Du Uyên
Dân Ukraine: Ai mượn?
Nhiều người Bắc cũng từng tin là họ đã “giúp” dân Nam kỳ thoát khỏi “chế độ tay sai Mỹ Ngụy”, nhưng đâu có ai mượn. Nhớ hồi tháng Tư năm nào, có ông bác sửa xe người Bắc, rất đắc ý nói với tôi: “Không có tụi tao, giờ mày là nô lệ Mỹ Ngụy nhé con!” Mấy bạn dư luận viên trên mạng xã hội cũng hay lên giọng với tôi: “Không có Bác, giờ mày có internet để vào Facebook à?”.
Ðã nhiều lần tôi cãi: “Lỡ người ta thích là ‘nô lệ Mỹ Ngụy’ rồi sao?” “Mày có biết internet do ‘Mỹ Ngụy’ phát minh ra hông?” Nhưng giờ tôi hông thèm cãi nữa.
Câu hỏi “Nếu không có ngày 30-4-1975 thì miền Nam – Việt Nam sẽ ra sao?”, “Nếu ngày xưa ông Hồ nhảy tàu bất thành, thì Việt Nam sẽ ra sao?”… đã được hàng triệu người hỏi hàng chục năm nay, và đã có hàng tỷ câu trả lời lẫn nhân chứng/vật chứng/bằng chứng sống… Người có thể đọc đã đọc, người muốn tin và chấp nhận sự thật, họ đã tin. Những kẻ còn lại chỉ là sản phẩm của sự tẩy não hoặc chính họ đang hưởng lợi từ những mất mát của người dân Nam kỳ. Như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Ðại học New South Wales, thành viên Hội đồng quốc gia về y khoa và y tế Úc và Viện hàn lâm Y học Úc – viết:
“Ở trong nước có vài thế hệ bị tẩy não lịch sử, nên họ chẳng biết gì về một giai đoạn đầy biến động và tang thương. Ngay cả nhiều người trong chánh phủ hiện nay (sanh ra sau 1975) cũng chẳng biết gì về một giai đoạn bi thảm mà hàng trăm ngàn người Việt bỏ mạng trên biển, hàng vạn người chết trong các trại tập trung gọi là ‘cải tạo’, hàng triệu người bị đày vào rừng sâu và sống lây lất vì chánh sách ‘vùng kinh tế mới’, hàng trăm ngàn người bị cướp tài sản và tiền bạc. Ôi, viết ra những thảm hoạ này thì đòi hỏi cả pho sách, và có lẽ là việc làm của các sử gia trong tương lai.
Thật ra, ở trong nước người ta vẫn nhớ chuyện xưa đó chứ. Năm nào cũng ăn mừng ‘giải phóng’, vẫn nói về “Mỹ Nguỵ” với hàm ý xấu. Tôi nghĩ hai chữ ‘giải phóng’ rất sai cho biến cố 1975. Giải phóng là đem lại tự do và phá xiềng xích cho kẻ nô lệ. Trong thực tế, có ai trong Nam là nô lệ đâu; ngược lại, người ta có đời sống thoải mái. Giải phóng gì mà người đi giải phóng nghèo nàn và kém học thức hơn người mà họ đòi đi giải phóng.
Phải thú thật là khi mới sau 1975 tôi cũng hăng hái lắm và nghĩ rằng khó khăn rồi cũng qua đi, và VN mình nay đã thống nhứt, sẽ là điểm sáng ở trời Á. Lúc đó tôi ít khi nào nghĩ đến thể chế, chỉ nghĩ mình là người Việt với nhau. Thế nhưng chỉ 3 năm sau thì tôi nhận ra mình lạc quan tếu. Ngày xưa mình xuống đường biểu tình chống tham nhũng và có khi chống cả Mỹ, còn dưới chế độ mới tham nhũng còn tệ hơn thời xưa (nhưng không có quyền xuống đường). Ngày xưa còn có tam quyền phân lập, ngày nay thì tất cả quy về một mối. Ngày xưa còn có xã hội dân sự, ngày nay thì công an chìm và không khí khủng bố bao trùm xã hội. Ghét nhứt là sự kỳ thị người miền Nam. Ngày xưa thầy cô ai cũng đàng hoàng, ngày nay thầy gì mà chẳng ra thầy. Còn kinh tế thì ôi thôi thê thảm. Tất cả đều đi thụt lùi. Thành ra, đối với tôi năm 1975 giống như năm 0 vậy. Làm gì và nghĩ gì tôi cũng đều lấy năm 1975 làm cái mốc.” – Hết trích
Nếu không có ngày 30-4-1975 thì miền Nam sẽ ra sao? Tôi tin là không ai trả lời được rõ ràng, nhưng phần lớn đều sẽ có chung một suy nghĩ… Ngay cả bây chừ, sau gần 50 năm bị chèn ép, đào Nam lấp Bắc – miền Nam vẫn tốt hơn so với cả nước, từ kinh tế tới con người.
