Huyền Anh
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai hôm thứ Năm (31/3) từ chối cho biết việc Đài Loan có được mời tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương của chính quyền ông Biden hay không, khiến Thượng viện chỉ trích rằng việc loại trừ hòn đảo này sẽ bỏ lỡ một cơ hội.
Đài Loan đã bày tỏ mong muốn trở thành “thành viên đầy đủ” trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) sắp tới, đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền nước này nhằm chống lại sức ép kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Tư cách thành viên của Đài Loan vẫn đang bị ‘bỏ ngỏ
Chính quyền nước này cho biết, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) vẫn còn non trẻ, đặt mục tiêu phát triển toàn diện nhưng chưa công khai chi tiết bất kỳ kế hoạch thành viên nào. IPEF được thiết kế như một khuôn khổ kinh tế linh hoạt sẽ gắn kết các thành viên về an ninh chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn lao động, năng lượng xanh và các vấn đề khác.
Bà Katherine Tai làm chứng trước Ủy ban Tài chính Thượng viện, gọi Đài Loan là một đối tác thiết yếu, nhưng không có quyết định nào được đưa ra về tư cách thành viên. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. (Ảnh Getty Images)
“Về quan điểm của Đài Loan, nói chung, chúng tôi đang trao đổi với những ai người tâm đến việc tham gia khuôn khổ này”, bà Tai nói khi được Thượng nghị sĩ Bob Menendez hỏi liệu hòn đảo này có được mời tham gia khuôn khổ này hay không.
“Việc tham gia vào Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) vẫn đang được xem xét, và theo như tôi biết thì chưa có quyết định nào được đưa ra”, bà Tai, một luật sư người Mỹ gốc Á đã được chỉ định làm Đại diện Thương mại Mỹ cho biết.
Ông Menendez trả lời rằng, hòn đảo do chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là một đối tác thương mại và chiến lược quan trọng gắn bó với an ninh kinh tế của Hoa Kỳ.
“Tôi hiểu được ý tứ của câu trả lời đó rằng, chúng tôi sẽ không đưa Đài Loan vào IPEF, đồng nghĩa với việc chúng tôi đang bỏ lỡ cơ hội”, ông nói.
Cuộc trao đổi diễn ra sau một lá thư ngày 30/3 từ 200 thành viên Quốc hội của cả lưỡng đảng, bao gồm các đảng viên Cộng hòa Michael McCaul, Liz Cheney và Elise Stefanik, và các đảng viên Dân chủ Ted Lieu, Ro Khanna và Elissa Slotkin, thúc giục bà Tai và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo mời Đài Loan tham gia IPEF.
“Sự tham gia của Đài Loan cũng sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng rằng, Hoa Kỳ sẽ sát cánh cùng với các đồng minh và đối tác của mình và sẽ không bị CHND Trung Hoa bắt nạt”, các đại diện cho biết, đề cập đến Trung Quốc.
Bức thư đã được đăng tải trên trang web chính thức của Quốc hội. Tổng thống Đài Loan Thái Anh văn phát biểu trong chuyến thăm Căn cứ Không quân Bành Hồ ở quận Bành Hồ, Đài Loan, vào ngày 22/9/2020. (Ảnh: Sam Yeh / AFP qua Getty Images)
Một số nhà phân tích cho rằng, việc Đài Loan tham gia vào kế hoạch này có thể khiến các nước trong khu vực do dự tham gia vì sợ bị Trung Quốc trả đũa.
Bộ Thương mại đã chuyển yêu cầu bình luận của Reuters tới Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng. Cơ quan này cũng cho biết, không có quyết định nào được đưa ra về tư cách thành viên của Đài Loan.
Người phát ngôn của Đại sứ quán của Đài Loan tại Washington cho biết: “Về IPEF, Đài Loan sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Mỹ thông qua các cơ chế, kênh kinh tế và thương mại hiện có”.
Mặc dù không có quan hệ chính thức với Washington, nhưng Đài Loan là một trong những nền kinh tế và dân chủ sôi động nhất châu Á, đồng thời là nhà sản xuất hàng đầu các chất bán dẫn quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đài Loan ủng hộ Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ
Trưởng đoàn đàm phán Thương mại John Deng cho biết vào ngày 09/03 khi ông phát biểu tại hội thảo qua mạng về vai trò của Đài Loan trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Viện Brookings – một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington tổ chức: “Đài Loan rất sẵn lòng ủng hộ Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ”. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến từ Phòng Roosevelt của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 15/11/2021. (Ảnh Getty Images )
Vào ngày 11/02, Nhà Trắng đã phát hành một văn bản dài 18 trang về Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương khi Mỹ đang đặt mục tiêu đẩy lùi những gì nước này coi là nỗ lực của Trung Quốc để tạo ra một phạm vi ảnh hưởng trong khu vực và trở thành cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới. Báo cáo cho biết các chính phủ khu vực nên có quyền tự do và không bị ép buộc khi đưa ra các lựa chọn về chủ quyền của riêng họ.
Báo cáo cũng đề cập đến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương mà chính quyền Biden có kế hoạch khởi động vào đầu năm nay. Theo báo cáo, mối quan hệ đối tác đa phương sẽ là cơ sở cho việc tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư và ngoại giao của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi được Chính quyền Trump công nhận là “trọng điểm của thế giới”.
Ông Deng nói trong khi đưa ra nhận xét quan trọng của mình vào ngày 09/03: “Chúng tôi tin rằng sự tham gia của chúng tôi sẽ củng cố hơn nữa khuôn khổ này. Đài Loan là một đối tác đáng tin cậy và ổn định về mặt chính trị và kinh tế”.
Trung Quốc là mối đe dọa với trật tự thế giới
Bộ trưởng không bộ Đài Loan (Bộ trưởng không phụ trách một bộ cụ thể nào) cho biết hòn đảo này đã tích cực duy trì an ninh chuỗi cung ứng và không bao giờ gây sức ép lên các nước khác về mặt kinh tế. Thông điệp đề cập đến các hành vi thương mại không công bằng của nước láng giềng lớn nhất qua eo biển Đài Loan – Trung Quốc.
Trong hai năm qua, Bắc Kinh đã hạn chế nhập khẩu từ Úc, bao gồm thịt bò, than và nho, để trả đũa việc Úc kêu gọi điều tra nguồn gốc của COVID-19. Trung Quốc cũng áp đặt thuế quan đối với rượu và lúa mạch của nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc họp của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 13, hôm 8/3/2022, tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Andrea Verdelli / Getty Images)
Trong khi đó, coi Đài Loan là một phần lãnh thổ mình, Trung Quốc đã cố gắng chèn ép Đài Loan một cách chiến lược trên bình diện toàn cầu, đồng thời quấy nhiễu lực lượng không quân của Đài Loan bằng các cuộc xâm nhập lặp đi lặp lại. Theo truyền thông Đài Loan, hòn đảo này đã chứng kiến số lượng kỷ lục là 961 cuộc xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào vùng biển và vùng trời của họ trong 239 ngày vào năm 2021.
Ông Deng nói tại sự kiện trực tuyến: “Tham vọng chính trị và quân sự của Trung Quốc cũng cho thế giới thấy rằng nước này là mối đe dọa đối với trật tự thế giới. Tôi muốn thuyết phục chính phủ Mỹ và tôi hy vọng tất cả khán giả tham gia hội thảo ngày hôm nay có thể giúp chúng tôi truyền tải thông điệp này đến chính phủ Mỹ rằng Đài Loan muốn trở thành một thành viên đầy đủ của khuôn khổ này”.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times