Không biết mọi người có chú ý không, khi bạn ngẩng đầu xem mặt trăng, cho dù là mùa xuân hạ thu đông, thì đều thấy mặt trăng như nhau, đó là vì mặt trăng luôn ngoảnh một mặt về phía trái đất, còn mặt kia thì chúng ta nhìn không thấy. Vậy mặt sau của mặt trăng trông như thế nào?
Năm 2011, đạo diễn Hollywood Michael Bay đã tiết lộ cho chúng ta. Trong phần đầu phim “Transformers 3: Vùng tối của mặt trăng”, phi thuyền bí mật mang theo… va vào mặt tối của mặt trăng. Sau khi vừa đáp xuống mặt trăng, Armstrong đã tìm thấy, anh mang bí mật hạt nhân về nước Mỹ. Giả định này rất giống thuyết âm mưu, nhưng cũng rất mới lạ, ít nhiều đã giúp đạo diễn Michael Bay lấy lại danh tiếng sau sự tụt dốc của Transformers 2.
Mặt tối của Mặt Trăng
Tại sao chúng ta không nhìn thấy mặt sau của mặt trăng? Theo cách giải thích của các nhà khoa học, là do “thuỷ triều khoá chặt”, tức là thời gian nó tự xoay một vòng và thời gian nó quay một vòng quanh trái đất như nhau. Nói một cách đơn giản là sự đồng bộ giữa mặt trăng và mặt trời, cho nên mặt trăng cứ luôn “ôm đàn tỳ bà che khuất nửa mặt.” Chúng ta ở trên trái đất chỉ có thể nhìn 51% của bề mặt mặt trăng, còn lại 49% kia thì cũng ta không thể nào nhìn thấy được.
Mặt trăng làm một vệ tinh, chu kỳ tự quay của nó và chu kỳ quỹ đạo của hành tinh mẹ trái đất vừa hay bằng nhau. Sự trùng hợp về mặt toán học này thực sự đáng kinh ngạc. Không chỉ như thế, còn có những sự trùng hợp khác nữa. Điều này không khỏi khiến cho người ta hoài nghi, mặt trăng có phải là một thiên thể hình thành tự nhiên? Chẳng hạn như bạn đi bộ trên bờ biển và nhặt được một chiếc đồng hồ bỏ túi, mở ra và xem thấy những cấu trúc cơ khí chặt chẽ và chính xác, thì liệu bạn có cho rằng chiếc đồng hồ đó là một kiệt tác được tạo ra một cách ngẫu nhiên của đại tự nhiên không?
Diện mạo thật của mặt tối của mặt trăng
Mọi người thường gọi mặt sau của mặt trăng là mặt tối của mặt trăng, gọi mà mặt tối là cách nói thông tục, chứ không phải nói rằng mặt sau của nó là tối, bởi vì tia sáng mặt trời có thể chiếu vào mặt sau của nó, đặc biệt là khi mặt trăng chuyển động về phía mặt trời, cũng chính là lúc nó di chuyển vào vị trí giữa mặt trời và trái đất, mặt sau của nó còn được chiếu rất sáng. Vậy nên, các nhà thiên văn học thường gọi mặt sau của mặt trăng là mặt viễn.
Người ta gọi là mặt tối có hai tầng ý nghĩa. Tầng ý nghĩa thứ nhất chính là nói khi tàu vũ trụ vận hành tới mặt viễn này, thì sẽ bị mất liên lạc vô tuyến với trái đất, một ý nghĩa nữa là giọng điệu của thuyết âm mưu.
Năm 1959, tàu thăm dò Mặt Trăng số 3 của Liên Xô cũ đã bay vòng quanh mặt trăng và đã chụp được mặt sau của mặt trăng, sau khi người ta phóng to ảnh lên, thì phát hiện được một nơi rất kì lạ, đó là trong bức ảnh có một thứ gì đó giống với tòa nhà hình vuông, điều này khiến người ta vô cùng sửng sốt.
