ĐCSTQ đang mở rộng phạm vi kiểm duyệt tự do ngôn luận

Phong Lan

nhân quyền
Hình ảnh minh họa người dân Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận, một trong những quyền cơ bản của con người. (ảnh: Uyghur American)

New York Times đưa tin rằng, chính quyền Trung Quốc đang gia tăng kiểm duyệt tự do ngôn luận trên Internet từ trong nước ra nước ngoài. Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã tăng ngân sách cho các hoạt động kiểm duyệt các phát biểu trên mạng trong những năm gần đây.

Theo một báo cáo được New York Times công bố vào ngày 3/1, một phụ nữ họ Chen khi còn du học ở nước ngoài đã viết rằng “Tôi ủng hộ Hong Kong”. Sau khi về nước, cô bị công an triệu tập và họ yêu cầu cô xóa các bài đăng trước đây và tài khoản Twitter của cô. Cha mẹ cô cũng thường xuyên bị làm phiền, cảnh sát thường thẩm vấn cha mẹ cô rằng cô có duyệt qua bất kỳ trang web nhân quyền nào không.

Một sinh viên Trung Quốc sống ở Đài Loan cho biết, sau khi anh chỉ trích Trung Quốc trên mạng vào năm ngoái, cha mẹ của anh đã biến mất trong 10 ngày; tài khoản mạng xã hội Trung Quốc của anh ngay lập tức bị khóa. Anh không dám hỏi cha mẹ rằng đã xảy ra chuyện gì vì anh được cho biết, bộ phận an ninh địa phương đang bám sát cha mẹ anh.

Vào năm 2020, Cảnh sát tỉnh Cam Túc đã thuê các công ty công nghệ để giúp họ giám sát các mạng xã hội quốc tế. Một trong những việc mà các công ty này làm là phân tích tài khoản Twitter, bao gồm phân tích các dòng tweet và danh sách những người bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chi nhánh Pudong của Cục Công an thành phố Thượng Hải đã ban hành thông báo đấu thầu cho “Dự án Dịch vụ Kỹ thuật Lấy ý kiến ​​Công chúng” vào tháng 5 năm 2021, trong đó đặt ra nhiều yêu cầu liên quan đến việc quản lý các tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội ở nước ngoài.

New York Times dẫn lời một nhà thầu cho biết, trong năm qua, đối tượng mà công ty của người này được chính quyền yêu cầu nhắm tới là các sinh viên đại học Trung Quốc đang học ở Mỹ, một nhà phân tích chính sách người Mỹ gốc Hoa và các nhà báo từng làm việc tại Trung Quốc.

Trích dẫn các nguồn dữ liệu, báo cáo của New York Times cho biết, kể từ năm 2019, chính quyền Trung Quốc đã có nhiều hành động chống lại tự do ngôn luận trên hai nền tảng Twitter và Facebook.

Theo CNA

Related posts