Huyền Anh
Theo Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) William Burns, giới lãnh đạo Trung Quốc đã không lường trước được sức mạnh của Hoa Kỳ và các đồng minh đối với Nga trong cuộc chiến Ukraine. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định của ĐCS Trung Quốc về một cuộc xâm lược tiềm tàng nhắm vào Đài Loan.
Ông Burns phát biểu trong phiên điều trần thường niên của Uỷ ban tình báo Hạ viện về đánh giá mối đe dọa, diễn ra vào ngày 8/3.
Ông cũng nói thêm rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây và việc phương Tây lên án Nga có “tác động đến tính toán của Trung Quốc” về Đài Loan nhưng cảnh báo rằng hai kịch bản này hoàn toàn không giống nhau.
Ông Burns nói: “Tôi sẽ không đánh giá thấp Chủ tịch Tập và quyết tâm của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với Đài Loan”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Cận Bình tuyên bố khai mạc Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022 tại Sân vận động quốc gia ở Bắc Kinh, 04/02/2022 (Ju Peng / Pool / AFP, qua Getty Images)
Bình luận của ông Burns được đưa ra sau khi công bố Báo cáo thường niên của Văn phòng Cơ quan Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA), trong đó xác định Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với quốc gia này vào năm 2022. Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò trọng tâm của việc Đài Loan tiếp tục tự quản trong quan hệ Trung – Mỹ.
“ĐCS Trung Quốc sẽ nỗ lực thúc đẩy việc thống nhất Đài Loan, cắt giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, thúc đẩy mối quan hệ giữa Washington và các đối tác của họ, đồng thời thúc đẩy một số quy tắc có lợi cho hệ thống độc tài của họ”, báo cáo cho biết.
“Bắc Kinh sẽ thúc ép Đài Loan tiến tới thống nhất và sẽ phản ứng lại những gì họ coi là ‘can dự’ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Chúng tôi đoán rằng, sự bất hoà sẽ gia tăng nếu Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo này, cũng như việc các nhà lãnh đạo Đài Loan chống lại áp lực của Bắc Kinh đối với tiến trình thống nhất”.
Đài Loan là một thực thể tự quản từ năm 1949, nhưng ĐCS Trung Quốc vẫn luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai với đại lục.
Ông Burns nói thêm rằng, ĐCS Trung Quốc đã không lường trước được những khó khăn quân sự mà Nga đang phải đối mặt, và họ không hiểu được rằng, một khi các quốc gia phương Tây hợp lực thì có thể gây ra những hậu quả gì cho Nga.
Ông Burns cho hay, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc đã không đánh giá cao rằng, “thiệt hại về danh tiếng” dồn lên Nga có thể sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của chính Trung Quốc, do mối quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Điện Kremlin.
Ông Burns nói rằng, ĐCS Trung Quốc sẽ không hết ngạc nhiên trong ngắn hạn, vì sự kiện Nga xâm lược Ukraine “đã vô hình trung gắn kết người dân châu Âu và người Mỹ hơn bao giờ hết”.
Một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ là, liệu cuộc chiến của Nga với Ukraine và phản ứng của phương Tây, đã ngăn chặn một cuộc chiến tiềm tàng ở Đài Loan hay chưa.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Scott Berrier cũng cho biết tại buổi điều trần rằng, Ukraine và Đài Loan là “hai thực thể hoàn toàn khác nhau”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ĐCS Trung Quốc sẽ “theo dõi rất, rất cẩn thận” về cục diện Chiến tranh ở Ukraine.
Bất chấp quan điểm của cộng đồng tình báo Mỹ, số phận của Ukraine và vị thế của nó – một biểu tượng của tự do dân chủ đối mặt với chế độ chuyên chế độc tài – là điều mà giới lãnh đạo Đài Loan đã nhiều lần chỉ ra trong những tuần qua.
