Huyền Anh
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh vị thế của Trung Quốc trước các lãnh đạo trên thế giới thông qua “sáng kiến an ninh toàn cầu”. Nhưng những lời hoa mỹ này chỉ nhằm một mục đích: che đậy ý định thực sự của ĐCS Trung Quốc.
Vào một ngày đẹp trời khác, một sáng kiến lớn của Trung Quốc đã ra đời. Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Made in China 2025, Digital Silk Road (và “Digital China”), Polar Silk Road, v.v. Đây có lẽ là sáng kiến vĩ đại nhất: một “sáng kiến an ninh toàn cầu”.
Nhưng những mục tiêu bị che khuất bởi ngôn từ hoa mỹ được ông Tập sử dụng trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao vào ngày 21/4 là gì?
Cùng xem xét vấn đề.
Ông Tập thích công bố các sáng kiến trong các bài phát biểu quan trọng trước nhiều khán giả thân thiện. Ví dụ, ông đã giới thiệu Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI -còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”) trong một bài phát biểu tại Đại học Nazarbayev, Astana, Kazakhstan, vào tháng 9/2013. Và ông cũng công bố Con đường tơ lụa kỹ thuật số trong một bài phát biểu quan trọng tại China-ASEAN Expo tại Nam Ninh vào tháng 9/2020.
Chủ đề an ninh – đặc biệt là chủ đề về an ninh nội bộ cần thiết để duy trì vị thế của ĐCS Trung Quốc – không bao giờ xa rời suy nghĩ của ông Tập và các nhà lãnh đạo khác. Tất cả các sáng kiến do ông Tập đưa ra đều có một trọng tâm cuối cùng và duy nhất: nâng cao quyền lực, thẩm quyền và an ninh của ĐCS Trung Quốc trên tất cả các phương diện. Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) bắt tay nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi lễ tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO ở Thanh Đảo vào ngày 10/6/2018 (Ảnh Getty Images)
Một trong những lời giải thích đầu tiên của ông Tập về an ninh diễn ra vào tháng 5/2014 trong bài phát biểu quan trọng, được đưa ra tại Hội nghị về các biện pháp xây dựng lòng tin và tương tác ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải.
“Chúng ta cần thiết lập một cấu trúc hợp tác an ninh khu vực mới và cùng nhau xây dựng con đường chung có lợi cho an ninh châu Á”, ông Tập nói. Thông thường, đây được cho là điều vô nghĩa.
Nhưng tuyên bố này trong bài phát biểu tại thời điểm đó đã phản ánh ý định thực sự của ông Tập về an ninh khu vực: “Chúng ta nên tuân thủ các chuẩn mực cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế, chẳng hạn như tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ; tôn trọng các hệ thống xã hội và các con đường phát triển”.
Tuyên bố này là một thông báo ẩn giấu thông điệp rằng, Đài Loan là một phần của “sự toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc đại lục.
Ông Tập đã lặp đi lặp lại và mở rộng vấn đề về đó trong vài năm qua, và quan điểm của ông về “an ninh” đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên truyền không ngừng.
Ví dụ, cơ quan ngôn luận Nhân dân Nhật báo của ĐCS Trung Quốc đã nhắc nhở chúng ta vào ngày 2/4 rằng ông Tập “đã nhất quán ủng hộ tầm nhìn về an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững, truyền cảm hứng cho xã hội loài người tiến tới hòa bình lâu dài và an ninh toàn cầu”.
Các chính sách liên quan mà ông Tập được cho là ủng hộ bao gồm kiểm soát vũ khí quốc tế, giải trừ vũ khí, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chiến lược hạt nhân tự vệ và vai trò tích cực trong các hoạt động gìn giữ hòa bình toàn cầu.
Bất chấp những tuyên bố này, thực tế là ĐCS Trung Quốc đã từ chối tham gia các cuộc đàm phán về giới hạn vũ khí hạt nhân chiến thuật, gần như chắc chắn đã vi phạm Công ước về vũ khí sinh học năm 1984, thực hiện hành vi diệt chủng đối với các cộng đồng thiểu số của mình, tăng cường bổ sung các tàu chiến vào kho vũ khí hải quân lớn nhất trên thế giới của nước này, kèm theo các chương trình phát triển tên lửa đa dạng và tích cực nhất trên thế giới, và đang nhanh chóng xây dựng các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 ở Nội Mông. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 mới của quân đội Trung Quốc, được cho là có thể vươn tới Hoa Kỳ, xuất hiện tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 1/9/2019 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Như thường lệ, những hành động này của ĐCS Trung Quốc còn rõ ràng hơn những lời hoa mỹ của họ. Những tuyên bố ủng hộ “an ninh toàn diện và bền vững” của ông Tập chỉ đúng với Bắc Kinh. Đồng thời, “truyền cảm hứng cho xã hội loài người hướng tới hòa bình lâu dài” của ông thực sự có nghĩa là “truyền cảm hứng cho các quốc gia khác đạt được một hình thức hòa bình bằng cách khuất phục trước quyền lực quân sự tối cao của Trung Quốc”.
