Chiến tranh, trừng phạt, và nền kinh tế Hoa Kỳ

Milton Ezrati

Người Ukraine băng qua một con đường dưới một cây cầu bị phá hủy trong khi chạy trốn khỏi Irpin, ngoại ô Kyiv, Ukraine, hôm 08/03/2022. (Ảnh: Felipe Dana/AP)

Người Mỹ sẽ phải đối mặt với một số nỗi đau, nhưng rất nhỏ so với người dân nơi khác

Quyết định xâm lược Ukraine của Nga đã tạo ra vô số khó khăn. Vì vậy, Hoa Kỳ và các đồng minh cũng có các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Mọi người khi đánh giá những vấn đề này nên lưu ý những mức độ tương đối của sự đau khổ.

Tồi tệ nhất là nỗi đau áp đặt cho người dân Ukraine, như thể hiện rõ ràng trong các bức ảnh và báo cáo lọt ra khỏi đất nước bất hạnh đó.

Thứ hai là sự đau khổ của người dân Nga khi các lệnh trừng phạt phá hủy nền kinh tế nước đó. Một số người có thể xứng đáng với điều này, chắc chắn là đối với ông Vladimir Putin và những người thân cận của ông, nhưng cũng chắc chắn không phải đối với những người Nga bình thường, [bởi vì] không ai trong số họ có quyền tham gia vào quyết định của Điện Kremlin.

Mặc dù không đáng kể, ít hơn thế nhiều, là nỗi đau đang bị gây ra cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Phần thiệt hại nhỏ hơn này là chủ đề của thảo luận này.

Gánh nặng đáng kể nhất của Hoa Kỳ đến từ chi phí năng lượng ngày càng tăng. Chỉ trong vài tuần kể từ khi Nga xâm lược và lệnh trừng phạt có hiệu lực, giá xăng tại trạm xăng đã tăng 17.3% từ mức trung bình quốc gia là 3.58 USD/gallon lên 4.20 USD, một kỷ lục. Giá một thùng dầu thô đã tăng 20%, ​​và giá khí đốt tự nhiên đã tăng gần 10%. Đây là một gánh nặng đáng kể đối với những người đàn ông và phụ nữ đang làm việc trên khắp đất nước Hoa Kỳ, mặc dù không thể bằng mối đe dọa hiện hữu mà người Ukraine phải đối mặt.

Giá xăng hơn 7.00 USD/ gallon được niêm yết tại một trạm xăng ở trung tâm thành phố Los Angeles, ở California, hôm 09/03/2022. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)

Mức độ tăng giá không còn nghi ngờ gì nữa đã khiến Hoa Thịnh Đốn ngạc nhiên. Mặc dù nghiêm khắc ở nhiều khía cạnh, các biện pháp trừng phạt rõ ràng đã làm mất đi nguồn cung năng lượng của Nga trên thị trường thế giới. Không có đề cập nào đến dầu và khí đốt trong thông báo ban đầu. Các biện pháp trừng phạt đã nhằm vào tài chính và những việc mua công nghệ của Nga.

Ngay cả khi loại Nga ra khỏi mạng lưới truyền thông  các giao dịch tài chính toàn cầu SWIFT, Hoa Kỳ và các đồng minh đã đưa ra biện pháp miễn trừ cho việc bán năng lượng của Nga. Không có mục đích nào trong đó nhằm giảm bớt căng thẳng cho Nga. Thay vào đó, các biện pháp này nhằm mục đích tránh khó khăn đáng kể mà việc cắt giảm năng lượng có thể gây ra đối với một Âu Châu phụ thuộc nhiều vào các nguồn [năng lượng] của Nga, đặc biệt là Đức. Ở một mức độ thấp hơn, việc miễn trừ cho năng lượng của Nga cũng nhằm giảm bớt tổn thất cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, những người vốn đã phải hứng chịu lạm phát chung, bao gồm cả giá năng lượng tăng nhanh.

Bất chấp các trường hợp miễn trừ chính thức, các vấn đề đã ngay lập tức nảy sinh trong việc cung cấp hàng hóa của Nga cho người tiêu dùng. Các hãng vận tải miễn cưỡng nhận hàng hóa của Nga và một số công ty bảo hiểm từ chối chi trả. Các nguồn tin không chính thức cho rằng bất chấp các khoản được cho phép trong chế độ trừng phạt, khoảng 70% lượng dầu và khí đốt của Nga không thể tìm được điểm đến.

Đồng thời, người tiêu dùng dầu và khí đốt trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, bắt đầu bước vào tình huống điên cuồng đặt hàng trước và tích trữ. Họ biết, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, rằng không có sự thiếu hụt căn bản. Ngay cả quyết định sau đó của Tòa Bạch Ốc về việc cấm nhập cảng dầu và khí đốt của Nga cũng không mấy là [nguyên nhân] lo ngại trực tiếp, vì số lượng này chỉ chiếm 2.5% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Hoa Kỳ.

Thay vào đó, người mua hành động dựa trên sự không chắc chắn về tương lai—rằng chính sách trừng phạt cuối cùng sẽ cấm tất cả các hoạt động mua năng lượng của Nga hoặc ông Putin, để bất chấp những kẻ hành hạ mình, sẽ cực đoan từ chối cung cấp năng lượng của Nga cho thế giới, một hành động tự sát về mặt kinh tế, nhưng dù sao cũng là có thể xảy ra trong một nền kinh tế mà nếu không thì sụp đổ. Nhu cầu đột ngột này đã làm tăng giá trên toàn thế giới.