“Tôi hy vọng rằng tự do và dân chủ có thể tiếp tục nở rộ ở cả hai quốc gia của chúng tôi”, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong một tweet. https://platform.twitter.com/embed/Tweet.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-0&features=eyJ0ZndfZXhwZXJpbWVudHNfY29va2llX2V4cGlyYXRpb24iOnsiYnVja2V0IjoxMjA5NjAwLCJ2ZXJzaW9uIjpudWxsfSwidGZ3X2hvcml6b25fdHdlZXRfZW1iZWRfOTU1NSI6eyJidWNrZXQiOiJodGUiLCJ2ZXJzaW9uIjpudWxsfSwidGZ3X3NwYWNlX2NhcmQiOnsiYnVja2V0Ijoib2ZmIiwidmVyc2lvbiI6bnVsbH19&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1501219658833137664&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2Fthe-gioi%2Ftrung-quoc-khong-khoi-lo-lang-truoc-phan-ung-cua-phuong-tay-doi-voi-ukraine-giam-doc-cia-321199.html&sessionId=dfaed087dd8ee640cfbe0d19c61e5a934ab7ff6f&siteScreenName=NtdViet&theme=light&widgetsVersion=2582c61%3A1645036219416&width=550px
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Joseph Wu cho biết trong một cuộc họp báo ngày 7/3, “Nhiều người dân Đài Loan sẽ nói như tôi bây giờ: Tôi là người Ukraine”.
Bắc Kinh có lo lắng trước các đòn trừng phạt đối với Nga, tiêu biểu là Thuỵ Sĩ?
Nếu ĐCS Trung Quốc vẫn đang suy tính xem thế giới sẽ phản ứng như thế nào nếu tiến hành một cuộc tấn công vào Đài Loan, thì có lẽ lệnh trừng phạt hiện tại của Thụy Sĩ đối với Nga có thể coi là một lời cảnh báo.
Cho đến nay, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tuyên bố cấm các ngân hàng Nga tham gia vào mạng lưới tài chính SWIFT và đã đóng băng dự trữ ngoại hối ước tính khoảng 640 tỷ USD của Nga. Đồng thời, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ truy quét tài sản của các nhà tài phiệt Nga trên toàn cầu.
Ngay cả Thụy Sĩ cũng từ bỏ quan điểm trung lập truyền thống và áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt tài chính do EU áp đặt, bao gồm cả việc đóng băng tài sản của những người đóng vai trò quan trọng trong chính phủ Nga và các nhà tài phiệt ở Thụy Sĩ. Động thái này có thể không ảnh hưởng nhiều đến tình hình chiến tranh Nga – Ukraine, nhưng nó khiến ĐCS Trung Quốc lo sợ.
Dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho thấy, “Người Nga nắm giữ gần 11,24 tỷ USD ở Thụy Sĩ vào năm 2020”. Tuy nhiên, tài sản của các quan chức cấp cao của ĐCS Trung Quốc ở Thụy Sĩ vượt xa con số này. Sự khác biệt không phải là vài lần, mà là hàng trăm lần!
Báo cáo Tỷ phú của UBS và PwC năm 2018 chỉ ra rằng, “Các tỷ phú Trung Quốc đã tăng số lượng từ 318 người năm 2016 lên 373 người vào năm 2017, với tổng tài sản tăng lên 39%, tương đương 1,12 nghìn tỷ USD”. Điều này có nghĩa là tổng tài sản của 4 tỷ phú Trung Quốc sẽ vượt rất nhiều so với tổng tài sản của người Nga ở Thụy Sĩ vào năm 2020.
Cũng một báo cáo Tỷ phú của UBS và PwC khác vào năm 2020 đã ghi nhận khối tài sản có tổng giá trị 1,7 nghìn tỷ USD thuộc sở hữu của 415 tỷ phú Trung Quốc.
Trên thực tế, dữ liệu trên chỉ là một phần tài sản ở nước ngoài của các chức sắc ĐCS Trung Quốc mà thôi.
Các ngân hàng Thụy Sĩ là lựa chọn hàng đầu để các quan chức ĐCS Trung Quốc tham nhũng, cũng như những kẻ khủng bố và các nhóm tội phạm che giấu tiền bẩn của họ. Thụy Sĩ quản lý tới một phần ba tài sản của thế giới.
