Làm thế nào một ông ‘quan’ cấp cục lại tham nhũng tới gần nửa tỷ đô la Mỹ?

Mộc Lan

Trong những năm gần đây, vô số tham quan của ĐCSTQ đã bị ngã ngựa. Những “con chuột bự” vơ vét cướp bóc máu thịt của nhân dân này là những kẻ tham lam vô độ, kẻ sau tham hơn kẻ trước, và số tiền tham nhũng khổng lồ của chúng khiến người ta cạn lời. (Được cung cấp bởi “Trăm năm chân tướng”)

Cái gọi là giáo dục chống tham nhũng được ĐCSTQ giảng dạy hầu như hàng năm, hàng tháng, hàng ngày, tại các hội nghị và trong các cuộc họp lớn nhỏ, nhưng rất ít hiệu quả. Hầu như tất cả các quan chức bị điều tra và trừng phạt đều nói một đằng, làm một nẻo…

Xin chào quý khán giả! Chào mừng các bạn đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng“.

Trong những năm gần đây, vô số tham quan của ĐCSTQ đã bị ngã ngựa. Những “con chuột bự” vơ vét máu thịt của nhân dân này là những kẻ tham lam vô độ, kẻ sau tham hơn kẻ trước, và số tiền tham nhũng khổng lồ của chúng khiến người ta cạn lời. Ví dụ, Trương Trung Sinh, nguyên Phó thị trưởng thành phố Lữ Lương, tỉnh Sơn Tây, đã tham ô 1,17 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 200 triệu Mỹ kim), và Lại Tiểu Dân, cựu chủ tịch tập đoàn Hoa Dung, tham nhũng 1,788 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 300 triệu Mỹ kim). Nhưng “kỷ lục” do Lại Tiểu Dân sáng tạo ra đã nhanh chóng bị phá vỡ bởi một quan chức cấp cục ở Nội Mông – Lý Kiến Bình, tham nhũng 3 tỷ nhân dân tệ (tương đương gần 500 triệu Mỹ kim).

Lý Kiến Bình, một quan chức cấp cục, làm sao mà có thể “luyện” thành một đại tham quan nhũng tới 3 tỷ nhân dân tệ? Hôm nay, chúng tôi ở đây để nói chuyện với bạn về điều này.

Lý Kiến Bình đã trở nên tham nhũng hủ bại như thế nào?

Vào ngày 23/11/2019, Nội Mông tổ chức đại hội giáo dục cảnh thị toàn khu, xem một phim tài liệu giáo dục cảnh thị, trong đó án lệ đầu tiên được trình chiếu được gọi là “Đại án số 1 trong lịch sử đấu tranh chống tham nhũng hủ bại của Nội Mông cho đến nay” – Đó chính là vụ án Lý Kiến Bình. Tuy nhiên, số tiền tham nhũng liên quan đến Lý Kiến Bình rốt cuộc là bao nhiêu trong vụ án? Đoạn phim lúc đó đã không nêu rõ, và các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ vào thời điểm đó cũng không đưa tin.

Trước sự việc Lý Kiến Bình được coi là tham quan số một ở Nội Mông, trong khi Dương Thành Lâm, nguyên chủ tịch Ngân hàng Nội Mông, liên quan tới tham nhũng hơn 600 triệu nhân dân tệ, nên một số người suy đoán rằng Lý Kiến Bình có thể vượt quá con số này.

Ngày 27/2/2021, tờ Tin tức Thanh tra và Giám sát Kỷ luật Trung Quốc đăng một bản báo cáo dài, lần đầu tiên tiết lộ việc Lý Kiến Bình tham ô hơn 3 tỷ nhân dân tệ. Số tiền tham nhũng khổng lồ như vậy xác thực đã khiến ngoại giới sửng sốt. Đánh giá về số tiền tham nhũng của những vụ đại án mà ĐCSTQ đã công bố, Lý Kiến Bình không chỉ đứng đầu trong số quan chức tham nhũng hơn 100 triệu nhân dân tệ ở Nội Mông, mà còn đứng đầu trong số các tham quan hơn 100 triệu nhân dân tệ ở Trung Quốc.

Nhật báo Giám sát và Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc đưa tin, từ tháng 3/2011 đến tháng 9/2018, Lý Kiến Bình đảm nhậm Bí thư Ban Công tác Đảng của Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot. Thời kỳ đó, ban đầu ông ta lợi dụng chức vụ của mình giúp người khác bao thầu các dự án để nhận tiền vật, hàng hóa, sau đó ông ta vận dụng cùng tận quyền lực nắm trong tay để biến hóa hết thảy, số tiền tham nhũng ban đầu từ chỉ vài vạn, vài chục vạn, dần dần gia tăng lên tới vài trăm vạn, vài ngàn vạn, thậm chí vài tỷ nhân dân tệ. Một mạch cho đến ngày bị điều tra, vẫn còn 2 tỷ tư kim đang chuẩn bị tẩu tán. 

