Đối với mạng 5G hoặc 5G trở về trước, thì trạm gốc của nó đặt trên mặt đất. Nếu ĐCSTQ muốn kiểm duyệt, tổ chức này có thể chặn hoặc kiểm soát lưu lượng những trạm gốc ấy.
Nhưng đối với mạng 6G thì thiết bị truy cập trực tiếp với vệ tinh mà không có bất cứ sự ngăn trở nào. ĐCSTQ muốn kiểm duyệt thì không thể bắn hạ những vệ tinh đó bởi vì đây là tài sản của Hoa Kỳ hoặc của các đồng minh, nếu tổ chức này dám làm vậy sẽ rước hoạ ‘sát thân’.
Lúc này ‘vạn lý tường lửa’ mà ĐCSTQ dày công xây dựng sẽ trở nên vô hiệu, khi đó những lời dối trá của nó sẽ bị vạch trần. Tổ chức này không có tính khả tín, đồng thời cũng không có tính hợp pháp (1), đương nhiên nó sẽ đối mặt với nguy cơ sụp đổ.
Là người có am hiểu trong lĩnh vực truyền thông mạng (2), đồng thời là chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự – Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 9/12, nhân tiện nói về việc các nền dân chủ do Hoa Kỳ đứng đầu đã tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh diễn ra vào năm sau, Giáo sư Chương đã chỉ ra đặc điểm của mạng 5G, 6G; từ đó nhận định 4 thế lực đang nắm giữ thế giới. Trong đó, thế lực thứ hai – ĐCSTQ khả năng cao sẽ bị thế lực thứ tư – công ty công nghệ cao lật đổ, nhưng thế lực thứ nhất – ‘tín ngưỡng và văn hoá truyền thống’ giành chiến thắng mới là thắng lợi thật sự của nhân loại.
Sự thể rốt cuộc ra làm sao, Giáo sư Chương đã phân tích lần lượt như sau.
Mỹ – Âu – Nhật – Hàn ‘liên thủ’ xây 6G
Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản hiện đang đứng cùng nhau trong lĩnh vực ngoại giao, nhân quyền, đồng thời họ cũng tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh diễn ra vào năm sau 2022. Hiện nay họ cũng ‘liên thủ’ trong cuộc chiến chống phong toả internet của ĐCSTQ.
Ngày 8/12, tờ ‘Nhân dân nhật báo‘ đăng bài viết dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã với tiêu đề: ‘Phân tích tin tức: Mỹ có ý gì khi lôi kéo đồng minh xây dựng Liên minh 6G?’, trong đó nói rằng: “Vào tháng 10/2020 Liên minh Giải pháp Công nghiệp Viễn thông Hoa Kỳ dẫn đầu trong việc xây dựng ‘Liên minh thế hệ G tiếp theo’.
Các nhiệm vụ chiến lược của liên minh bao gồm: thiết lập một lộ trình chiến lược 6G, thúc đẩy chính sách và ngân sách liên quan đến 6G, quảng bá toàn cầu về công nghệ và dịch vụ 6G v.v. Hiện tại đã có Qualcomm, hàng chục gã khổng lồ trong ngành thông tin và truyền thông như Apple, Samsung, Nokia (châu Âu) đã tham gia. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE đã bị loại”.
Có thể thấy rằng toàn thế giới đang thúc đẩy internet thế hệ tiếp theo, đặc biệt là internet di động tốc độ cao. Vào tháng 4 năm nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đưa ra một tuyên bố chung nói rằng: hai nước sẽ đầu tư 4,5 tỷ đô-la Mỹ (hơn 90 nghìn tỷ đồng) cho nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G. Sau đó vào tháng 6, Bộ Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch ‘Nghiên cứu và Phát triển 6G’ (R&D 6G), trong đó bố sẽ đầu tư 220 tỷ won (4400 tỷ đồng) trong 5 năm tới để nghiên cứu công nghệ 6G.