Mặc dù các ngân hàng Thụy Sĩ tuân thủ quy tắc im lặng và đã có được danh tiếng về sự thận trọng, nhưng họ dần dần áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo chung như một phần của nỗ lực truy quét trốn thuế và gian lận.
Với việc chính phủ Thụy Sĩ gia nhập EU và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, động thái này sẽ gửi một thông điệp tới các quan chức tham nhũng của ĐCS Trung Quốc: tiền của quý vị không còn an toàn ở Thụy Sĩ. Nó cũng sẽ khiến ĐCS Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ hơn về việc xâm lược Đài Loan, vì Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả tàn khốc từ các lệnh trừng phạt quốc tế. Chỉ suy nghĩ đó thôi cũng mang đến cơn ác mộng cho các quan chức Đảng tham nhũng.
Thế giới đãng dõi theo phản ứng của Trung Quốc
Hôm 5/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gây áp lực lên Trung Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraine rằng “thế giới đang dõi theo” phản ứng của Trung Quốc trước ‘Chiến dịch quân sự đặc biệt’ của Nga tại Ukraine, trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục từ chối lên án Nga về hành vi xâm lược quân sự với quốc gia láng giềng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra nhận xét trên trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Theo một tuyên bố, hai bên đã thảo luận về điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ gọi là “cuộc chiến tranh vô cớ và phi lý của Moscow chống lại Ukraine”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết: “Thế giới đang theo dõi xem quốc gia nào sẽ đứng lên bảo vệ các quyền lợi và nguyên tắc cơ bản về tự do, quyền tự quyết cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.
“Ngoại trưởng nhấn mạnh rằng, thế giới đang đồng lòng để lên án và đáp trả hành động gây hấn của Nga, đảm bảo rằng Moscow sẽ phải trả giá đắt”, ông cho biết.
Cơn mưa trừng phạt của phương Tây dội xuống Nga sẽ có tác động như thế nào đến kế hoạch của Bắc Kinh đối với Đài Loan? Một tầm nhìn về ‘Trật tự thế giới mới’ của hai nhà lãnh đạo trước thềm Olympic Bắc Kinh cộng với cái giá mà Nga phải trả cho cuộc chiến Ukraine có làm cho nghị trình của Trung Quốc thay đổi? Hay nó sẽ khiến Bắc Kinh thêm quyết tâm đối với hòn đảo Đài Loan này?
Với việc Nga đang tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, nhiều người đang tự hỏi còn bao lâu nữa cho đến khi Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Dù vậy, Nga đang phải trả giá đắt cho hành vi xâm phạm Ukraine dưới nhiều hình thức khác nhau.
Các doanh nghiệp lớn của phương Tây đang cắt đứt quan hệ với Nga. Bao gồm BP, Royal Dutch Shell và các doanh nghiệp đa quốc gia khác. Chỉ nhiêu đó thôi đã đủ để hàng tỷ USD vuột mất.
Thêm vào đó, các cuộc tẩy chay hàng hóa Nga ở châu Âu và các nơi khác cũng đang diễn ra. Các ngân hàng Nga đang mất quyền truy cập vào dịch vụ thanh toán tài chính toàn cầu SWIFT và quyền truy cập vào nguồn dự trữ ngoại hối trị giá 630 tỷ USD cũng đã bị hạn chế. Thị trường chứng khoán Nga đã đóng cửa, lãi suất đã tăng gấp đôi lên 20% và đồng rúp của Nga hiện có giá trị chưa đến một xu. Một tấm biển bên ngoài trụ sở của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, hay SWIFT, ở Terhulpen, gần Brussels, Bỉ, hôm 25/02/2022. (Ảnh: James Arthur Gekiere/Belga Mag/AFP/Getty Images)
Ở phương Tây, các quỹ có tài sản của Nga đang giảm mạnh. Sự phản đối kịch liệt của công chúng và phương tiện truyền thông ở châu Âu và Bắc Mỹ không ngừng. Châu Âu và Canada đã cấm máy bay Nga bay vào không phận của họ. Ngay cả du thuyền thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga cũng đang bị thu giữ, điều này phải thừa nhận là mang tính biểu tượng hơn là chiến lược. Hoa Kỳ có thể loại bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô-la Mỹ SWIFT, thúc đẩy sự tách biệt tài chính Mỹ-Trung (Ảnh của FREDERIC J. BROWN / AFP qua Getty Images)
Đáp lại, Moscow đang cố gắng gây khó khăn cho các công ty nước ngoài rời khỏi Nga, ít nhất là trong ngắn hạn.
