Anders Corr
Bắc Kinh hỗ trợ Moscow bằng mọi cách – quan trọng nhất là với một chiếc van an toàn kinh tế.
Nhà cầm quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bước vào một sự vi phạm kinh tế đối với Moscow. Trong khi phần còn lại của thế giới hy sinh bằng cách gia tăng nhanh chóng các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì cuộc xâm lược đẫm máu vào Ukraine, thì Bắc Kinh vẫn âm thầm làm việc sau hậu trường để bảo đảm rằng Nga tăng xuất cảng sang Trung Quốc, và rằng các công ty Trung Quốc tiếp tục kinh doanh trong đế chế của Moscow.
Sự vi phạm này mang lại lợi nhuận cho ĐCSTQ bằng máu của những người yêu nước Ukraine. Ông Tập Cận Bình ít nhất cũng có một phần lỗi vì ông ta rõ ràng đã từ chối can ngăn ông Vladimir Putin trước cuộc xâm lược. Và với sự thiếu vắng các hành động của phương Tây chống lại sự gây rối của Trung Quốc và Nga, tại sao ông Tập lại làm vậy?
Xung đột quân sự giữa Nga và phương Tây chỉ làm suy yếu các đối thủ của Trung Quốc ở Mỹ Châu và Âu Châu. Lời hứa của ông Tập về tình hữu nghị “không có giới hạn” với Nga ngay trước khi cuộc xâm lược đã kích hoạt cuộc xung đột quân sự thảm khốc của ông Putin, mở ra một khoảng trống quyền lực trên toàn cầu cho Bắc Kinh.
Có lẽ để đổi lại, trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông, ông Tập đã đồng ý ký hợp đồng 30 năm để Nga xuất cảng khí đốt sang Trung Quốc, tính bằng đồng euro để giảm thiểu rủi ro bị trừng phạt bằng đồng USD.
Tuần trước, Trung Quốc đã mở ra những con đường mới cho xuất cảng ngũ cốc của Nga, bao gồm việc dỡ bỏ các hạn chế nhập cảng đối với lúa mì của Nga. Xuất cảng lúa mì của Nga đạt khoảng 7.9 tỷ USD hàng năm.
Hôm 28/02, Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đưa tin Didi Global của Trung Quốc đã cố gắng đóng cửa hoạt động kinh doanh dịch vụ gọi xe ở Nga sau cuộc xâm lược Ukraine, rất có thể vì họ đã hoạt động thua lỗ. Nhưng rõ ràng, ĐCSTQ đã gây sức ép với công ty này và Didi Global đã đảo ngược quyết định của mình.
Khi ông Putin đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động, Bắc Kinh tiếp tục từ chối lên án ông ta về hành vi xâm lược này, bất chấp nhiều yêu cầu của công chúng, bao gồm cả một yêu cầu hôm 28/02 từ Tòa Bạch Ốc, rằng Bắc Kinh không được can dự vào [quan hệ Nga-Ukraine].
[Nhưng] trên thực tế, Bắc Kinh lại là người chỉ thị [cho Nga].
Trong khi Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc báo cáo hạn chế tài chính với hàng hóa của Nga sau cuộc xâm lược, các nhà phân tích tin rằng việc Trung Quốc tham gia vào các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây chỉ tuân theo từ ngữ của của pháp luật chứ không phải tinh thần của nó.
Các biện pháp trừng phạt SWIFT nên được mở rộng sang Trung Quốc
Bắc Kinh biết rõ nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp, sự trừng phạt mà họ muốn tránh bởi sự thống trị hiện tại của phương Tây đối với các dòng tài chính quốc tế thông qua các hệ thống liên lạc và bù trừ chuyển tiền SWIFT và CHIPS. SWIFT là viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu. CHIPS là viết tắt của Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng Thanh toán Bù trừ.
