Trung Quốc thành công ‘thò chân cáo’ xây sân bay trên đảo ở Thái Bình Dương – phá tan lợi thế chiến lược của Mỹ

Thanh Đoàn

Trung Quốc thành công 'thò chân cáo' xây sân bay trên đảo ở Thái Bình Dương - phá tan lợi thế chiến lược của Mỹ
Một số chiến lược gia gọi chuỗi đảo ở Đông Á (trong đó có Đài Loan) là “Vạn lý trường thành ngược”. Các sĩ quan và chiến lược gia hải quân của Trung Quốc coi Trung Quốc như bị “đóng hộp” bởi chuỗi quần đảo này. Nhưng Trung Quốc đã thành công thò chân cáo vào quốc đảo Kiribati , phá tan lợi thế chiến lược của Mỹ ở Thái Bình dương (Ảnh: NTDVN)

Thái Bình Dương, trải dài từ sườn phía Tây của Mỹ cho tới eo biển Đài Loan là vùng biển thuộc sự thống trị của Mỹ kể từ Thế chiến thứ hai. Đảng Cộng sản Trung Quốc, kể từ khi giành được Trung Quốc, chưa bao giờ vượt qua được eo biển Đài Loan để tiến vào Thái Bình Dương. Nhưng mọi sự thay đổi, Trung Quốc thịnh vượng và chiến lược thâu tóm các cảng biển chiến lược thực tế đã rất thành công. Trung Quốc hiện đã chuẩn bị xây dựng sân bay (chưa rõ dân sự hay quân sự) ngay cạnh Hawaii, ở trung tâm của Thái Bình Dương, áp sát hơn nữa vào bờ Tây nước Mỹ.

Cách đây một tháng (11/1/2022), trang Politico, trong một bản tin cảnh báo về an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã đưa tin về “Một bất ngờ tại Thái Bình Dương“. Theo đó, Politico, trích bình luận của Điều phối viên Ấn Độ – Thái Bình Dương ông Kurt Cambell nói rằng khu vực Thái Bình Dương đang chuẩn bị đón một ‘bất ngờ chiến lược’. Theo đó, những nhận định của phóng viên Reuters, đưa vào hồi tháng 5/2021, dường như đã trở thành sự thật: Trung Quốc sắp thành công trong việc xây dựng một căn cứ không quân trên đảo Thái Bình Dương; căn cứ sát sườn Hawaii của Hoa Kỳ.

Bản tin an ninh quốc gia bị chôn vùi ở Mỹ

Trong góc nhìn của ông Kurt Campell, việc Trung Quốc đã thành công ‘thò một chân cáo’ vào Thái Bình Dương; khả năng thành công cao trong việc thiết lập đường bay cũng như căn cứ không quân ở đây, chính là một bất ngờ chiến lược không mong muốn nhất, một vấn đề an ninh quốc gia, thực ra một thất bại tiếp theo (mới nhất) của chính quyền ông Biden trong công tác phòng thủ trước Bắc Kinh.

Trung Quốc đã ‘thò chân cáo’ vào Thái Bình Dương thông qua thắt chặt mối quan hệ chính phủ nước cộng hoà Kiribati, một quốc đảo ở khu vực này. Phóng viên Reuters trích dẫn nguồn tin từ các nhà lập pháp của Cộng hoà Kiribati cho biết “Trung Quốc đã lên kế hoạch nâng cấp một đường băng và cầu “trên hòn đảo nhỏ Kanton, phía tây nam Hawaii”. “Việc xây dựng sẽ mang lại cho Trung Quốc một chỗ đứng sâu trong lãnh thổ vốn đã được liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ và các đồng minh kể từ Thế chiến thứ hai”.