Lẽ nào mặt sau của mặt trăng có sinh mệnh ngoài trái đất sống ở đó? Bởi vì chất lượng hình ảnh chụp được thời đó rất thấp, nên không có cánh nào để nhìn được rõ ràng hơn. Nhưng đây là một thông tin khá mới mẻ và đã có nhiều giả thuyết được đưa ra. Một số người nói rằng đó là căn cứ của người ngoài hành tinh hoặc đó là tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh. Và cũng có nhiều tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ra đời. Đây có lẽ là nguồn gốc ra đời của phim Transformers 3.
Vì vậy cách nói mặt tối của mặt trăng được nhiều người biết đến, vì vậy mặt tối ở đây cũng là một cách chơi chữ, không chỉ là ý nghĩa phía của mặt trăng mà con người chưa được biết đến, mà còn mang ý nghĩa là sự thật đang được che giấu. Theo đó, chúng tôi cũng sử dụng cách nói thông tục này, gọi mặt viễn của mặt trăng là mặt tối.
Đến năm 1968, tàu Apollo 8 của Hoa Kỳ đã bay quanh mặt trăng và du hành gia cuối cùng đã nhìn thấy mặt tối của mặt trăng bằng mắt thường. Tất cả những kỳ vọng tốt đẹp có thể nói là vỡ mộng trong chốc lát, vì toàn bộ mặt tối đều là những cái hố lớn nhỏ, giống rỗ mặt. Lúc đó phi hành gia nói với William Anders: Chúa ơi, đó giống như những đống cát mà con tôi chơi. Thông qua những bức ảnh chụp từ xa như thế này, thực sự không thấy có căn cứ nào của người ngoài hành tinh cả, nhưng một câu hỏi khác được đặt ra là tại sao cảnh quan ở mặt trước và mặt sau của mặt trăng lại khác biệt lớn như thế?
Mặt trước mặt trăng có một số vùng tối, chúng ta gọi là nguyệt hải. Gọi là hải là vì thói quen của con người trên trái đất, trên mặt trăng không có nước, nên đương nhiên không thể có đại dương thật. Kỳ thật là những vùng đất thấp. Đá ở trên bề mặt ở vùng đất thấp đó có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời khá thấp, nên khi nhìn từ trái đất chỗ đó nhìn tối hơn. Nhưng nhìn chung, mặt trước của mặt trăng, tức mặt đối diện trái đất, tương đối bằng phẳng.
Nhưng cái mặt sau giống như một khuôn mặt rỗ, một cái chuồng gà lộn xộn, có thung lũng, miệng núi lửa cao, không có nguyệt hải, hai mặt của mặt trăng có diện mạo hoàn toàn khác nhau, không có hành tinh nào trong hệ mặt trời giống như vậy cả. Tại sao vậy?
Nguyệt chấn – Sự rung động của mặt trăng khi có va chạm
Khi mọi người đều nghi hoặc, suy tư về mặt tối bí ẩn của mặt trăng, thì vào tháng 7 năm 1969, mọi người đều biết một sự kiện lớn đã diễn ra. Tàu Apollo 11 lần đầu tiên chở người lên mặt trăng. Phi hành gia Neil Armstrong đã lần đầu tiên đặt dấu chân của con người lên mặt trăng, ông đã nói câu nổi tiếng: Đây là một bước nhỏ đối với tôi nhưng là một bước tiến lớn của nhân loại. Lúc đó, quần chúng đứng trước TV đã vô cùng tự hào.
Bốn tháng sau khi tàu Apollo 11 trở về thành công, NASA tiếp tục phóng tàu Apollo 12, vốn ban đầu là tàu dự bị của tàu Apollo 11. Ban đầu NASA chuẩn bị tàu Apollo 12 để phòng tàu Apollo 11 bay lên mặt trăng thất bại thì sẽ phóng lên. Vì tàu Apollo 11 đã phóng thành công rồi, tàu Apollo 12 để không cũng chẳng làm gì, chi bằng phóng lên mặt trăng đi dạo xem sao.
