Thanh Đoàn
Không chỉ Việt Nam và Trung Quốc đón năm Dần, văn hoá đón năm mới theo lịch âm (mặt trăng) khá phổ biến ở Châu Á; nơi chịu ảnh hưởng lớn của nền văn minh Hoa Hạ. Cũng giống như nửa phía Nam của đất nước, người Bắc Triều Tiên đón năm mới với không khí đoàn viên. Nhưng hoàn toàn khác chúng ta, đặc biệt khác xa Hàn Quốc, khác xa truyền thống ngàn năm của dân tộc họ, người Triều Tiên sẽ phải thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới các lãnh tụ của gia tộc Kim trước khi nhớ tới tổ tiên của họ…
Tết Nguyên đán hay Seollal là một trong hai ngày lễ truyền thống quan trọng của người Hàn Quốc và Triều Tiên.
Dù cả hai nửa bán đảo đều có chung nhiều khía cạnh văn hóa nhưng gần 77 năm chia cắt giữa hai miền Triều Tiên đã dẫn đến các truyền thống nghỉ lễ khác nhau.
Ở Triều Tiên, ý nghĩa của các ngày lễ xã hội chủ nghĩa, bao gồm ngày kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, ngày quốc khánh 9/9 và ngày thành lập đảng vào ngày 10/10 đều là những ngày quan trọng, vượt xa tất cả các ngày lễ truyền thống của dân tộc
Vậy người dân Triều Tiên đón năm Dần như thế nào?
Không có gì ngạc nhiên khi người dân Triều Tiên bắt đầu kỷ niệm ngày Tết Nguyên đán bằng cách thể hiện lòng trung thành của họ với gia tộc họ Kim. Chỉ sau khi đã bày tỏ lòng trung thành và biết ơn sâu sắc với các ‘lãnh tụ vĩ đại’, người Triều Tiên mới thực hành các nghi lễ tổ tiên để lại, thưởng thức bữa ăn gia đình và xem các buổi biểu diễn nghệ thuật với thông điệp ca ngợi sự ưu việt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, ngày Mùng Một Tết, người dân Triều Tiên đặt hoa và bày tỏ sự kính trọng trước các bức tượng hoặc chân dung của các cố lãnh đạo Triều Tiên, Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il.
Nếu ở Bình Nhưỡng, người dân sẽ đến thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan, nơi cất giữ thi hài được ướp của Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, đồng thời leo lên Đồi Mansu để cúi đầu trước những bức tượng đồng khổng lồ của các nhà lãnh đạo quá cố.
Tết Nguyên đán, với người Châu Á cũng như với người Triều Tiên trước kia, đó là ngày đoàn viên, không chỉ của gia đình mà còn của dòng tộc, là thời gian bày tỏ tình thân với bạn bè, hàng xóm… Nhưng ngày nay, phong trào đến thăm họ hàng, thân quyến đã không còn ở Triều Tiên, chủ yếu do không có tự do đi lại. Khung cảnh này hoàn toàn khác với nước Trung Quốc láng giềng, nơi cũng áp dụng chế độ xã hội chủ nghĩa, Tết Nguyên Đán là thời điểm người Trung Quốc trở về gia đình, dòng họ, quê hương; đó là thời điểm nơi diễn ra cuộc di cư lớn nhất thế giới trên khắp đất nước.
Người dân Triều Tiên được yêu cầu phải có giấy phép du lịch để đi ra ngoài nơi cư trú của họ. Ngoài ra, chế độ Kim Jong-un tăng cường hạn chế đi lại trong nước với danh nghĩa ngăn chặn và kiểm soát sự bùng phát của COVID-19.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, người dân Triều Tiên lặng lẽ đón Tết Nguyên đán, xem các buổi biểu diễn nghệ thuật bao gồm các buổi hòa nhạc, “vở opera cách mạng” và rạp xiếc được tổ chức ở mỗi khu vực.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của đất nước cũng không phải là ngoại lệ. Trong hai năm qua, ông Kim và các trợ lý trung thành của ông đã xem một buổi hòa nhạc kỷ niệm với đầy các bài hát và buổi biểu diễn ca tụng về sự vĩ đại của Đảng Công nhân cầm quyền của Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên, đồng thời hình dung ra một chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin các bài hát như “We Will Go Along the Road of Loyalty” [tạm dịch: Chúng ta sẽ mãi đi trên con đường trung thành] và “We’ll Travel One Road Forever” [tạm dịch: Chúng sẽ mãi cùng đi trên một con đường] đã gây tiếng vang trong phòng hòa nhạc vào tháng Giêng năm ngoái.
“Khán giả một lần nữa cảm nhận sâu sắc chân lý rằng đất nước và nhân dân ta có (một) tương lai tươi sáng vô cùng, dù có gian khổ, khó khăn gì trên con đường phía trước, miễn là Tổng Bí thư còn lãnh đạo Đảng” (theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên)
Không giống như Hàn Quốc, người dân Triều Tiên vẫn coi trọng ngày đầu năm mới vì cố Tổng bí thư Kim Nhật Thành đã coi thường phong tục ăn mừng Tết Nguyên đán như một “dấu tích của xã hội phong kiến” và coi ngày Tết Dương lịch là một ngày lễ chính thức vào năm 1946.
Sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1953, phong tục Tết Nguyên đán đã biến mất không dấu vết.
Tuy nhiên, cố lãnh đạo Kim Jong-il vào năm 2003 đã chỉ thị người dân kỷ niệm 3 ngày Tết Nguyên đán thay vì Tết Dương lịch, như một phần trong chiến dịch tư tưởng sâu rộng của ông nhằm thúc đẩy “Tinh thần dân tộc trên hết”.
Chế độ Kim Jong-il nhấn mạnh ý nghĩa của Tết Nguyên đán là ngày lễ kế thừa truyền thống dân tộc.
Trong bối cảnh đó, người dân Triều Tiên vẫn tận hưởng các trò chơi dân gian truyền thống bao gồm thả diều, quay vòng, jegichagi và trò chơi bàn cờ yunnori trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán.
Lịch năm nay cho thấy rằng Triều Tiên đã chỉ định một ngày nghỉ lễ cho Tết Nguyên đán. Mọi người được nghỉ trong ngày, nhưng họ làm bù bằng cách làm việc thêm vào Chủ nhật, theo cơ sở dữ liệu do Bộ Thống nhất Hàn Quốc cung cấp.
Dù chỉ được nghỉ một ngày, nhưng mọi người vẫn đánh giá cao ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán và biết ơn lãnh tụ Kim Jong-un sâu sắc vì chính quyền vẫn cung cấp thực phẩm cho các ngày nghỉ lễ này.
Thanh Đoàn
(Theo The Korea Herald)