Trung Quốc đang xây dựng một đường băng gần Hawaii nhất có thể, gần hơn khoảng cách từ Hawaii với đất liền. Chắc chắn Trung Quốc không đột ngột quan tâm đến việc xây dựng mọi thứ ở khu vực hẻo lánh đó của Thái Bình Dương chỉ để đe doạ Hawaii. Dải đất này cách Honolulu khoảng 2.000 dặm, trong khi San Diego cách Honolulu 2.600 dặm và cách Kiribati 3.300 dặm. Dựa trên công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến, khoảng cách 2.000 dặm là có thể thực hiện được và khoảng cách ngắn hơn mang lại lợi thế lớn hơn cho Trung Quốc trước Mỹ; không chỉ trong việc phát động một cuộc tấn công mà còn trong việc xây dựng nhiều đảo san hô hơn.

Vấn đề là, truyền thông dòng chính của Hoa Kỳ hoàn toàn không mặn mà về nguy cơ an ninh quốc gia này. Rất nhanh, cảnh báo của Kurt Campell, vấn đề của Kiribati và các nỗ lực của Trung Quốc ở đây trở thành phần tin tức bị chôn vùi.

Cách mà Kiribati rơi vào tay Trung Quốc

Kiribati, đất nước của những hòn đảo xinh đẹp nằm rải rác ở trung tâm Thái Bình Dương, với những con người nhân hậu đặc biệt. Dân số khoảng 112.000 người nhưng mỗi hòn đảo nhỏ có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của riêng họ, nên rất giầu có về tài nguyên. Vì vậy, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế, Kiribati bao phủ phần rất lớn ở Thái Bình Dương. Và có rất nhiều cá, bao gồm cả cá ngừ có giá trị, đang bơi trong vùng biển của quốc gia này.

Vị trí chiến lược với hoà bình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Kiribati cũng rất cao. Trong lịch sử, cùng ngày Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, nước này đã xâm chiếm các đảo quan trọng ở Kiribati. Sau này, nhiệm vụ giải phóng các hòn đảo khỏi người Nhật (những người đã đưa lao động Hàn Quốc đến để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự) là vô cùng quan trọng Mỹ và đồng minh. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ này, Mỹ và đồng minh khó thắng trong Thế chiến hai. Chỉ riêng trận Tarawa năm 1943, gần 6.400 sinh mạng của người Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bị cướp đi chỉ trong 76 giờ; một trận chiến được mô tả là khốc liệt, tuyệt vọng và kiên quyết nhất trong Thế chiến thứ hai. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tấn công một boong ke của Nhật trong Trận Tarawa vào tháng 11 năm 1943 (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Vì vậy, khoảng 20 năm trước, Trung Quốc, đặt Trạm Kiểm soát và Theo dõi Không gian Tarawa của Trung Quốc, một phần để theo dõi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở Quần đảo Marshall (tương đối gần đó). Hành động này của Trung Quốc lập tức khiến cả thế giới tỉnh ngủ. Nhưng Mỹ và đồng minh vẫn còn chiếm lợi thế ngoại giao, chính trị ở đây. Năm 2003, Thủ tướng Anote Tong của Kiribati lúc bấy giờ đã quyết định chuyển sự công nhận ngoại giao từ Trung Quốc sang Đài Loan, điều này sẽ buộc người Trung Quốc phải rời đi do chính sách “Một Trung Quốc” của họ.

Trong khi cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của Trung Quốc ở Kiribati bị đóng cửa và Trạm theo dõi bị dỡ bỏ, thì những người có liên hệ với Trung Quốc vẫn ở lại Kiritabi. Trung Quốc phát đi thông điệp rằng Trạm theo dõi bị dỡ bỏ để ‘nâng cấp’. Tức là, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ Kiritabi.

Việc Trung Quốc không rời bỏ Kiritabi dường như đã bị các chính quyền của Mỹ và đồng minh làm ngơ trong 20 năm qua. Theo thời gian, Trung Quốc đã dùng tiền và rất nhiều tiền đổ vào quốc đảo này; họ đã thành công luồn sâu vào khe hở của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương. Kiritabi quay lưng lại với Đài Loan và công nhận chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh; chính thức cho phép Trung Quốc thò một chân cáo vào đất nước của họ.

