Trí Đạt
Liên minh châu Âu (EU) đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 27/1 về việc Trung Quốc áp đặt các hạn chế thương mại đối với Litva. Sau đó, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết họ sẽ đề nghị tham gia các cuộc đàm phán WTO này để lên tiếng ủng hộ Litva và Liên minh châu Âu. Phân tích cho rằng sự gia nhập của Mỹ sẽ khiến ĐCSTQ bị cô lập hơn trong WTO.
Ngày 27/1, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu kiêm Ủy viên Thương mại Valdis Dombrovskis thông báo rằng Liên minh châu Âu (EU) đã đệ đơn kiện lên WTO về các hành vi thương mại “phân biệt đối xử” của Trung Quốc đối với Litva. Ông cho biết, Bắc Kinh nên ngừng áp đặt các hành vi ép buộc thương mại đối với các nước thành viên EU bằng cách chặn nhập khẩu hàng hóa dựa trên các lý do chính trị.
EU dùng hành động thực tế để lên tiếng ủng hộ Liva, điều này đã giành được sự ủng hộ của Mỹ. Người phát ngôn của USTR, ông Adam Hodge đã tweet, “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Litva, EU, các đồng minh và đối tác cùng chí hướng để ứng phó với những hành động kinh tế và ngoại giao cưỡng bức của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ). Mỹ sẽ đề nghị tham gia các cuộc đàm phán WTO này để lên tiếng ủng hộ Litva và EU.”
Ngày 27/1, nhà bình luận thời sự chính trị Vương Hách nói với Epoch Times rằng sự gia nhập của Mỹ đã làm tăng sức mạnh của EU và làm cho thanh thế của vụ việc thậm chí còn mạnh mẽ hơn. “Do vai trò quan trọng của Mỹ trong WTO, nên việc này càng bất lợi cho ĐCSTQ, càng làm cho tình trạng khó khăn của ĐCSTQ thêm trầm trọng. Đặc biệt là WTO hiện đang tiến hành cải cách, và lực lượng của tất cả các bên liên kết với nhau thông qua sự kiện Litva, ĐCSTQ sẽ càng bị cô lập trong WTO. Cảnh ngộ của ĐCSTQ trong nền kinh tế quốc tế đang xấu đi và đảo ngược.”
Bà Nhan Tuệ Hân (Yen, Huai-Shing), Phó giám đốc điều hành Trung tâm WTO của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa (tại Đài Loan), cũng nói với Epoch Times rằng phía Mỹ từ thời chính quyền Trump đến chính quyền Biden, đã bày tỏ sự không hài lòng với hành động uy hiếp kinh tế của Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bà Nhan Tuệ Hân nói: “Năm ngoái, chính quyền Biden đã đạt được một số hòa giải hoặc đồng thuận về nhiều vấn đề song phương với EU, trong đó có một đồng thuận rất quan trọng là chính quyền Biden sẽ làm việc với EU để cùng tẩy chay và cùng đối kháng lại sự xuất hiện của hành vi làm méo mó thương mại của nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc.”
Đại diện Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai đã có một cuộc gọi điện thoại với Ngoại trưởng Litva vào đầu năm nay. Bà nói rằng Litva có thể nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong tranh chấp ngoại giao này với ĐCSTQ, và hai nước sẽ làm việc cùng nhau để đối phó với “sự áp bức kinh tế” của ĐCSTQ.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Litva trong các trường hợp công khai khác nhau.
Bà Nhan Tuệ Hân cũng nói rằng bước tiếp theo là xem Mỹ tham gia như thế nào. “Nếu Mỹ đệ đơn một vụ kiện khác, thì Mỹ sẽ là nguyên đơn, và Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ phải đối mặt với hai vụ kiện và hiệu quả có thể mạnh mẽ hơn. Nếu Mỹ dùng hình thức bên thứ ba tham gia vào vụ kiện này, thì Mỹ sẽ bày tỏ ý kiến của mình trong vụ việc và để thẩm phán phân xử, điều này cũng có thể tác dụng nhất định.”
Ông Valdis Dombrovskis cho biết 450 triệu người trên khắp EU sẽ bị ảnh hưởng nếu không có phản ứng trước hành động của Bắc Kinh. “Tôi muốn nói rõ rằng các biện pháp này (của Bắc Kinh) là mối đe dọa đối với cấu trúc của thị trường chung EU, ảnh hưởng đến thương mại chung của EU và chuỗi cung ứng của EU. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp của EU.”
Ông nói: “EU quyết cần tâm hành động thống nhất, hơn nữa cần có hành động nhanh chóng đối với các các biện pháp vi phạm các quy định của WTO.”