Vào lúc 4:15 ngày 20 tháng 11 năm 1969, Giờ chuẩn của miền Trung Hoa Kỳ, các phi hành gia của Apollo 12 đã dùng khoang tàu vũ trụ va chạm vào bề mặt Mặt Trăng, lập tức tạo ra một rung chấn trên Mặt Trăng. Mặt trăng đã “rung chuyển” trong hơn 55 phút. Sự rung động tăng dần từ nhỏ đến lớn, mất khoảng 8 phút để đạt đến cường độ tối đa, và sau đó biên độ yếu dần cho đến khi biến mất. Quá trình này diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, và “dư âm” kéo dài rất lâu.
Những số liệu được ghi chép về vụ va chạm mặt trăng này khiến các nhà khoa học vô cùng sửng sốt, tại sao Mặt Trăng có thể rung động lâu như vậy?
Morris Yunke, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Động đất, đã mô tả một cách sinh động trong một chương trình thời sự trên truyền hình chiều hôm đó: “Để mô tả sự rung động này một cách trực quan, nó giống như rung chuông nhà thờ. Sóng xung kích từ tâm chấn lan ra xung quanh bề mặt của Mặt Trăng, chứ không phải truyền qua bên trong Mặt Trăng, giống như hiện tượng xảy ra khi gõ vào một quả cầu kim loại hoàn toàn rỗng”.
Các nhà khoa học quyết định thực hiện một vài thí nghiệm nữa. Thế là, sau khi Apollo 12 lập được “chiến công”, các phi hành gia của Apollo 13 đã dùng hoả tiễn tầng thứ 3 của phi thuyền điều khiển bằng sóng vô tuyến để nó lao xuống bề mặt Mặt Trăng, địa điểm được lựa chọn cách vị trí các phi hành gia Apollo 12 đặt máy đo địa chấn 140km.
Mọi người thử đoán xem, lần này Mặt Trăng đã rung chuyển trong bao lâu? Trận nguyệt chấn này kéo dài trong 3 giờ và 20 phút, sau đó mới dần dần kết thúc. Độ sâu của trận nguyệt chất này đạt 35 đến 40 km. Và nếu Mặt Trăng đông đặc như Trái Đất, thì các nhà khoa học ước tính rằng trận nguyệt chấn tương tự như vậy chỉ có thể kéo dài khoảng một phút.
Các chuyên gia về địa chấn của NASA đã vô cùng sửng sốt, không thể đưa ra lời giải thích một cách khoa học về lý do tại sao trận nguyệt chấn lại kéo dài lâu như vậy. Trừ phi nói rằng, Mặt Trăng là rỗng.
Thời đó, hai nước Mỹ và Liên Xô (cũ) đều rất quan tâm đến mặt trăng, tàu thám hiểm của hai nước thỉnh thoảng lại bay lên mặt trăng, mang về một số mẫu đá. Nhưng cuộc chạy đua thám hiểm không gian này tiêu tốn rất nhiều tiền của. Sau một thời gian, hai nước cũng đã dừng thám hiểm mặt trăng, mà không có nước nào tuyên bố lý do tại sao dừng lại. Đây hoàn toàn là bí ẩn ở tầm các quốc gia lớn của hành tinh. Mặc dù sau nhiều lần tàu thám hiểm lên mặt trăng cũng đã mang về rất nhiều mẫu vật, nhưng mặt trăng đối với con người vẫn chỉ là một ẩn đố rất lớn.
Bí mật của mặt trăng – Càng khám phá càng thêm bối rối
Đến năm 2020, lại càng có thêm nhiều chuyện kỳ lạ phát sinh, tàu thám hiểm Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã được phóng lên mặt sau của mặt trăng, đã bắt gặp một số tảng đá kỳ lạ, nó trông giống như một số cột đá hình nón trơn nhẵn.