Chừ ra đường, không khó để tìm một ông “quan huyện” lái chiếc xe có giá bằng hàng chục năm tiền lương của ổng cộng lại, cũng không khó để tìm một ông “quan tỉnh” có cái “biệt phủ” giá cỡ hàng triệu năm “phấn đấu quên mình” – nếu chỉ tính theo lương công bố. Còn dân, không khó để tìm người làm ba bốn “jobs” một ngày, thời gian để ngủ không có – nhưng vẫn ở cái nhà thuê ọp ẹp. Không khó để tìm ra những gia đình bán bò lo cho con đi học, xong lại mượn tiền để sắm bò cho con… chăn, vì nó không thể kiếm được việc làm đàng hoàng, đúng với ngành đã học. Tôi không lái xe, nên đi taxi, xe ôm mỗi ngày, vì vậy tôi mới ngỡ ngàng vì trình độ của những bác tài rất cao – vì không có tiền chạy ghế, chạy chức, nên nó chạy xe ôm. Không biết nên vui hay buồn.
Bởi vậy, không lạ khi 2022, Sài Gòn chúng ta có một “nữ hoàng dao kéo” – nổi tiếng bằng thị phi, thẩm mỹ toàn thân và hơn 3-4 đời chồng – lãnh chức “chủ tịch Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Tâm Tài Ðức”. Càng không lạ khi bà “chủ tịch Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Tâm Tài Ðức” Phi Thanh Vân giới thiệu bản thân bà có người “anh trai” là “Thiếu tá Công an – làm Ðội phó hình sự” nhưng có thể “muốn mua bao nhiêu chiếc siêu xe đều được”.
Tôi không biết mình có dại dột hay không, khi từng có suy nghĩ “nếu người dân Nam kỳ giờ là ‘nô lệ Mỹ Ngụy’ thì sẽ ra sao?”. Có lẽ do tôi đọc quá nhiều câu chuyện tốt về những người tìm được tự do ở Mỹ, trong đó có những gia đình Việt tị nạn sau chiến tranh Việt Nam hay những người từ các nước khác trên thế giới được Mỹ thu nhận.
Sau khi có lệnh cấm, Dorsa tới Mỹ học đại học Saint Louis và cô giành được học bổng để chơi trong Ðội cờ Ðại học Saint Louis. Tháng 9-2017, cô chính thức trở thành người của tuyển cờ vua Mỹ. Hiện Dorsa đang xếp hạng 19 trên bảng kỳ thủ tại Mỹ. Ðiều này chứng minh, Mỹ tôn trọng bộ não nằm dưới tấm choàng tóc của cô hơn các vị lãnh đạo ở quê nhà. Rất nhiều người Việt ở Mỹ cũng công nhận điều đó, khi họ thành công ở quê hương thứ hai và nhìn về bạn bè cũ ngày xưa, thấy họ vì “lý lịch ba đời” mà bị chèn ép, không thể làm gì đổi mới cuộc sống. Có lẽ đây cũng là lý do đoàn người bỏ xứ ra đi chưa bao giờ dứt sau 1975. Trong đó, có kha khá người luôn miệng mắng “Mỹ Ngụy”, luôn miệng chê người Nam kỳ là “3 sọc”, “đu càng”, “khát nước”…
Mấy cái tôi vừa viết chắc đã cũ xì, ai cũng nói chán chê, tôi cũng từng đọc rất nhiều. Nhưng tôi nghĩ, mình có trách nhiệm nhắc lại, vì nó cũ nhưng chưa bao giờ là dĩ vãng. Những việc tương tự cứ xảy ra mỗi ngày, những kẻ bị tẩy não cứ sinh sôi hoài, cần có người nhắc họ biết sự thật. Không thì họ lại như con bò dưới đây:
Chủ tịch xã thấy vậy bèn ra lệnh trưng mua con bò. Con bò được cột trong sân ủy ban xã với đầy cỏ non, rơm mới, nước trong… Từ nay dân trong xã ai có bò cái phải đem lại đó gieo giống, và xã thu tiền. Nhưng lạ thay, ngày thứ nhất rồi ngày thứ hai rồi cả tuần, bao nhiêu bò cái đem đến nó chỉ ngúc ngoắc cái đầu rồi bỏ đi nằm ăn cỏ nhai rơm, không chịu làm việc gì cả.
Chủ tịch xã tức giận gọi chủ bò cũ lại điều tra: Anh cho tôi biết anh đã làm gì với con bò này, tại sao về xã nó không chịu nhảy?
Ông nông dân lại gần bò rồi hỏi: Này bò, cũng vẫn là đám bò cái cũ thôi, sao mày lại chê?
Bò vẫy vẫy đuôi trả lời: Bây giờ tôi là cán bộ nhà nước rồi. Không làm việc của nông dân nữa.
Du Uyên