Lý Kiến Bình không chỉ coi các doanh nghiệp cấp dưới là “túi tiền” và “máy ATM” của bản thân mình, mà còn mượn danh nghĩa người khác đăng ký công ty, và tự mình thao khống các công ty đó trên thực tế. Ông ta tùy ý thành lập hàng chục công ty lớn lớn nhỏ nhỏ, bao gồm cả tổng công ty và hàng loạt các công ty con cấp một, cấp hai và cấp ba, có yểm nhân để che giấu tai mắt công chúng. Dưới sách hoạch và thụ ý trực tiếp của ông ta, các công ty này nhận các hạng mục tương hỗ, hợp tác kinh doanh với nhau, và một số lượng lớn tư bản quốc hữu thường xuyên lưu động qua lại giữa chúng, lật qua đảo lại, cuối cùng công hóa thành tư, biến thành tài sản cá nhân.

Vào ngày 6/7 năm ngoái, một khởi tố thư về tội hối lộ do Viện kiểm sát Khoa hữu Trung kỳ của Nội Mông tiết lộ, cho thấy Dương Tiến Đông, đại diện pháp lý của Công ty bất động sản Đông Thịnh, đã hối lộ cho Lý Kiến Bình lên tới 577,8 triệu nhân dân tệ.

Theo lời thú nhận của Lý Kiến Bình, trừ một phần tiền hối lộ dùng để đánh bạc, phần lớn còn lại chủ yếu dùng để mua và sưu tập các bức tranh thư pháp nổi tiếng, cổ ngoạn ngọc khí, hoàng kim châu bảo, đồng hồ đắt tiền, cũng như một lượng lớn các loại rượu nổi tiếng của Trung Quốc và nước ngoài. Hầm rượu của ông ta sưu tập hàng chục nghìn chai rượu nổi tiếng khác nhau.

Lý Kiến Bình bị ngã ngựa vào tháng 9/2018; Vào tháng 8/2019, ông ta bị khai trừ đảng tịch và công chức. Ông ta bị nghi ngờ tham ô, nhận hối lộ và biển thủ công quỹ, và đã bị chuyển giao cho các cơ quan tư pháp để điều tra và trừng phạt.

Trách nhiệm thuộc về ai trong trong đại án “thập loạn” Lý Kiến Bình?

Lưu Kỳ Phàm, Bí thư Ủy ban Kỷ luật kiêm Giám đốc Ủy ban Giám sát Khu tự trị Nội Mông, đã khái quát các vấn đề tồn tại trong vụ án Lý Kiến Bình là “Thập loạn”: Loạn lập công ty, loạn lập chức vị, loạn tuyển nhân viên, loạn ký thỏa thuận, loạn vay mượn vốn, loạn lập tài khoản, chế độ tạp loạn, quản lý hỗn loạn, thể chế thác loạn, giám đốc tán loạn.

Lưu Kỳ Phàm nói: 

“Trách nhiệm chủ yếu của vấn đề ‘Thập loạn’ thuộc về Lý Kiến Bình. Cách nói này có đạo lý nhất định. Ví dụ, ông ta vi phạm quy định tuyển vào cơ quan 862 nhân viên, trong khi hạn mức tối đa chỉ là 324 người, gia tăng số người trong cơ quan từ 77 người lên 868 người, dẫn đến hiện tượng ‘liệt tệ khu trục lương tệ’, những kẻ xấu kém đẩy bật người giỏi tốt, khiến môi trường cạnh tranh công bình không còn tồn tại. Hơn nữa, những hạng mục mà ông ta ‘ưng mắt’ thì đều được bật đèn xanh, còn những hạng mục ông ta không ‘ưng mắt’ sẽ không được phép triển khai, ngay cả khi chúng rõ ràng là có lợi.”

“Lý Kiến Bình cũng bị tố cáo rằng ông ta trường kỳ tự tung tự tác, vừa làm quan chức vừa làm thương nhân, cấu kết móc ngoặc với những doanh nhân vô đạo đức, nhất trí đồng thanh cố ý chiếm đoạt phi pháp những lợi ích kinh tế khổng lồ; sinh hoạt hủ hóa đọa lạc, nhiều lần ra nước ngoài đánh bạc.”

