Huyền Anh
Có lẽ cả thế giới đều biết ĐCS Trung Quốc mang tâm lý chống lại Đài Loan. Vậy thì tại sao ĐCS Trung Quốc lại muốn xóa sổ sự tồn tại của nền dân chủ độc lập này?
Đài Loan, chính thức được gọi là Trung Hoa Dân Quốc (ROC), đã đe dọa một tiền đề hoàn toàn sai lầm rằng, ĐCS Trung Quốc là chính phủ tốt nhất trên thế giới và đặc biệt tốt đối với người dân Trung Quốc.
Về cơ bản, việc ĐCS Trung Quốc lo ngại Đài Loan giống như một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc, “một tia lửa nhỏ cũng có thể thổi bùng ngọn lửa trên thảo nguyên”.
Một mối đe dọa về ý thức hệ
Đài Loan không chỉ là một nền dân chủ hưng thịnh. Trên hết, nó còn là một mối đe dọa về ý thức hệ đối với ĐCS Trung Quốc. Đài Loan đại diện cho một quốc gia nơi cá nhân là người lãnh đạo, và chính phủ phục vụ người dân. Điều này được nêu rõ trong Hiến pháp của Đài Loan: “Chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc thuộc về người dân”.
Ở Trung Quốc, chủ quyền nằm trong tay Đảng: ĐCS Trung Quốc là người cai trị, và nhân dân phải phụng sự Đảng. Kiểu suy nghĩ này không khác gì cách mà quần chúng bị đối xử dưới thời hoàng đế Trung Hoa hoặc nông nô ở châu Âu.
Do đó, Đài Loan là một mối đe dọa ý thức hệ mang tính cách mạng đối với phong cách lãnh đạo độc tài của ĐCS Trung Quốc.
Sự gần gũi
Về mặt địa lý, Đài Loan gần với Trung Quốc — Formosa cách Trung Quốc đại lục khoảng 100 dặm. Một số đảo của Đài Loan, chẳng hạn như đảo Kim Môn, chỉ cách thành phố cảng Hạ Môn của Trung Quốc vài dặm.
Sự ảnh hưởng về mặt tư tưởng của Đài Loan đã khiến ĐCS Trung Quốc phải khiếp sợ. Năm 2019, hơn 2,5 triệu công dân Trung Quốc đã du lịch đến Đài Loan và trước đại dịch COVID-19, trung bình 6 triệu công dân Đài Loan đã đặt chân đến Trung Quốc mỗi năm.
Để xử lý mối đe dọa ý thức hệ này từ trong trứng nước, ĐCS Trung Quốc đã không ngừng sử dụng các biện pháp sâu rộng thông qua các cơ quan truyền thông tẩy não, các biện pháp chiến tranh tâm lý và pháp lý của Mặt trận Thống nhất và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Các phi công của lực lượng không quân Đài Loan chạy đến máy bay chiến đấu F-16V do Mỹ sản xuất tại một căn cứ không quân ở Gia Nghĩa, Đài Loan, 05/01/2022. (Ảnh Getty Images)
Bất chấp các cuộc tấn công ý thức hệ không ngừng chống lại Đài Loan, ý tưởng về dân chủ và tự do cá nhân vẫn tiếp tục lan rộng trên khắp Trung Quốc Đại lục. Ví dụ về các hoạt động ủng hộ dân chủ bao gồm: cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, nơi (ước tính) 10.000 người đã bị thảm sát; sự đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình ở Hồng Kông; cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với phong trào Pháp Luân Công. Những ví dụ này chứng minh rằng, ĐCS Trung Quốc không ngừng đấu tranh để duy trì sự toàn trị áp bức của mình.
Tất nhiên, tuyên truyền tẩy não của ĐCS Trung Quốc đã phớt lờ các cuộc biểu tình chống chế độ, và Bắc Kinh muốn công dân của mình và phần còn lại của thế giới tin rằng ĐCS Trung Quốc đã tạo ra một “phép màu” trong việc biến đổi đất nước của họ.
Lịch sử phân kỳ
Sau khi nhà Thanh sụp đổ năm 1912, hai loại hình chế độ đã nổi lên: dân chủ và cộng sản. Trớ trêu thay, cả hai đều dựa trên hệ tư tưởng của phương Tây.
Đối với Đài Loan, sự chuyển đổi sang chế độ dân chủ được thể hiện trong Ba nguyên tắc của hiến pháp: “… sẽ là một nước cộng hòa dân chủ của dân, do dân và vì dân”. Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan bay cùng máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương, một trong những máy bay quân sự Trung Quốc được cho là đã bay qua Kênh Bashi và eo biển Miyako gần chuỗi đảo Okinawa của Nhật Bản vào ngày 11/5/2018. (Lực lượng Không quân của Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan)
Tư tưởng về quyền bình đẳng được củng cố trong toàn bộ hiến pháp, như:
Điều 5: Hoàn toàn bình đẳng giữa các dân tộc.