Điều này đưa chúng ta đến việc ông Tập coi an ninh khu vực của mình thành một “sáng kiến an ninh toàn cầu” mới. Tất cả đều nhằm phục vụ lợi ích của ĐCS Trung Quốc.
Đây là câu nói trong tuyên bố của ông tại Hải Nam vào ngày 21/4: “Chúng ta nên duy trì nguyên tắc bất khả phân hóa về an ninh, xây dựng một kiến trúc an ninh cân bằng, hiệu quả và bền vững, và phản đối việc xây dựng an ninh quốc gia trên cơ sở gây mất an ninh ở các quốc gia khác”.
Những luận điệu này nhắm thẳng vào Đài Loan và nhằm cung cấp cho ĐCS Trung Quốc lý lẽ để có thể tuỳ tiện hành động theo bất kỳ cách nào mà nó thấy phù hợp để đối phó với mọi “sự bất an” liên quan đến một Đài Loan độc lập. Bất kỳ sự hỗ trợ răn đe nào được cung cấp cho Đài Loan sẽ bị coi là vi phạm nguyên tắc an ninh bất khả phân hoá, có nghĩa là “các quốc gia sẽ không tăng cường an ninh của mình bằng cái giá là an ninh của các quốc gia khác”.
Bản thân khái niệm này là vô lý, đặc biệt là khi áp dụng cho Đài Loan, bởi vì sự bành trướng quân sự rộng lớn của Trung Quốc, một phần nhỏ trong số đó đã được lưu ý ở trên, rõ ràng củng cố an ninh của Trung Quốc bằng cái giá là an ninh của các quốc gia khác trong khu vực (và trên thế giới)!
Một bài đăng của Nhân dân Nhật báo vào ngày 24/4 xác định sáu lĩnh vực liên quan đến sáng kiến an ninh toàn cầu của ông Tập. Đặc biệt lưu ý là điều này (nhấn mạnh thêm): “Luôn cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng sự lựa chọn độc lập về con đường phát triển và hệ thống xã hội của người dân ở các quốc gia khác nhau”.
Hành động của Trung Quốc một lần nữa khẳng định những lý lẽ và vạch trần thói đạo đức giả đang tràn ngập trong đường lối ngoại giao của Bắc Kinh. Về cụm từ đầu tiên nêu bật ở trên, ĐCS Trung Quốc đã từ chối lên án việc Nga xâm lược Ukraine – một sự vi phạm trực tiếp chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine – trong khi tăng cường nhập khẩu các hydrocacbon do Nga sản xuất kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Cụm từ thứ hai liên quan đến “không can thiệp vào công việc nội bộ” rõ ràng là nhằm vào bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào Đài Loan.
Cụm từ cuối cùng về “sự lựa chọn độc lập về các con đường phát triển và hệ thống xã hội” là đặc biệt nguy hiểm. Như thể người dân Trung Quốc đã lựa chọn một cách dân chủ theo thời gian về sự toàn trị của ĐCS Trung Quốc! Một sự vô lý khác từ các nhà lãnh đạo Đảng, những người kiểm soát tất cả các “cuộc bầu cử dân chủ” ở Trung Quốc.
Suy nghĩ của tác giả
Những lời hoa mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề an ninh toàn cầu đã che đậy lỗ hổng của việc tiếp tục mở rộng khả năng của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Và sự mở rộng đó nhằm mục đích đảm bảo an ninh và tính liên tục của Bắc Kinh, cũng như để đe dọa và thuyết phục các quốc gia khác tìm kiếm các biện pháp hòa bình trước một Trung Quốc hiếu chiến và đang trỗi dậy. Sáng kiến mới của ông Tập nên đổi tựa đề là “An ninh toàn cầu theo các đặc trưng của Trung Quốc”.
Tác giả Stu Cvrk là một Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do – điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times