Những đặc điểm của 6G
Giới học thuật cho rằng 6G có nhiều chỉ số tiên tiến hơn 5G rất nhiều lần. Về tốc độ, điện thoại bây giờ chủ yếu là 4G, tốc độ tải xuống khoảng vài chục MB/giây; 5G có thể đạt đến GB/giây; nhưng lên đến 6G thì tốc độ có thể gấp hàng chục hoặc hàng trăm lần.
6G bao gồm một số phương diện như: điện thoại di động (Cellular Phone); liên lạc qua vệ tinh, máy bay không người lái; có thể xây dựng một mạng lưới tích hợp Thiên – Không – Hải – Địa (trên không, bầu trời, trên biển, mặt đất) để đạt được kết nối toàn cầu. Hơn nữa, độ trễ đầu cuối, độ tin cậy, mật độ kết nối… của 6G có cải tiến lớn hơn so với 5G.
Với cơ sở như vậy, người ta còn có thể xây dựng một thế hệ ô tô kết nối mạng thông minh mới, robot nối mạng v.v. Do đó triển vọng ứng dụng của 6G rất rộng và nó có thể là cơ sở hạ tầng của tương lai.
Với những ưu thế như vậy, câu hỏi đặt ra là: tại sao ĐCSTQ lại sợ 6G như thế?
6G khiến ĐCSTQ sợ hãi vì vô hiệu hoá được ‘vạn lý tường lửa’
6G đã đề xuất một khái niệm chính là: ‘mạng lưới tích hợp Thiên – Không – Hải – Địa’ để đạt được kết nối toàn cầu. Điều này nghĩa là: chỉ với một chiếc điện thoại di động, bạn có thể kết nối với vệ tinh bất cứ lúc nào, thậm chí đi đi thuyền trên biển.
Ví như khi đi du thuyền, về cơ bản internet rất hạn chế, bởi vì trạm gốc ở đất liền không thể cung cấp tín hiệu cho bạn, bạn phải dựa vào thiết bị thu vệ tinh gắn trên du thuyền. Mà vệ tinh truyền thống là vệ tinh quỹ đạo cao, cách Trái Đất 36 nghìn km, do đó tốc độ internet trên du thuyền sẽ rất chậm, thậm chí nhiều khi không bắt được mạng.
Sau này nếu có 6G, điện thoại của bạn có thể kết nối trực tiếp với các vệ tinh quỹ đạo thấp trên bầu trời. Những vệ tinh này chỉ cách Trái Đất khoảng 550 km, cho nên chỉ cần một bộ thu nhỏ. Vốn dĩ iphone 13 có thể đặt một thiết bị để bắt sóng từ vệ tinh quỹ đạo thấp, nhưng vì hệ thống vệ tinh này chưa hoạt động nên chưa được tích hợp vào. Nếu hệ thống này vận hành, thì những chiếc điện thoại đời sau sẽ trang bị tích hợp thiết bị thu sóng vệ tinh.
Là người am hiểu về truyền thông mạng, Giáo sư Chương đánh giá, ‘mạng lưới tích hợp Thiên – Không – Hải – Địa’ là uy hiếp cực lớn đối với ‘vạn lý tường lửa’ của ĐCSTQ, vì nó thay đổi cơ bản cách thức người dùng truy cập internet. Đối với mạng 5G hoặc 5G trở về trước, phương thức truy cập là thông qua nhà cung cấp dịch vụ ở trên mặt đất. Bất kể là trạm gốc cho điện thoại di động, cáp quang, hay cáp đồng trục, người ta luôn kiểm soát được lưu lượng truy cập vào ‘cổng ra quốc tế’.
ĐCSTQ giám sát người dân Trung Quốc bằng cách đặt một ‘tường lửa’ trước cổng ra quốc tế này, nói một cách thông tục là xây dựng một nhà tù kỹ thuật số. Nhưng nếu người dùng truy cập mạng thông qua vệ tinh hoặc máy bay không người lái, họ có thể kết nối thông qua vệ tinh, trực tiếp vượt qua tường lửa của ĐCSTQ từ thiết bị đầu cuối của chính mình.