Khu phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot là một trong 219 khu phát triển kinh tế và công nghệ cấp quốc gia đã được Hội đồng Nhà nước phê duyệt. Nó được biết đến là “cánh đồng thử nghiệm cải cách, và là cửa sổ khai phóng đối ngoại” và là “đầu tàu” thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của Nội Mông.

Khu phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot do Lý Kiến Bình làm lãnh đạo nằm dưới sự giám sát của đảng ủy và chính quyền khu tự trị Nội Mông, Đảng ủy, chính quyền và Thị ủy thành phố Hohhot. Chỉ cần họ thực sự muốn giám sát, họ có thể giám sát ông ta mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, “Thập loạn” xuất hiện trong khu phát triển này dưới sự lãnh đạo của Lý Kiến Bình, Bí thư Thành ủy Hohhot và thị trưởng thành phố liệu có trách nhiệm gì không? Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Thành ủy và Giám đốc Ủy ban Giám sát Thành phố có phải chịu trách nhiệm gì không? Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông và Chủ tịch Chính quyền Khu tự trị có trách nhiệm gì không? Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Nội Mông và giám đốc Ủy ban Giám sát có phải chịu trách nhiệm gì không?

Tuy nhiên, những vấn đề này đã không được nhìn thấy trong báo cáo tóm tắt của Lưu Kỳ Phàm, Bí thư Ủy ban Kỷ luật kiêm Giám đốc Ủy ban Giám sát của Khu tự trị Nội Mông.

Hohhot chỉ cách Bắc Kinh 482,7km – bạn chỉ mất 2 giờ 13 phút đi tàu. Văn phòng thứ chín của Ủy ban Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Trung ương Trung Quốc có nhiệm vụ giám sát việc xây dựng một chính quyền trong sạch ở Nội Mông. Đoàn Kiểm tra Trung ương dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Trung ương có thể kiểm tra Nội Mông bất cứ lúc nào. Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và Giám sát Trung ương và Trung tâm Báo cáo có thể đã nhận được tài liệu báo cáo về Lý Kiến Bình.

Nếu lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Trung ương thực sự muốn giám sát Lý Kiến Bình, Bí thư Ban Công tác Đảng của Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot, thì điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay. Tuy nhiên, khi Lý Kiến Bình tham ô hàng chục triệu, hàng trăm triệu, một tỷ, hoặc hai tỷ, các lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Trung ương đã không phát hiện ra, và họ đã không điều tra cho đến khi ông ta tham ô tới 3 tỷ nhân dân tệ!

Tuy nhiên, trong báo cáo của “Tin tức kiểm tra, giám sát kỷ luật Trung Quốc”, không có một câu nào phản ánh về việc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương mất chức hay từ chức.

Nguyên nhân sâu xa của sự tham nhũng hủ bại của Lý Kiến Bình

Theo phân tích của Tiến sĩ Vương Hữu Quần, cây viết của Uất Kiện Hành, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, có 4 nguyên nhân sâu xa trong vụ tham ô 3 tỷ nhân dân tệ của Lý Kiện Bình:

Thứ nhất, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình là “bắt tặc không bắt vương”.

Trong 9 năm chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, tổng cộng 542 quan chức cấp cao từ cấp phó quân sự tỉnh trở lên, cũng như các cán bộ quản lý trung ương khác, đã bị điều tra và trừng phạt. Trong số đó, phần lớn được cựu độc tài ĐCSTQ Giang Trạch Dân và các “chiến lược gia” của Giang Trạch Dân, đồng thời là cựu Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng đề bạt trọng dụng. Nói cách khác, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng chính là những kẻ chống lưng cho những phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng nhất ở cấp cao nhất của đảng, chính phủ và quân đội của ĐCSTQ. Tuy nhiên, cho đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn chưa bắt giữ Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Kể từ đó, những kẻ như “Lý Kiến Bình” đã tin rằng, chống tham nhũng của ĐCSTQ không phải là chống tham nhũng thực sự, mà là chống tham nhũng có tính chọn lọc; Chống tham nhũng có tính chọn lọc là chỉ “bắt những kẻ bất hạnh”. Mà “kẻ bất hạnh” đương nhiên chỉ là số ít, đại đa số quan tham đều bình an vô sự. Trong trường hợp này, có quyền mà không dùng, đến khi hết quyền, muốn mò vớt gì cũng khó.

Thứ hai, quyền lực tuyệt đối tất yếu dẫn đến hủ bại tuyệt đối.