Điều 7: Mọi công dân của Trung Hoa Dân Quốc, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, giai cấp hay đảng phái, đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 8: Quyền tự do cá nhân sẽ được bảo đảm cho mọi người… không ai bị bắt hoặc giam giữ ngoài cơ quan tư pháp hoặc cảnh sát theo thủ tục do pháp luật quy định. Không ai bị xét xử hoặc trừng phạt ngoài tòa án theo thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 10: Người dân có quyền tự do cư trú, thay đổi chỗ ở.
Điều 11: Người dân có quyền tự do ngôn luận, giảng dạy, viết lách và xuất bản.
Điều 12: Người dân có quyền tự do về thư từ.
Điều 13: Người dân có quyền tự do tín ngưỡng.
Điều 14: Người dân có quyền tự do hội họp và lập hội.
Điều 15: Bảo đảm quyền tồn tại, quyền làm việc, quyền sở hữu tài sản cho người dân.
Điều 16: Người dân có quyền kiến nghị, khiếu nại và khởi kiện.
Điều 17: Người dân có quyền bầu cử, bãi nhiệm, đưa ra sáng kiến và trưng cầu dân ý.
Rõ ràng là danh sách các quyền tự do trên trái ngược hoàn toàn với việc ĐCS Trung Quốc tăng cường kiểm soát người dân ở đại lục. Ví dụ, quyền tự do ngôn luận bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc. Bất kỳ ai có quan điểm “khác biệt” đều có thể bị quấy rối, ngồi tù và thậm chí bị tra tấn.
ĐCS Trung Quốc đã tạo ra phiên bản siêu công nghệ lạc hậu của “Cảnh sát tư tưởng” được mô tả trong tác phẩm “1984” của George Orwell.
Hệ thống tín dụng xã hội được thực hiện trên khắp Trung Quốc tạo ra những lớp người mới dựa trên hệ thống chấm điểm công dân của ĐCS Trung Quốc, tương tự như hệ thống đẳng cấp năm lớp trong cuốn tiểu thuyết “Brave New World” của Aldous Huxley.
ĐCS Trung Quốc phủ nhận tất cả các quyền tự do được liệt kê trong Hiến pháp Đài Loan đối với người dân Trung Quốc.
Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ, nhưng bảo vệ ai?
Theo Điều 138 và 139 của Hiến pháp Đài Loan, mục đích của Lực lượng vũ trang là để bảo vệ người dân; nó nằm trên sự liên kết của đảng và nó không thể được sử dụng như một công cụ cho quyền lực của cá nhân hay đảng phái. Các thành viên của Lực lượng Bảo vệ Danh dự Quốc phòng diễu hành trong lễ kỷ niệm Quốc khánh ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 10/10/2020. (Ảnh Getty Images)
Tuyên thệ của quân đội Đài Loan nêu rõ, “Tôi nghiêm túc và xin thề sẽ trung thành với quốc gia, bảo vệ an ninh của Quốc gia”.
Cấu trúc phi chính trị này của quân đội Đài Loan trái ngược hoàn toàn với cách ĐCS Trung Quốc đã xây dựng cấu trúc quyền lực của mình. Mục đích của PLA là bảo vệ Đảng. Tuyên thệ nhậm chức của PLA là: “Tôi xin hứa sẽ tuân theo sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc”.
Kết luận
Đài Loan là một mối đe dọa ý thức hệ đối với sự toàn trị của ĐCS Trung Quốc. Mặc dù mối đe dọa xâm lược quân sự của PLA vẫn tiếp tục diễn ra tại Đài Loan, nhưng ĐCS Trung Quốc lo ngại mối đe dọa về ý thức hệ đối với các ý tưởng tự do của Đài Loan hơn bao giờ hết, trong đó gồm bình đẳng trước pháp luật, tự do tôn giáo, tự do hiệp hội, tự do báo chí, quyền riêng tư, tự do đi lại, quyền kiến nghị và quyền làm việc.
Mỗi quyền và tự do này đại diện cho đạo đức và mũi nhọn sinh tử đối với ĐCS Trung Quốc, điều mà người ta hy vọng rằng có thể giải phóng người dân Trung Quốc khỏi chế độ độc tài này.
Các nguyên tắc dân chủ của Đài Loan hứa hẹn sẽ đưa quốc gia này đến với mục tiêu cuối cùng của ‘Binh Pháp Tôn Tử’ trong cuộc chiến chống lại ĐCS Trung Quốc: “Nghệ thuật chiến tranh tối cao là khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”.
Tác giả Guermantes Lailari là một Sĩ quan Đối ngoại của Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu chuyên về Trung Đông và Châu Âu cũng như chống khủng bố, chiến tranh bất thường và phòng thủ tên lửa. Ông đã học tập, làm việc và phục vụ ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong hơn 14 năm và ở Châu Âu trong 6 năm. Ông từng là Tùy viên Không quân Hoa Kỳ tại Trung Đông, từng phục vụ tại Iraq và có bằng cấp cao về Quan hệ quốc tế và Tình báo chiến lược. Ông nghiên cứu các chế độ độc tài và toàn trị đe dọa các nền dân chủ.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times