Nhà nghiên cứu của NASA là P.Moriarty cho biết ông rất bối rối về điều này, ông nói nếu một cột đá hình tròn trơn nhẵn như thế được hình thành tự nhiên thì phải trải qua một thời gian rất lâu dài, còn phải có các tác động lặp đi lặp lại, cùng với áp suất tạo ra bởi tuần hoàn nhiệt và các dạng phong hóa khác trên bề mặt mặt trăng. Tất cả những yếu tố đó kết hợp lại mới có thể có khả năng hình thành một cột đá như vậy. Vậy thì vấn đề là ở đâu? Đó là tuổi của hòn đá này rất thấp, chưa đủ thời gian để có thể phong hoá đến hình dạng như thế.
Càng kỳ lạ hơn là ngày 7 tháng 10 năm 2021, trên tạp chí “Science” có đăng một bài viết với tự đề “Từ mẫu vật mà tàu vũ trụ Hằng Nga 5 mang về đo được tuổi và thành phần của đá bazan trên mặt trăng”. Tiêu đề này nghe có vẻ rất khó hiểu, nội dung bài viết không phức tạp. Chính là nói, mẫu đá mà tàu vũ trụ Hằng Nga 5 mang về, tuổi địa chất của nó khoảng 20 triệu năm.
Nơi lấy mẫu là một nguyệt hải gọi là Oceanus Procellarum. Nguyệt hải này có diện tích hơn 4 triệu km2, lớn hơn diện tích của Ấn Độ trên trái đất, loại đá này có vẻ là đá bazan sinh ra từ hoạt động núi lửa. Điều đáng chú ý là mẫu đá này so với mẫu đá mà trước đó tàu Apollo mang về thì niên đại nhỏ hơn gần 10 triệu năm. Các khoa học gia cảm thấy rất kỳ lạ, vì chiểu theo dòng thời gian, thì nham thạch núi lửa ở mặt trăng có niên đại thấp như vậy là rất vô lý.
Tác giả của bài viết cho rằng, theo quan điểm chủ lưu về lịch sử địa chất của mặt trăng sau 20 triệu năm. Mặt trăng đã bắt đầu lạnh đi, lượng dung nham từ núi lửa phun trào phải giảm đi rất nhiều rồi, vậy thì khi nguyệt hải Oceanus Procellarum hình thành, nguyên nhân gì khiến núi lửa trên mặt trăng được kích hoạt?
Vấn đề này cũng khiến các khoa học gia rất đau đầu. Khả năng thứ nhất là, các chất có tính phóng xạ còn lưu lại bên trong mặt trăng như Uranium, Thorium, Potassium. Chúng cung cấp năng lượng cần thiết kích hoạt núi lửa hoạt động. Nhưng điều khiến người ta bối rối là mẫu đá mà tàu Hằng Nga 5 lấy về hoàn toàn không thấy sự tồn tại của những chất phóng xạ đó. Cho nên tác giả cảm thấy khó lý giải. Đây quả thực là một ẩn đố.
Một tác giả của bài viết khác lại đưa ra một cách giải thích khác, cho rằng lực kéo của thuỷ triều do lực hút trái đất sinh ra đã cấp cho mặt trăng nhiệt lượng, khiến cho núi lửa trên mặt trăng hoạt động trở lại. Bởi vì 20 triệu năm trước, khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất gần hơn một nửa so với hiện nay, cho nên lực tác động đó có thể lớn hơn nhiều so với hiện nay. Lỗ hổng trong cách giải thích này cũng rất lớn. Bởi vì nếu loại lực kéo thuỷ triều này tồn tại, thì nó phải có tính ảnh hưởng toàn bộ, tác động lên toàn bộ bề mặt của mặt trăng, chứ không chỉ ảnh hưởng đến mỗi khu vực nguyệt hải Oceanus Procellarum. Vậy nên cách giải thích này cũng không thoả đáng.