Điều này bản thân dự án Starlink của Musk có thể làm được giống như 6G. Như vậy lúc này người dùng cần có 2 điều kiện. Một là thiết bị nhận. Thiết bị nhận này không lớn, có thể được trang bị trên điện thoại di động sau này hoặc tự chế tạo. Hai là, trong tương lai nếu 6G có thể phá tường lửa của ĐCSTQ, hệ thống này có thể mở cho người Trung Quốc miễn phí hoặc thu phí, trên cơ bản không cần sử dụng cơ sở hạ tầng internet của Trung Quốc. Vậy nên công nghệ 6G này sẽ khiến tường lửa của ĐCSTQ hoàn toàn vô dụng.
ĐCSTQ luôn lấy khống chế thông tin làm mạch sống, nó dựa vào lừa dối để duy trì chính quyền, nhưng dối trá sẽ tự nhiên sẽ tan rã trước sự thật. Do đó chính quyền này thực sự sẽ đối mặt với nguy cơ sụp đổ.
4 thế lực nắm giữ thế giới: thế lực thứ nhất giành chiến thắng mới là thắng lợi thực sự của nhân loại
Mọi người thường nói là ‘chống ĐCSTQ, chống ĐCSTQ’, trên thực tế có một số lực lượng chống ĐCSTQ, tức là chống chủ nghĩa Mác – Lênin.
Là một người am hiểu lịch sử và chính trị, đồng thời cũng là người có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương cho rằng: có 4 lực lượng/thế lực đang tranh giành quyền chủ đạo thế giới.
Lực lượng thứ nhất là tín ngưỡng và văn hoá truyền thống. Đây là lực lượng chính diện, có nguồn gốc từ Thần, là những người có tín ngưỡng, ví như: những người của phái bảo thủ (bảo vệ truyền thống), những tín đồ Cơ đốc, những người tu Phật, tu Đạo, hoặc chiểu theo giá trị Chân – Thiện – Nhẫn v.v.
Lực lượng tín ngưỡng và văn hoá truyền thống này muốn con người có thể sinh sống theo phương thức truyền thống, tín ngưỡng Thần Phật. Đây là lực lượng thứ nhất.
Lực lượng thứ hai là ĐCSTQ với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Lực lượng thứ ba là cánh tả phương tây với chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’.
Và lực lượng thứ tư là các công ty công nghệ cao.
4 lực lượng này đang tranh giành quyền thống trị xã hội. ĐCSTQ chiếm 1 trong số đó, 3 lực lượng còn lại đều muốn tiêu diệt ĐCSTQ.
ĐCSTQ là chủ nghĩa Mác – Lênin giảng bạo lực cách mạng, kỷ luật thép, phục tùng tuyệt đối. Cánh tả phương tây là chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’ còn gọi là ‘chủ nghĩa làm tan rã’ (chủ nghĩa giải cấu – deconstruction).
Một bên là phải nghe lời, còn một bên là chủ nghĩa vô chính phủ, một khi chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’ xâm nhập vào Trung Quốc, nó sẽ ‘giải cấu’ (làm tan rã) chủ nghĩa Mác – Lênin của ĐCSTQ. Do đó ĐCSTQ và cánh tả phương tây đối chọi nhau về hình thái ý thức.
ĐCSTQ giảng ‘vô Thần luận’, cho nên nó cũng đối chọi với lực lượng thứ nhất.
Còn lực lượng thứ tư – ‘công nghệ cao’ không đến từ cánh tả phương tây, cũng không đến từ Thần, nguồn gốc của công nghệ cao lại không hề đơn giản.
Nguồn gốc của công nghệ cao: đến từ… người ngoài hành tinh?
Còn nhớ vào năm 2016 đã diễn ra cuộc chiến giữa người và máy. Đây là lần đầu tiên con người thấy được sức mạnh của trí tuệ nhân tạo – AI. Thời điểm đó, kỳ thủ hàng đầu của Hàn Quốc là Lee Sedol đã chơi cờ với AlphaGo – trí tuệ nhân tạo do Google phát triển. Sau đó Lee Sedol kết thúc cuộc chơi với 4 trận thua và chỉ 1 trận thắng, nghĩa là kỳ thủ này vẫn còn thắng một trận.