Trung Quốc sẽ giải cứu Nga?
Để chống lại việc mất thị trường ở phương Tây, Trung Quốc hiện đang nhập khẩu ngũ cốc từ Nga, một nhà cung cấp lúa mì chính, trong số các thỏa thuận khác. Nhưng ngay cả điều đó cũng đang có vấn đề.
Và hiện tại, cuộc xâm lược Ukraine cũng đặt ra một số thách thức đối với Bắc Kinh.
Một là cân bằng giữa “sự hỗ trợ không giới hạn” của họ dành cho Moscow. Hai là tránh việc Nga bị tách khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Một vấn đề khác là rủi ro bị quốc tế lên án và các đòn trừng phạt kinh tế. Điều đó đặt ra câu hỏi, liệu một cuộc xâm lược Đài Loan có dẫn đến một kết cục tương tự cho Trung Quốc hay không.
Bắc Kinh cân nhắc phản ứng tiềm tàng của phương Tây
Không rõ chính xác các đối tác thương mại phương Tây sẽ phản ứng như thế nào trước động thái của Trung Quốc với Đài Loan. Nếu phản ứng của họ có bất kỳ điểm nào giống với cuộc xâm lược Ukraine thì hệ quả sẽ rất tàn khốc. Việc tách khỏi hệ thống toàn cầu sẽ rất khó khăn và tốn kém cho Trung Quốc, cũng như mọi quốc gia khác có liên quan trong nhiều năm tới.
Nhưng một cuộc xâm lược không phải là cách duy nhất để Bắc Kinh đạt được các mục tiêu của mình đối với Đài Loan. Bức ảnh máy bay quân sự của ĐCSTQ quấy rối Đài Loan. (Do Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc cung cấp)
Ví dụ, có khả năng Đài Bắc có thể phản ứng trước cái chết và sự hủy diệt của Ukraine bằng cách đề nghị đồng ý với một số loại thỏa thuận không đối đầu với Bắc Kinh.
Một thỏa hiệp như vậy có thể giống Hồng Kông từ năm 1997 đến 2018 hơn là Ukraine 2022. Nếu điều này trở thành hiện thực, nó có thể giúp Trung Quốc bớt đau đớn hơn trong trường hợp bị lệch khỏi trục kinh tế với các đối tác thương mại phương Tây, đồng thời cho phép Đài Loan tự chủ ở một mức độ nào đó trong lĩnh vực kinh tế.
Viễn cảnh đó tốt nhất là không nên diễn ra vì sự tiếp quản gần đây của Bắc Kinh đối với Hồng Kông.
Liệu Trung Quốc có thua kém phương Tây?
Tuy nhiên, điều rõ ràng là Trung Quốc được hưởng lợi về kinh tế ở phương Tây, đặc biệt là ở Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ. Tác động của việc mất quyền tiếp cận các thị trường đó chắc chắn sẽ nằm trong tâm trí của giới lãnh đạo ĐCS Trung Quốc.
Đó là lý do tại sao Bắc Kinh đang đánh giá cẩn thận phản ứng của phương Tây đối với Nga, đồng thời tính toán các chi phí kinh tế tiềm tàng có thể xảy ra sau cuộc xâm lược Đài Loan.
Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, đối với Trung Quốc, vấn đề chính trị và địa chính trị được ưu tiên hơn các mối quan tâm kinh tế. Nói tóm lại, Bắc Kinh sẵn sàng chịu mọi chi phí kinh tế để đổi lấy quyền kiểm soát Đài Loan.
Nhưng đó không phải là thử thách duy nhất.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times