Các hệ thống này mang lại cho Hoa Kỳ và các đồng minh quyền lực chưa từng có trong việc giám sát và hạn chế các dòng tài chính xuyên biên giới. Trung Quốc biết sức mạnh này và đang nỗ lực để chống đỡ sự trừng phạt nền kinh tế của mình bằng cách tạo ra các hệ thống toàn cầu tương tự của riêng mình dựa trên đồng e-CNY, hoặc nhân dân tệ điện toán và CIPS, hoặc Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng Xuyên biên giới. CIPS thực sự sử dụng hệ thống SWIFT để liên lạc.
Nếu Trung Quốc thành công trong việc đưa hệ thống [tiền tệ] thay thế của mình vào sử dụng rộng rãi, và bảo vệ các chức năng vật lý và không gian mạng của mình, thì sẽ khó có thể ngăn cản Bắc Kinh khỏi một cuộc xâm lược Đài Loan thông qua đe dọa các lệnh trừng phạt kinh tế.
Trong khi một số người cho rằng không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt SWIFT và CHIPS chống lại Nga và Trung Quốc vì các biện pháp này sẽ làm tăng nhanh sự phát triển của e-CNY và CIPS, thì lập luận này là sai. Trung Quốc và Nga đã biết được nguy cơ của SWIFT và CHIPS đối với chủ nghĩa độc tài tồi tệ của họ rồi, và đang nỗ lực để thúc đẩy các lựa chọn thay thế kỹ thuật số của họ, vốn đã sẵn sàng và đang chờ đợi ở dạng phôi thai. Càng có nhiều thời gian để họ phát triển tiền điện toán, thì càng khó có thể ngăn cản họ.
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt SWIFT đối với cả Trung Quốc và Nga hiện nay sẽ ngăn chặn được e-CNY và CIPS từ sớm.
Thương mại đang bùng phát của Trung Quốc với Nga và thế giới tạo điều kiện cho hành vi xâm chiếm
Xung đột Ukraine đang tăng cường hơn nữa vai trò trung tâm kinh tế của Bắc Kinh, khi Nga buộc phải dựa vào Trung Quốc cho các khoản thanh toán quốc tế của mình, tạo cơ hội cho các chủ ngân hàng Trung Quốc tính phí hoa hồng — có thể lên tới 10% nếu các hợp đồng năng lượng Trung-Nga trong quá khứ trong thời gian Nga bị trừng phạt vì Crimea, là bất kỳ sự gợi ý [về phương thức này]. Hơn nữa, có thể Bắc Kinh đang ở vị thế ưu việt với tư cách gần như độc quyền đối với năng lượng và ngũ cốc của Nga, để hạ thấp giá thông qua thương lượng cứng rắn.
Trung Quốc đã có 146 tỷ USD thương mại với Nga vào năm 2021, tăng 36% so với năm 2020. Trung Quốc đã nhập cảng khoảng một 1/3 lượng dầu thô của Nga trong năm đó.
Trung Quốc nắm giữ 3.2 ngàn tỷ USD ngoại hối, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đồng USD chiếm phần chi phối các khoản nắm giữ của họ. Vào tháng Một, họ đã bán đi 28 tỷ USD trong số này, có lẽ một phần là thấy trước được cuộc xâm lược của Nga và tác động lạm phát mà cuộc xâm lược này có thể gây ra đối với các đồng tiền mạnh của thế giới.
Để thúc đẩy hơn nữa đồng tiền của mình thay thế cho đồng USD, Bắc Kinh đang phổ biến hàng trăm tỷ USD hoán đổi tiền tệ nhân dân tệ trên khắp thế giới, thông qua đó tăng sức mạnh cho Trung Quốc, tăng sức mạnh cho Nga và giảm khả năng của Phương Tây trong việc trừng phạt kinh tế một trong hai quốc gia vì khả năng xâm lược lãnh thổ trong tương lai.
