Tác phẩm điện ảnh “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) ra đời trong bối cảnh Hoa Kỳ đang trải qua nhiều biến động. Với Star Wars, nhà làm phim George Lucas đã khiến một cuộc chiến giả tưởng tại một thiên hà, trở thành niềm hy vọng lớn lao cho một thế hệ người Mỹ vừa hồi phục sau cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
“Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) là một bộ phim có tầm ảnh hưởng toàn cầu trong kỷ nguyên hiện đại. Dư âm và dấu ấn của Star Wars có thể được tìm thấy trong những bộ phim sau đó, với các loại hàng hóa ăn theo, những bộ phim dài tập dường như không có hồi kết trên nền tảng trực tuyến Disney+ hay các công viên giải trí và cả những khách sạn cùng chủ đề, tất cả đều cho thấy một thể loại văn hóa tràn ngập các hiện vật của sử thi không gian. Và không có gì là ngẫu nhiên khi năm 2012 Disney đã mua nhượng quyền thương hiệu từ nhà làm phim George Lucas với giá 4 tỷ USD nhằm cải cách và mở rộng thương hiệu béo bở để thu lợi nhuận khổng lồ.
Hiện nay, khi trải nghiệm khách sạn theo chủ đề “Star Wars” đã không còn quá ấn tượng – và những thông báo về những tập phát sóng tiếp theo về nhân vật Obi-Wan cũng không còn sức hút như nguyên gốc, đã đến lúc chúng ta nhìn lại những giá trị nguồn cội để đánh giá chính xác lý do tại sao một bộ phim viễn tưởng ngoài vũ trụ có thể khơi gợi lòng nhiệt thành của một thế hệ và trở thành tuyệt phẩm văn hóa có một không hai.
Tác giả Joseph Campbell, Cao bồi không gian và võ sĩ Samurai
Bộ phim Star Wars của Lucas ra mắt công chúng vào ngày 25/05/1977 tại 34 rạp chiếu bóng khắp Hoa Kỳ (thêm chín rạp sau hai ngày công chiếu). Chỉ qua sáu ngày khởi chiếu, bộ phim đã thu về 2,556,718 dollar. Và trong suốt mùa hè năm đó, nhiều hàng người nối nhau trước cửa những rạp chiếu bóng để chờ tới lượt thưởng thức bom tấn điện ảnh này.
Bước sang tháng 11, bộ phim đã thu về 187 triệu dollar, chính thức vượt qua doanh thu “ Hàm cá mập” (Jaws) (1975) của đạo diễn Steven Spielberg, để trở thành bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại. Ý tưởng về một bộ phim sử thi khoa học viễn tưởng ngoài không gian của Lucas đã bị làm ngơ bởi các hãng phim lớn như Warner Bros và Disney, và Star War chỉ nhận được kinh phí sản xuất vỏn vẹn khoảng 11 triệu dollar- (đây là một con số rất khiêm tốn so với chuẩn mực của Hollywood thời ấy) – đã trở thành cơn sốt toàn Hoa Kỳ.
Đã có rất nhiều bài viết phân tích về kỹ xảo điện ảnh mang tính đột phá cùng chiến dịch tiếp thị rộng khắp của bộ phim. Trên thực tế, nhiều nhà phê bình đã chỉ ra rằng xu hướng bán đồ chơi ăn theo các bộ phim bom tấn Hollywood bắt nguồn từ chính Star Wars của Lucas.
Quả thực các sản phẩm làm theo thị hiếu của khán giả đã giúp Star Wars tăng sức thu hút đối với khán giả xem phim, đi kèm với công nghệ làm phim tiên tiến thời bấy giờ đã làm nên thành công vang dội. Tuy nhiên, có một yếu tố văn hóa với nội hàm sâu sắc đã đưa Star Wars vào lịch sử điện ảnh. Phần lớn cốt truyện có sự thu hút sâu sắc trong vô thức của công chúng đối với những hình mẫu nhân vật trải qua những biến đổi từ trong tâm linh hòng giành lại một điều: niềm hy vọng mới.