Bà Nhan Tuệ Hân nói: “Mỹ và Liên minh Châu Âu nhận thức rõ ràng rằng cần phải cùng nhau chống lại ĐCSTQ. Tôi nghĩ rằng Mỹ và EU sẽ ngày càng có nhiều hành động tập thể hơn trên trường đa phương trong tương lai. Mọi người cùng dùng phương thức cùng hợp tác, phương thức hành động tập thể để hồi đáp lại việc hiện tại ĐCSTQ muốn cho toàn thế giới thấy hiện tượng ép bức kinh tế của mình, để khiến các nước khác phải khuất phục.”
Vụ kiện này liệu có có khiến mối quan hệ ngoại giao giữa ĐCSTQ với EU và Mỹ xấu đi hay không cũng là tâm điểm chú ý của các giới.
Bà Nhan Tuệ Hân cho rằng mối quan hệ giữa họ xấu đi là có tính tương đối toàn diện hơn, và có nhiều yếu tố khác nhau. “Bản thân vụ kiện lên WTO không phải là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) với Mỹ và châu Âu. Sự xấu đi của mối quan hệ giữa họ phụ thuộc vào sự thay đổi có tính lật đổ trong quan điểm của Mỹ và châu Âu về Trung Quốc (ĐCSTQ), nghĩa là họ không còn là đối tác mà là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Sự thay đổi trong quan điểm này là nhân tố chính đằng sau mối quan hệ Mỹ – Trung hoặc EU – Trung Quốc tiếp tục xấu đi.”
Kể từ khi Litva cho phép Đài Loan thành lập “Văn phòng đại diện Đài Loan tại Litva” vào năm 2021, ĐCSTQ đã bắt đầu gây sức ép mạnh mẽ về chính trị, ngoại giao và kinh tế đối với Litva.
ĐCSTQ không chỉ hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Litva mà còn áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế toàn diện và trả đũa đối với Litva. Rất nhiều nhà xuất khẩu của Litva không nhận được đơn đặt hàng mới của Trung Quốc, nhiều ngành sản xuất còn có thông tin nói rằng phía Trung Quốc ngừng cập nhật hoặc phê duyệt giấy phép nhập khẩu, khiếu nại không chính đáng về sản phẩm, chẳng hạn như sản phẩm nông sản từ Litva có sâu bệnh hại cây trồng, v.v.
Thống kê hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại của Litva với Trung Quốc đã giảm 91% vào tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm 2020, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là dược phẩm, laser, điện tử và thực phẩm.
Trước vụ kiện lên WTO do EU khởi xướng lần này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên đã trả lời rằng Trung Quốc luôn hành động phù hợp với các quy định của WTO, và vấn đề giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) và Litva là vấn đề chính trị, không phải kinh tế.
Gần đây, Reuter dẫn tin cho biết Litva yêu cầu phía Đài Loan đổi tên văn phòng đại diện để bớt căng thẳng với Trung Quốc. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Lansbergis của Litva đã phủ định việc này, ông cho biết không có ý định hoặc kế hoạch liên quan. Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), do gần đây ông Landsbergis đã gặp Tổng thống Gitanas Nausėda để thảo luận về chính sách đối ngoại, khiến giới truyền thông chú ý liệu thái độ của ông Nausėda có thúc đẩy kế hoạch đổi tên Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Litva hay không. Tuy nhiên, ông Lansbergis cho hay, việc ông thảo luận với Tổng thống Nausėda là làm thế nào để đối phó hiệu quả với các hành động bất hợp pháp của ĐCSTQ chống lại Litva, giảm thiểu các rủi ro bên trong và xây dựng đồng thuận vấn đề hỗ trợ từ bên ngoài là EU.
Hồi đầu tháng trước, Bộ Ngoại giao Litva đã phản hồi câu hỏi của CNA liên quan vấn đề có xem xét việc đổi tên văn phòng đại diện của Đài Loan hay không, qua đó cho biết rằng Chính phủ Litva hoan nghênh việc Đài Loan thành lập “Văn phòng Đại diện Đài Loan”, quyết định này là “vững vàng”.
Vào ngày 5/1, Đài Loan cho biết, họ sẽ thành lập quỹ trị giá 200 triệu đô la Mỹ để đầu tư vào các ngành công nghiệp của Litva (Lithuania) và thúc đẩy thương mại song phương, trong nỗ lực chống lại áp lực ngoại giao đối với quốc gia Baltic từ Trung Quốc.
Trí Đạt (t/h)