Ví dụ, hồi tháng 11/2021, Anh đã gia hạn giao dịch hoán đổi tiền tệ bảng Anh-Nhân dân tệ với 350 tỷ bảng Anh trong 5 năm. Việc hoán đổi như vậy khiến các nền kinh tế của Hoa Kỳ và đồng minh gặp rủi ro trong dài hạn và có thể tạo điều kiện cho sự xâm lược của Nga và Trung Quốc đối với Thụy Điển, Phần Lan, và Đài Loan, chẳng hạn, tất cả đều đã bị đe dọa theo cách này hay cách khác bởi trục Trung Quốc-Nga.
Theo ghi nhận của nhà kinh tế học Gary Ng trong một bình luận với đài Al Jazeera, “Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, áp lực đối với Nga chắc chắn sẽ ít hơn, đặc biệt là về các mối liên kết tài chính. Ảnh hưởng này đặc biệt đúng khi Nga đang bị cô lập và Trung Quốc là quốc gia duy nhất có quy mô kinh tế đầy ý nghĩa có thể đưa ra sự trợ giúp.”
Ông Ng nói rằng, “Thời điểm khó khăn thực sự sẽ đến nếu Hoa Kỳ mở rộng phạm vi và thực thi các biện pháp trừng phạt thứ cấp, sự trừng phạt này sẽ trở thành một cuộc giằng co giữa sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga so với việc Phương Tây có sẵn sàng gây áp lực hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Trung Quốc hay không với vai trò to lớn của nước này trong thương mại toàn cầu.”
Mở rộng trừng phạt đối với Trung Quốc nếu quốc gia này từ chối trừng phạt Nga
Trọng tâm của các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây chỉ nhắm vào Nga đang buộc Moscow phải xích lại gần Bắc Kinh hơn bao giờ hết. Đó là một chiến thắng cho Trung Quốc, và sự xích lại này không nên xảy ra, vì Bắc Kinh có thể đã khuyến khích cuộc xâm lược ngay từ đầu, và chắc chắn đã tiếp tay bằng cách chia sẻ trước thông tin tình báo của Hoa Kỳ với ông Putin.
Các lệnh trừng phạt kinh tế đối với cuộc xâm lược Ukraine nên nhắm vào cả Trung Quốc và Nga, biện pháp này sẽ khuyến khích Bắc Kinh tác động đến Moscow để rút lui sự chiếm đóng của họ.
Các biện pháp trừng phạt thứ cấp (trừng phạt đối với Trung Quốc) là hoàn toàn cần thiết để buộc Trung Quốc, với tư cách là đối tác chi phối trong trục Trung Quốc-Nga, chấm dứt ngay lập tức cuộc xâm lược Ukraine. Bắc Kinh có khả năng ngăn chặn đổ máu. [Trong khi] Hoa Kỳ và các đồng minh có sức mạnh buộc Trung Quốc phải làm như vậy.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden cho biết “ông Putin sẽ là người bị xa lánh trên trường quốc tế. Bất kỳ quốc gia nào chống lại sự xâm lược trắng trợn của Nga đối với Ukraine sẽ bị sự liên kết làm vấy bẩn.”
Lập luận này cũng đúng với Trung Quốc. Bất kỳ quốc gia nào chống lại sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với hành động xâm lược trắng trợn chống lại Ukraine sẽ bị sự liên kết làm vấy bẩn.
Chính phủ của ông Biden phải dùng hành động để chứng minh thay cho lời nói. Trừ khi Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow ngang bằng với phương Tây, [nếu không thì] chúng ta hãy áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự đối với Trung Quốc.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Các cuốn sách mới nhất của ông là “The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony” (“Tập Trung Quyền Lực: Thể Chế Hóa, Hệ Thống Phân Cấp, và Quyền Bá Chủ”) xuất bản năm 2021 và “Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea” (“Các Cường Quốc Lớn, Các Chiến Lược Lớn: Trò Chơi Mới ở Biển Đông”) xuất bản năm 2018.
Bình Nguyên biên dịch