ĐCSTQ đã nhiều lần nhấn mạnh: “Đảng, chính phủ, quân đội và nhân dân, trong đông, tây, bắc, nam, đảng lãnh đạo hết thảy.” Sự lãnh đạo của đảng không phải là sự lãnh đạo có tính chung chung, mà là “sự lãnh đạo tuyệt đối”. Đảng cái gì cũng quản, cái gì cũng đều “lãnh đạo tuyệt đối”, sẽ trao cho các quan viên của đảng, đặc biệt là với những người lãnh đạo cao nhất trong lĩnh vực mà họ được phân quản, một điều kiện lý tưởng để sáng tạo ra “hủ bại tuyệt đối”.

Lý Kiến Bình, bí thư Ban Công tác Đảng của Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot, là người giúp ĐCSTQ “lãnh đạo tuyệt đối” trong khu vực phát triển khu công nghiệp. Trong trường hợp này, Lý Kiến Bình đã giữ vai trò là “Lão đại” của “duy ngã độc tôn”, và coi khu phát triển là “lãnh địa tư nhân” của ông ta, mà chuyên hoành bá đạo, kiêu ngạo và độc đoán, đẩy Khu khai phát Kinh tế Kỹ thuật khu tự trị Nội Mông lâm vào đà sụp đổ.

Thứ ba, trách nhiệm đối đãi khi phát sinh các vấn đề của ĐCSTQ luôn là: “Kẻ sai đều là người khác, người đúng đều là ta”.

Lý Kiến Bình đã tham ô hơn 3 tỷ nhân dân tệ, và không một quan chức giám sát nào đứng ra nhận trách nhiệm. Theo Tuần báo Tin tức Trung Quốc, một nguồn tin cho biết: “Lý Kiến Bình có quan hệ rộng. Năm 2005, tôi nghe nói ông ta thường chơi mạt chược với một số lãnh đạo tỉnh (bộ) tại nhà.” Vậy thì, các nhà lãnh đạo tỉnh/bộ này là ai?

Nguồn tin cũng nói rằng Lý Kiến Bình “có thể nhận một lần hối lộ hàng trăm triệu Mỹ kim, và cũng sẽ chi hàng trăm triệu Mỹ kim để hối lộ một quan chức cấp cao.” Liệu có quan chức nào ở Hohhot, khu tự trị Nội Mông hay thậm chí là Bắc Kinh nằm trong số mục tiêu hối lộ của Lý không?

Xuất hiện vấn đề gì thì liền đùn đẩy trách nhiệm, luôn luôn coi mình là “trong sạch”, vậy thì làm sao tìm ra được căn nguyên của vấn đề? Làm sao có thể thực thi việc giám sát chặt chẽ?

Thứ tư, các tế bào ung thư tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ đã di căn khắp cơ thể.

Cái gọi là giáo dục chống tham nhũng được ĐCSTQ giảng dạy hầu như hàng năm, hàng tháng, hàng ngày, tại các hội nghị và trong các cuộc họp lớn nhỏ, nhưng rất ít hiệu quả. Hầu như tất cả các quan chức bị điều tra và trừng phạt đều nói một đằng, làm một nẻo. ĐCSTQ đã xây dựng một số lượng lớn các luật và quy định về chống tham nhũng, bao gồm các quy định của đảng và luật đảng, các quy định hành chính và luật hình sự v.v. nhưng bất kể pháp lệnh sinh sôi, cái tâm tham quan vẫn không thể quản.

Trong những năm gần đây, nhiều quan chức của ĐCSTQ đã bị kết án tù chung thân, án tử hình cho hưởng án treo, tù chung thân, hoặc thậm chí bị xử tử tức khắc. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp kỷ luật này đều chỉ có tác dụng răn đe hạn chế. Ví dụ, Bạch Hải Tuyền, Phó Bí thư Ban Công tác Đảng của Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Hohhot, người từng làm việc với Lý Kiến Bình, đã bị điều tra vào năm 2014 và bị truy tố về tội tham nhũng 170 triệu nhân dân tệ vào tháng 12 năm 2016, nhưng điều này không được Lý Kiến Bình coi là sự cảnh báo. Sau sự việc Bạch Hải Tuyền, ông ta không những không kiềm chế mà thậm chí còn tăng cường tham nhũng.

Tại sao giáo dục, luật pháp và trừng phạt chống tham nhũng của ĐCSTQ lại không hiệu quả? Vì khi Giang Trạch Dân còn nắm quyền, rồi làm “Thái thượng hoàng”, đều dùng “tham hủ trị quốc”, khiến cho tế bào ung thư tham hủ phát triển thành ác tính, di căn từ tủy xương đến thượng bì, vậy nên các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các biện pháp điều trị tại gia đều vô ích.

Mộc Lan biên dịch

Related posts