Một trong những yếu tố góp phần chính cho thành công của Star Wars là cách Lucas tích cực vận dụng hành trình biến đổi nội tâm của các nhân vật (hành trình này còn gọi monomyth) và cuộc phiêu lưu của các anh hùng, được mô tả bởi nhà văn, giáo sư, nhà thần thoại học Joseph Campbell.
Trong tác phẩm kinh điển “Người hùng mang ngàn gương mặt” (The Hero with a Thousand Faces), nhà thần thoại học Camp Campbell, đã đặt định cơ sở cho những nhân vật kiểu mẫu, các hình mẫu anh hùng, những điều đã siêu việt qua các nền văn hóa và thời gian. Ông nói rằng: “Sẽ không là quá lời khi nói rằng thần thoại là bí mật khởi nguồn qua đó năng lượng vô tận được quán thâu vào nền văn minh nhân loại. Tôn giáo, triết học, các loại hình nghệ thuật, các hình thức xã hội của con người thời nguyên thủy và trong suốt chiều dài lịch sử, những khám phá hàng đầu trong khoa học và công nghệ, những hoài bão trăn trở, đều được nung nấu từ chiếc nhẫn đơn giản, có phép màu của thần thoại.”
Nhà văn Campell cho rằng truyện huyền thoại có thể được tìm thấy trong hầu hết những tác phẩm cổ xưa và đương đại, vì đối với chúng ta, mô típ truyện này có năng lực phản ánh. Lucas hiểu điều này và khoác lên chúng màu điện ảnh, câu chuyện xoay quanh người anh hùng kiểu mẫu và cuộc đấu tranh siêu việt, là sự đương đầu của chính nghĩa chống lại cái ác.
Nhân vật Tempts Luke ( do Mark Hamill thủ vai) là một người nông dân cô độc, bị hấp dẫn vào cuộc hành trình của anh hùng Obi-Wan Kenobi (Alec Guinness thủ vai), nhân vật có quyền năng đã đẩy Luke vượt qua giới hạn để tiến vào một thế giới rộng lớn hơn. Luke được dìu dắt để đi trên con đường của một anh hùng, anh học cách chiến đấu của Liên minh anh hùng và nhận được vũ khí Jedi huyền bí để đối mặt với một mối đe dọa ghê gớm từ Darth Vader (James Earl Jones và David Prowse thủ vai) và đế chế Ngân hà.
Xuyên suốt hành trình, khán giả gặp các nhân vật kiểu mẫu khác như kẻ ngốc (C-3PO và R2D2), và Han Solo, người theo chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ với trái tim nghĩa hiệp bị đè nén, Công chúa Leia, một phụ nữ mạnh mẽ, có quyền lực nhưng gặp nạn, và người cha độc tài (Darth Vader).
Mỗi nhân vật kể trên vượt qua thời gian và văn hóa, nói lên thân phận con người. Cuộc đấu tranh của Liên minh nổi dậy bé nhỏ và thất bại trước sức mạnh vô song của Đế chế phá hủy là câu chuyện hấp dẫn trong tất cả các các câu chuyện sử thi. Mô típ này xuất hiện trong các mẩu truyện của Thánh kinh, trong thiên tiểu thuyết “Chúa tể của những chiếc nhẫn” và “Harry Potter”.
Kết hợp khái niệm cơ bản về hành trình của những anh hùng với truyền thống điện ảnh bắt nguồn từ các vở opera không gian của thập niên 1940 như nhân vật Buck Rogers, hoặc “Bảy võ sĩ Samurai” huyền thoại của Akira Kurosawa (1958), Star Wars đã kết nối một thế hệ khao khát cách làm phim mới mẻ, thú vị. Star Wars là một bức tranh lạc quan, phản ánh mong muốn “thoát khỏi một thế giới chán chường tại một thời điểm mà Hoa Kỳ bị suy thoái bởi lạm phát tràn lan, nền kinh tế trì trệ suốt đầu những năm 1970, và mới phục hồi sau nỗi kinh hoàng nghiệt ngã của chiến tranh Việt Nam.
Việt Nam và một hy vọng mới
Mặc dù cho đến nhiều năm sau lần đầu tiên phát hành, thông điệp của bộ phim chính là lời kêu gọi sự lạc quan giữa một thế hệ người Hoa Kỳ đã trải qua những cuộc khủng hoảng, những cuộc xung đột và trải qua một nền kinh tế bị đình trệ. Sau thập niên 1960 đầy biến động, Hoa Kỳ bước vào thời kỳ suy thoái, nhiều thành phố lao đao bởi thất nghiệp, tội phạm và cảm giác trì trệ văn hóa.
