Autumn Spredemann
Chính phủ xã hội chủ nghĩa của Argentina đang cố gắng ngăn chặn tỷ giá hối đoái tăng cao, suy thoái kinh tế, và siêu lạm phát, trong khi các cuộc đàm phán về đánh đổi và xóa nợ với Trung Quốc vẫn tiếp tục.
Quốc gia này đã có chuỗi thành tích về việc vỡ nợ, ngay cả trước khi Trung Quốc đồng ý cấp thêm 19 triệu USD cho chính phủ Argentina vào năm 2020.
Nhà phân tích quan hệ Trung Quốc và Mỹ Latinh Fernando Menendez nói với The Epoch Times rằng mặc dù các khoản cho vay của Bắc Kinh trong khu vực này có vẻ rủi ro theo quan điểm truyền thống, nhưng cuối cùng, chúng vẫn là nhiều nhất.
Ông Menendez nói: “Bởi vì nếu việc trả nợ không thành công, Bắc Kinh có thể tịch thu các tài sản.”
Theo giáo sư Nestor Castaneda, một thành viên của Viện Châu Mỹ và Đại học London, một phần lớn các vấn đề kinh tế của Argentina bắt nguồn từ sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế vĩ mô.
Nhà kinh tế học ông Martin Rapetti cho biết sản phẩm phụ của những chính sách này thể hiện rõ trong tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ngày nay ở Argentina là giống như thời chế độ Peronist năm 1974. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt đáng chú ý hiện nay: bất bình đẳng thu nhập cao hơn nhiều.
“Trong khi quá trình làm hồi phục tài chính của Trung Quốc đối với Argentina vẫn tiếp diễn, chúng tôi thấy một mô hình rõ ràng đang xuất hiện trên khắp châu Mỹ Latinh, đặc biệt là nơi các chính phủ xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.”
Mở rộng phạm vi tiếp cận của Trung Quốc
Một bản báo cáo tóm tắt của Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11/2021 đã nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc trong khu vực thông qua hoạt động cho vay và đầu tư.
Báo cáo này cho biết Trung Quốc đang làm sâu sắc hơn các mối quan hệ chính trị và quân sự chiến lược với các quốc gia Mỹ Latinh, lưu ý rằng sự hợp tác với các chế độ độc tài, như của ông Nicolas Maduro, đã tạo điều kiện cho “dân chủ thụt lùi” đáng chú ý ở Ecuador, Bolivia, và Venezuela.
Tại Venezuela, các khoản cho vay của Trung Quốc lên tới 60 tỷ USD, số tiền lớn nhất mà nước này trao cho một quốc gia ngoại quốc, nhưng Venezuela này vẫn sa lầy vào một trong những cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc nhất trong lịch sử.
Đầu năm nay, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã can thiệp và đồng ý giúp Ecuador trả hàng tỷ USD cho các khoản vay của Trung Quốc với điều khoản loại trừ Trung Quốc khỏi mạng viễn thông của nước này.
Khoản nợ của Ecuador đối với Trung Quốc bắt nguồn từ thời cựu tổng thống xã hội chủ nghĩa dân chủ, ông Rafael Correa, chính phủ của ông này đã vỡ nợ vào năm 2008.
Ông Menendez chỉ ra rằng việc Trung Quốc cho các chính phủ thiển cận về kinh tế vay tiền, với khả năng thâu tóm tài sản do các quốc gia gặp khó khăn tạo ra, là một nước cờ bậc thầy.
Ông nói, “Với tất cả những mỏ dầu ở Venezuela và việc Venezuela mất khả năng trả nợ Trung Quốc, quý vị nên hỏi ai sở hữu những mỏ đó lúc này.”
Venezuela cũng có trữ lượng dầu lớn nhất đã được chứng minh trên thế giới.
Một mẫu số chung giữa các chính phủ khác nhau ở Mỹ Latinh và mối quan hệ của họ với các khoản vay của Trung Quốc là bị hạn chế quyền tiếp cận các thị trường tín dụng khác để giải quyết nợ.
Theo Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, khi nảy sinh ở các nước đang phát triển, tình trạng này tạo ra một mô hình vay mà kết thúc trong sự phụ thuộc kinh tế.
Argentina đã 9 lần vỡ nợ đối với các chủ nợ ngoại quốc, 5 lần trong số đó là kể từ năm 1980.
Sự khác biệt chính giữa Trung Quốc và các nước cho vay ngoại quốc khác là Bắc Kinh miễn cưỡng [yêu cầu] tái cấu trúc hơn khi các chính phủ được mở rộng quá mức xuất hiện với túi tiền cạn kiệt.
Giành được bạn bè và phiếu bầu
Bỏ qua các thương vụ mua lại và cho vay tiềm năng, chính phủ Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn đến chỗ đứng chính trị và quân sự mà Trung Quốc đang đạt được thông qua các thương vụ này.
Một ví dụ đáng chú ý là việc thành lập một trạm vũ trụ do Quân đội Giải phóng Nhân dân điều hành ở khu vực Patagonia, miền nam Argentina vào năm 2015.
Theo Quốc hội Mỹ, việc xây dựng các dự án “để sử dụng kép” có tiềm năng tương tự ở châu Mỹ Latinh cấp cho Trung Quốc khả năng tăng sự hiện diện quân sự trong tương lai.
Hơn cả việc đạt được các tài sản, ông Menendez nói rằng Trung Quốc đang giành được những người bạn và số phiếu ủng hộ cho mình.
Ông giải thích thông qua các khoản cho vay và đầu tư lớn của Trung Quốc, các nước Mỹ Latinh có thể sẽ ủng hộ họ trong các tình huống cần bỏ phiếu về chính sách, như với Liên Hợp Quốc.
Và một trong những khoản đầu tư này là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Bắt đầu vào năm 2013 với tư cách là một loạt các dự án đầu tư với quy mô khác nhau ở các nước đang phát triển, sáng kiến này được bán như một phương tiện để tăng cường quan hệ toàn cầu thông qua việc tạo ra cái gọi là “hành lang thương mại.”
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các rủi ro có thể xảy ra đối với sáng kiến này ở các quốc gia có cơ sở hạ tầng kém ổn định bao gồm nợ không bền vững, suy thoái môi trường, và thiếu minh bạch tổng thể đối với các dự án.
Năm 2017, Panama trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên tham gia BRI, chỉ vài tháng sau khi nước này thay đổi quan điểm ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc.
18 trong số 33 quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe có thể sẽ tham gia sáng kiến này trong vài năm tới.
Argentina, Brazil, và Mexico đã mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận BRI.
Trưởng bộ phận Châu Mỹ Latinh và Caribe của Trung tâm Thương mại Quốc tế, Claudia Uribe, cho biết “Trung Quốc đang thúc đẩy ý tưởng rằng hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có nghĩa là giảm chi phí logistics và theo cách này, họ đang bán mô hình BRI.”
Bà Uribe cho biết thêm : “Không có gì miễn phí cả, mà là phục vụ lợi ích chiến lược.”
Theo dữ liệu khoa học từ tạp chí Nature, các quốc gia Mỹ Latinh lớn khác mắc nợ Trung Quốc là Brazil (28.2 tỷ USD), Argentina (17.1 tỷ USD) và Ecuador (18.4 tỷ USD).
Autumn Spredemann
Bình Hòa biên dịch