Các công ty Trung Quốc khác có thể theo chân Didi rời Wall Street giữa cuộc đàn áp của Bắc Kinh

Jenny Li

Một tài xế taxi sử dụng ứng dụng Didi Chuxing khi lái xe dọc theo một con phố ở Quế Lâm, vùng Quảng Tây phía nam Trung Quốc hôm 13/05/2016. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)Mỹ – Trung

Hôm 02/12, gã khổng lồ gọi xe trực tuyến Didi Chuxing (Didi) của Trung Quốc đã thông báo rằng họ đã hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York và chuyển đến Hồng Kông, sau khi bị điều tra chính thức 4 tháng. Việc rút lui của Didi có liên quan đến việc Trung Quốc giữ bí mật về dữ liệu, cũng như các quy định nghiêm ngặt mới của Hoa Kỳ liên quan đến các công ty Trung Quốc trên thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ.

Theo các chuyên gia, sự thay đổi đột ngột của Didi được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một ngày trước khi công bố hủy bỏ niêm yết của Didi, Uỷ ban Chứng khoán và Exchange Commission (SEC) đã hoàn thành các hướng dẫn thực hiện Luật Trách nhiệm Giải trình của các Công ty Ngoại quốc, ký bởi cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong tháng 12/2020.

Chủ tịch SEC Gary Gensler cho biết trong một tuyên bố: “Nếu bạn muốn phát hành chứng khoán ra công chúng ở Hoa Kỳ, các công ty kiểm toán sổ sách của bạn phải chịu sự kiểm tra của PCAOB [Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng].”

Ông Wang Xianbin, Giám đốc Viện Nghiên cứu Gasgoo, nói với  Reuters rằng có thể có một làn sóng hủy niêm yết đối với các cổ phiếu có dữ liệu lớn của Trung Quốc, đặc biệt là những cổ phiếu liên quan đến thông tin địa lý quốc gia và thông tin cá nhân.

Một bảng kỹ thuật số trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hiển thị các con số đóng cửa gần cuối ngày, tại Thành phố New York, hôm 02/12/2021. (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)

Trước khi hủy niêm yết, Bắc Kinh đã bắt đầu điều tra Didi theo luật an ninh mạng mới có hiệu lực khi Didi tham gia thị trường.

Hôm 10/06, Bắc Kinh áp đặt Luật An ninh Dữ liệu Quốc gia, sau đó một tháng vào ngày 10/07, ban hành một dự thảo về các quy định kiểm duyệt an ninh mạng. Theo báo chí nhà nước People’s Daily, các quy định yêu cầu “các nhà khai thác có thông tin cá nhân của hơn một triệu người dùng niêm yết ra công chúng ở ngoại quốc phải báo cáo với văn phòng kiểm duyệt an ninh mạng để được phê duyệt.”

Didi rơi vào trường hợp đó.

Công ty này ra mắt tại Wall Street  hôm 30/06 mà không có bất kỳ buổi lễ nào, theo với các luật và quy định mới. Theo một báo cáo ngày 16/09 từ South China Morning Post, vào thời điểm đó, công ty có hơn 15 triệu người dùng hàng ngày. Reuters đã báo cáo năm 2018 rằng Didi có 550 triệu người dùng ở Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc bắt đầu giám sát công ty vài ngày sau đó hôm 02/07. Hai ngày sau, ứng dụng của Didi bị gỡ xuống. Sau đó, các quan chức đã gỡ xuống 25 ứng dụng liên quan đến Didi hôm 09/07. Hôm 16/07, bảy bộ phận đã cùng nhau thực hiện cuộc điều tra về Didi.

Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm là trọng tâm chính của ĐCSTQ khi muốn chuyển các công ty sang Hồng Kông. Theo một báo cáo ngày 08/07 từ Bloomberg, Didi có một lượng lớn dữ liệu lớn, bao gồm dữ liệu của những người liên quan đến các cơ quan nhà nước hàng đầu, được thu thập từ năm 2015. Hai năm sau, Didi ra mắt ứng dụng theo dõi hồ sơ lái xe.

Cùng ngày với Didi bị hủy niêm yết, phụ trách khu vực Á Châu tại Cambridge Associates, Aaron Costello, nói với CNBC, “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã nói rõ rằng họ không còn muốn các công ty công nghệ niêm yết tại các thị trường Hoa Kỳ nữa vì việc niêm yết đặt các công ty dưới quyền của các cơ quan quản lý Hoa Kỳ.”

Theo Gensler, chủ tịch SEC, quyền tài phán của Hoa Kỳ bao gồm sự kiểm tra từ PCAOB, điều mà Trung Quốc và Hồng Kông “trong lịch sử” không tuân thủ.

Ông Costello nói thêm rằng ông dự tính gần như tất cả các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ sẽ được niêm yết trở lại tại Hồng Kông hoặc đại lục.

Luật an ninh hiện hành của Trung Quốc quy định các cơ quan giám sát chứng khoán ngoại quốc không được điều tra và thu thập bằng chứng tại Trung Quốc, và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán ở bên ngoài Trung Quốc.

Ông Zhang Chengyu, phó tổng giám đốc của Công ty quản lý tài sản Shiji Hongfan có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Reuters hôm 03/12 rằng ĐCSTQ có thể từ chối các công ty lớn khác của Trung Quốc có dữ liệu lớn nhạy cảm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Do Jenny Li thực hiện

Related posts