Cho nên các nhà khoa học vật lý thiên thể chủ lưu hiện nay vẫn chưa đưa ra lời giải thích hợp lý cho vấn đề này. Vậy chúng ta hãy thử thay đổi tư duy, nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác.
Mặt trăng là phi thuyền thời tiền sử
Giả thiết rằng mặt trăng là do con người tiền sử tạo ra, thì có thể giải thích rất rõ ràng tất cả những vấn đề đó. Về vấn đề niên đại của mẫu đá được lấy về từ mặt trăng, có thể giải thích rằng, loại đá đó là do các thiên thạch va chạm với mặt trăng và được bổ sung vào mặt trăng sau này.
Ví như nói, mặt trăng nguyên thuỷ giống như một gầm xe ô tô, vào những thời kỳ bảo dưỡng khác nhau, các bộ phận của nó đã được thay thế. Nếu như trên một chiếc xe được sản xuất năm 1998, nhưng lại phát hiện ra một linh kiện được sản xuất vào năm 2008, thì bạn có cảm thấy kỳ lạ không? Tại sao linh kiện này lại là loại mới như vậy? Nếu như bạn nhìn nhận rằng chiếc xe đó là tự nhiên hình thành thì đương nhiên không thể giải thích được. Nhưng nếu bạn nhìn nhận rằng nó là do con người chế tạo ra, thì sẽ giải thích rất dễ dàng phải không?
Đó cũng chính là chỗ nan giải khi các nhà khoa học nghiên cứu về mặt trăng. Bởi vì các nhà khoa học đều lý giải từ mô hình diễn hoá địa chất. Còn nếu thay đổi cách nghĩ, mặt trăng là do con người tiền sử tạo ra, thì tất cả những nút thắt đó đều được giải khai.
Hiện tượng nguyệt chấn mà chúng ta đề cập ở trước, đã cho thấy mặt trăng là rỗng, điều này khiến người ta rất khó lý giải, một hành tinh đá làm sao có thể tự nhiên hình thành một kết cấu rỗng như thế? Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề theo góc độ rằng nó là do con người tiền sử tạo ra, thì liền dễ dàng giải thích. Chính là nó được thiết kế như thế, nếu thiết kế đặc ở trong, nó sẽ rất tốn kém nguyên vật liệu, còn thiết kế rỗng sẽ tiết kiệm kinh tế hơn nhiều.
Hơn nữa mặt trước của mặt trăng luôn ngoảnh về trái đất, cho nên khi một mảnh thiên thạch lao tới, thì sẽ bị lực hút của trái đất lôi ra, cho nên mặt trước của mặt trăng không dễ bị va chạm từ thiên thạch. Còn mặt sau của mặt trăng thì dễ bị thiên thạch va chạm vào hơn. Thời gian lâu, trông bề mặt giống như những vết rỗ trên bề mặt vậy. Cũng bởi vì hàm lượng kim loại trong vỏ đá của mặt trăng cao hơn của trái đất, hàm lượng Titan gấp khoảng 10 lần so với vỏ trái đất, khiến vỏ mặt trăng cứng hơn vỏ trái đất. Mặc dù mặt trăng không có tầng không khí bảo vệ, thường xuyên bị thiên thạch va vào, nhưng nó vẫn không có những cái hố sâu tạo ra bởi sự va chạm với các thiên thể.
Tóm lại, mặt trăng vẫn là một ẩn đố rất lớn đối với con người. Còn phải khám phá rất nhiều mới có thể giải khai được. Mặt trăng có phải là một vệ tinh tự nhiên hay không vẫn còn lại một nghi hoặc? Ít nhất thì quan điểm mặt trăng là nhân tạo có thể giải đáp được những vấn đề gian giải về mặt trăng. Hơn nữa, càng khám phá thêm lại càng khẳng định thêm cho quan điểm này. Chúng ta hãy cùng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Sherlock Holmes: Khi bạn đã loại bỏ những điều không thể thì điều cuối cùng, dù khó tin đến đâu, cũng chính là sự thật.
Theo Wenzhao.ca