Hollywood bắt đầu tung ra vô số bộ phim với những nhân vật anh hùng phản diện cùng cốt truyện được xây dựng dựa trên sự xói mòn đạo đức và sự thoái hóa về văn hóa. Những bộ phim mới của Hollywood như Bố già (The Godfather) và Tài xế taxi (Taxi Driver) đã phơi bày mảng tối của chủ nghĩa hư vô và dường như vô vọng của nước Mỹ. Ngay cả bộ phim bom tấn đầu tiên là “Hàm cá mập” (Jaws) với hình ảnh một người cha bất lực vật lộn với kẻ ác vô hình đang tàn phá cộng đồng nhỏ khu vực New England cũng như gia đình anh ấy.
Ngược lại, hình ảnh mà Lucas sử dụng là một câu chuyện tích cực hơn, và chính điều này đã chạm đến sâu thẳm tinh thần văn hóa Hoa Kỳ. Cuộc chiến của Luke và những chiến binh nổi dậy chống lại sự độc tài chuyên chế được thể hiện một cách sống động trong hình ảnh mở đầu của bộ phim, khi con tàu nhỏ bé chở Công chúa Leia bị áp chế hoàn toàn bởi chiến hạm không gian Star Destroyer.
Bộ phim đã chạm vào vô thức của tập thể một bộ phận khán giả, những người đã quá quen thuộc với những chính phủ quá khích, một cuộc chiến dường như không hồi kết đang diễn ra ở Đông Nam Á, và một tương lai tưởng chừng như vô vọng và trì trệ.
Nhân vật Luke là một nông dân nghèo, người bị buộc phải thực hiện nhiệm vụ cứu công chúa và mang lại hy vọng cho thiên hà. Công chúa Leia được đưa trở lại cho phiến quân, khi đó, cô đã tiết lộ kế hoạch bí mật Death Star và hoạch định cuộc tấn công vào trạm vũ trụ. Đó là cuộc chiến cuối cùng, nơi mà mà Han gạt đi quan điểm tiêu cực của mình và quay trở lại trận chiến để cứu Luke tại một thời điểm mà mọi thứ tưởng như đã mất. Nhờ vào sự liên kết của những nhân vật chính này, phần kết của phim là sự chiến thắng cái ác, khôi phục hòa bình và thịnh vượng cho một thiên hà bị chia cắt bởi bạo quyền và áp bức hà khắc.
Khi càng ngày càng có n phần tiền truyện và hậu truyện, những loạt phim truyền hình dài tập, những khách sạn với chủ đề Star Wars, búp bê Yada bé nhỏ, và các trò chơi điện tử ăn theo Star War xuất hiện khiến ta nhớ về sức mạnh của vật chất nguồn. Nếu Lucas không mạo hiểm để làm phim về một câu chuyện khá kỳ quặc và có thể bị khán giả quay lưng, và nếu không có một thế hệ kỳ vọng những điều tích cực và hy vọng từ bộ phim, Star Wars đã không thể có sức ảnh hưởng đến như thế.
Mặc dù các phiên bản nhượng quyền thương mại sau đó đã đi khá xa so với ý định ban đầu, chúng ta vẫn có thể tự thưởng thức kiệt tác Star Wars 1977 và ghi nhớ lý do mà một cuộc chiến giả tượng trên thiên hà có thể thu hút sự quan tâm của cả một thế hệ và trở thành một tượng đài vĩ đại trong văn hóa đại chúng toàn cầu.
Dustin Fisher là một tác giả cũng như một nhà giáo dục. Ông đã viết nhiều bài viết về các tác phẩm điện ảnh và văn hóa đại chúng, đồng thời thuyết giảng và thuyết trình tại các trường đại học ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Ông hiện đang theo đuổi bằng tiến sĩ nghiên cứu điện ảnh và văn học Mỹ tại Đại học Cincinnati trong khi giảng dạy tại Edison State College.
Song Ngư biên dịch
Tiên Tiên biên tập