Các vấn đề sẽ bớt căng thẳng hơn nếu chính phủ của ông Biden vẫn chưa đóng cửa một phần đáng kể hoạt động sản xuất năng lượng của Bắc Mỹ. Vào ngày đầu tiên nhậm chức của Tổng thống Joe Biden, ông đã làm gián đoạn dòng chảy tiềm năng của dầu Canada ra thị trường bằng cách đóng Đường ống Keystone XL.

Những dặm ống chưa sử dụng, được chuẩn bị cho đường ống Keystone XL, ở rất nhiều bên ngoài Gascoyne, North Dakota, hôm 14/10/2014. (Ảnh: Andrew Burton/Getty Images)

Trong 14 tháng qua, các cơ quan điều hành đều không khuyến khích cả hoạt động khoan thông thường và khoan fracking. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, sản lượng nhiên liệu hóa thạch trong nước của Hoa Kỳ ngày nay thấp hơn 16% so với tháng 12/2019.

Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước thặng dư năng lượng sang một nước nhập cảng ròng dầu và khí đốt. Nếu các nguồn nội địa này vẫn tồn tại, có thể chắc chắn rằng sự gia tăng giá dầu và khí đốt gần đây có thể đã ít khắc nghiệt hơn và những khó khăn kèm theo do đó cũng đã có thể ít hơn như thế.

Tuy nhiên, nỗi đau về giá trước mắt này có vẻ như đã được định sẵn sẽ tiêu tan trong dài hạn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga sản xuất nhiều nhất khoảng 10% nhu cầu năng lượng toàn cầu. Phân tích của cơ quan này chỉ ra rằng, nếu Tòa Bạch Ốc chấp nhận, thì các nguồn cung đúng lúc khác đã có thể thay thế cho việc mất nguồn cung cấp từ Nga, bao gồm cả ở Hoa Kỳ.

Tất nhiên, sẽ mất thời gian để thu thập những nguồn cung cấp nhỏ này và đưa chúng đến nơi cần thiết. Một khi việc này được thực hiện, một số áp lực giá năng lượng gay gắt nhất hiện nay sẽ giảm bớt, ngay cả khi giao tranh vẫn diễn ra và các vấn đề với năng lượng của Nga trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, tạm thời thì những áp lực về giá đó sẽ gây ra những khó khăn.

Bên cạnh năng lượng, các lệnh trừng phạt dường như không ảnh hưởng nhiều đến người Mỹ bình thường. Cả chiến tranh và các lệnh trừng phạt dường như không làm trầm trọng thêm các vấn đề chung của chuỗi cung ứng, vốn đã tan biến.

Lệnh cấm bán công nghệ là một vấn đề nhỏ đối với nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung. Tất cả xuất cảng của Hoa Kỳ sang Nga chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ. Công nghệ lại chỉ là một phần của con số đó, mặc dù các biện pháp trừng phạt tài chính có thể sẽ ngăn chặn tất cả các hoạt động bán hàng như vậy.

Việc ngừng bán hàng công nghệ này có thể cắt giảm doanh thu của các công ty riêng lẻ có định hướng tới Nga, nhưng một đánh giá không chính thức về các báo cáo doanh nghiệp chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng tồi tệ nhất chỉ chiếm dưới 15% tổng doanh thu của bất kỳ công ty nào và ít hơn rất nhiều đối với hầu hết các công ty. Một khoản lỗ như vậy chắc chắn sẽ gây tổn hại cho các cổ đông của những công ty cụ thể, vì việc Nga quốc hữu hóa tài sản của người Mỹ ở quốc gia đó sẽ gây tổn hại cho các công ty khác. Nhưng ảnh hưởng này sẽ không có mấy tác dụng đến cuộc sống của một người đàn ông hoặc phụ nữ làm việc bình thường, ngoại trừ có thể mang lại một số điều chỉnh đối với giá trị [các khoản] IRA hoặc 401(k) của họ. Những tác động này chắc chắn dường như không thể dẫn đến việc sa thải nhân viên.

Tương tự như vậy, các biện pháp trừng phạt tài chính nghiêm khắc, mặc dù là một khó khăn lớn đối với Nga, nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế của hầu hết người Mỹ. Mọi vấn đề sẽ chủ yếu đổ dồn vào giới tinh hoa. Ví dụ, việc quản lý các hạn chế [tài chính] này sẽ gây đau đầu và gây tốn chi phí lên các tổ chức tài chính Hoa Kỳ và các cơ quan quản lý của họ, nhưng những tổ chức tài chính phải chịu đựng ảnh hưởng theo cách này nằm trong hệ thống nền kinh tế lớn của Hoa Kỳ là một nhóm nhỏ.

Một số ngân hàng đầu tư, trước đây đã kiếm tiền bằng cách giúp chính phủ Nga và các công ty có được nguồn tài chính ở thị trường Hoa Kỳ và Âu Châu, sẽ mất đi một nguồn doanh thu, nhưng có thể không phải là một phần lớn trong thu nhập tổng thể của họ. Các khoản đầu tư nắm giữ chứng khoán của Nga sẽ bị gián đoạn và thua lỗ, một số tạm thời và một số vĩnh viễn. Nhưng ngoài những ảnh hưởng phải có đối với hầu hết IRA và 401 (k), những vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất ít đến đời sống kinh tế và tài chính của hầu hết người Mỹ.

Đây là cách mọi thứ diễn ra bây giờ. Như người ta vẫn thường nói, tình hình rất bất ổn và có thể thay đổi nhanh chóng. Như mọi khi trong chiến tranh, những ẩn số dường như luôn áp đảo các kế hoạch, ngay cả đối với các quốc gia và dân số không trực tiếp tham gia. Cho đến nay, nền kinh tế Hoa Kỳ và người dân ở đây đã thoát khỏi với tương đối ít sự căng thẳng. Tương lai chỉ có những điều bất ngờ.

Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)

Chánh Tín biên dịch

Related posts