ rất khó khăn; đặc biệt sau hai nhiệm kỳ ‘đáng thất vọng’ của ông Barack Obama với chiến lược này. 

Goodman nói “Nếu bạn là Việt Nam, Indonesia hay Thái Lan, bạn muốn trở thành nơi mà Apple có thể tái định vị khả năng lắp ráp của mình”, ông nói.

“Vì vậy, có rất nhiều điều thú vị trong đó đối với các quốc gia này, nhưng có rất nhiều chi tiết cần được cung cấp trước khi họ bị thuyết phục.”

Ngoài các vấn đề về kinh tế, không biết chiến lược tăng cường liên minh ở Đông Nam Á của Mỹ dưới thời ông Biden có gì khác biệt về các cam kết quân sự, chính trị như thời Obama hay không. Đây vẫn là một câu hỏi ngỏ mà Đông Nam Á đang rất chờ đợi câu trả lời. 

Thanh Đoàn

Related posts