Mạng lưới tình báo địa phương hiệu quả của Trung Quốc đã xác định các khu vực có thể xâm nhập ở Kiritabi. Ví dụ, Chính phủ Kiribati đã hợp tác với các công ty do Trung Quốc hậu thuẫn để thiết lập một nhà máy chế biến cá — một thứ mà Kiribati rất cần để có được giá trị gia tăng từ nghề cá rộng lớn của họ. Vào năm 2012, nhà máy trị giá 8 triệu USD đã được khai trương tại Tarawa và hiện đang sử dụng vài trăm lao động người Kiritabi.

Điều tương tự đã diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực khác. Trong khi đó, trên sách vở và bản đồ chiến lược chủ quan của Mỹ, Kiribati đã “an toàn” trong lĩnh vực Đài Loan cho tới khi Kiribati tuyên bố từ bỏ Đài Loan vào năm 2019.

Chiến lược sai lầm của Mỹ

Kiribati không đột nhiên mất vào tay Trung Quốc. Trong khi chính quyền các đời tổng thống Mỹ nhất quyết đẩy nước Nga vào thế thù địch, nhắm mọi mũi dùi vào Nga thì họ đã dung túng Trung Quốc, để mặc các đồng minh thân cận của mình cho Trung Quốc thao túng.

Kiribati là một đồng minh thân thiện lâu năm của Hoa Kỳ kể từ Thế chiến thứ hai. Mỹ đã thực sự đánh mất mối quan hệ đó. Giờ đây, Kiribati đã đi tắt đón đầu và cho phép Trung Quốc xây dựng đường băng trên đất nước của họ. các nhà phân tích như Campbell, được trích dẫn ở trên, coi đây là một cơ sở có thể cho một “bất ngờ chiến lược”; nhưng bất ngờ này hết sức tiêu cực với an ninh của Đài Loan, cho thấy sự suy yếu của Mỹ ở Thái Bình Dương trước thế lực Bắc Kinh đã bắt đầu từ 20 năm trước.

Campbell cảnh báo rằng đó là vấn đề mà ông “quan tâm nhất trong một hoặc hai năm tới”. Dù vây,  từ một báo cáo của Reuters, chính ông Campell liếp tục nói những lời vô nghĩa về việc đưa Kiribati vào chương trình “năng lượng xanh” như một giải pháp để cứu vớt vị thế của Mỹ ở quốc đảo này.

Cách nói này khiến người Trung Quốc và tất cả đọc giả có thể cảm giác rằng chính quyền ông Biden ưa thích ‘năng lượng xanh’ đến mức họ sẵn sàng đánh đổi mọi an nguy quốc gia để đổi lấy năng lượng xanh vậy. Mong rằng đó chỉ là cảm giác sai của tất cả chúng ta.

Cây viết người Mỹ  Monica Showalter trên American Thinker chỉ trích: “Không điều gì trong số này [các giải pháp của Campell, quan chức trong chính quyền ông Biden] có liên quan đến chiến lược [bảo vệ an ninh quốc gia và Thái Bình Dương]”; “Năng lượng xanh đắt giá là một phần của sự điên rồ trong của chính quyền Hoa Kỳ. Năng lượng xanh đã bao trùm tổ hợp quân sự-công nghiệp-tư vấn, tất cả mọi thứ, “viên đạn xanh” được ưu tiên hơn cả ưu thế quân sự”.

Rõ ràng, Hoa Kỳ đang bị dồn vào thế bí, họ mất cả lợi thế chiến lược của mình ở Hawaii. Trong khi đó, tất cả truyền thông, phòng Bầu dục, mọi bộ óc tinh hoa nhất của Mỹ chỉ nhăm nhăm đảm bảo khủng hoảng Ukraine sẽ diễn ra sâu sắc hơn nữa; chứng minh rằng Nga mới là kẻ thù số một của nước Mỹ.

Thanh Đoàn

Related posts