Năm 2017, công ty trí tuệ nhân tạo DeepMind của Google đã tiến thêm một bước nữa để hoàn thành AlphaZero. AlphaZero này đã dùng kỹ thuật AI tiên tiến hơn AlphaGo, nó chỉ dùng những quy tắc cơ bản, không có kinh nghiệm từ bất kỳ ai (như một trang giấy trắng), hoàn toàn là tập luyện từ đầu.
AlphaZero đã quét AI của các các loại cờ khác nhau. Dưới điều kiện tương đồng, hệ thống này chỉ được đào tạo trong 8 giờ, chỉ cần nói quy tắc, nó sẽ tự học và thử nghiệm. Trải qua 8 giờ huấn luyện, nó đã đánh bại AlphaGo – AI đánh bại kỳ thủ Hàn Quốc Lee Sedol; trải qua thêm 4 giờ nữa, nó đánh bại Stockfish – AI lợi hại nhất trong làng cờ quốc tế trước đây; thêm 2 giờ huấn luyện nữa, nó đánh bại AI Elmo của Nhật Bản – AI cờ tướng mạnh nhất thế giới.
Loại công nghệ cao này đã thể hiện một sức mạnh vô cùng đáng sợ và lợi hại. Vậy thì công nghệ cao này đến từ đâu?
Giáo sư Chương đã trích 2 đoạn đánh giá của 2 bậc thầy trong nghề. Đầu tiên là đại cao thủ cờ vua Đan Mạch – Peter Heine Nielsen, anh ta nói rằng: “Tôi vẫn luôn đoán rằng, nếu có một loài xuất sắc hơn chúng ta xuống địa cầu, sau đó tiết lộ cho chúng ta cách mà họ chơi cờ là gì, tôi cảm thấy bây giờ mình đã biết rồi”. Ý của anh ấy là, khi nhìn AI chơi cờ, anh cho rằng đó là một ‘loài xuất sắc’ hơn con người chơi cờ. Mọi người có thể tự suy nghĩ ‘loài xuất sắc’ đó là gì.
Thứ hai là nhà sáng lập DeepMind – Demis Hassabis đã đánh giá cách AlphaZero chơi cờ như sau: “Cách nó chơi cờ không giống con người, cũng không giống chương trình, mà là phương pháp của loài thứ 3, gần như là cách chơi của người ngoài hành tinh”.
Từ 2 nhận xét trên có thể thấy rằng, công nghệ cao cũng là một thế lực muốn thống trị thế giới.
4 lực lượng bao gồm: tín ngưỡng và văn hoá truyền thống, ĐCSTQ với chủ nghĩa Mác – Lênin, cánh tả phương tây với chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’, và công ty công nghệ cao; họ đều đang tranh giành quyền thống trị thế giới.
Mỗi lực lượng này đều kỵ nhau, do đó công ty công nghệ cao cũng có thể trở thành lực lượng tiêu diệt ĐCSTQ. Nhưng Giáo sư Chương nhìn nhận, chỉ khi lực lượng thứ nhất là ‘tín ngưỡng và văn hoá truyền thống’ chiến thắng, đó mới là thắng lợi thật sự của nhân loại.
Mạn Vũ
Chú thích:
(1) Trong lịch sử Trung Hoa hay thế giới, khi một chính quyền mới thành lập, nó phải chứng minh được tính hợp pháp của nó là dựa vào điều gì để chấp chính? Trung Quốc cổ đại là ‘quân quyền Thần thụ’ – quyền vua Trời trao, còn ở phương tây là bầu cử dân chủ.
Nhưng nếu ai đó hỏi ĐCSTQ dựa vào điều gì để chấp chính, nó không thể nói ‘quân quyền Thần thụ’ vì nó giảng Vô Thần luận, nó cũng không có bầu cử dân chủ, do đó ngay từ những ngày đầu thành lập, tổ chức này đã không có tính hợp pháp.
(2) Giáo sư Chương Thiên Lượng là Tiến sĩ Truyền thông mạng, đồng thời có chứng chỉ của Cisco – công ty hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và kết nối mạng.