Đời là thế thôi  (C’est la vie ) – Đặng duy Hưng

Đời là thế thôi  (C’est la vie ) – Đặng duy Hưng

Giám đốc công ty kịch nghệ

“Tối nay là đêm cuối cùng của bà Bích Ngọc. Bà ấy đã phục vụ chuyên cần cho quý vị khán giả liên tục trong 44 năm qua. Chúng tôi thành thật cám ơn cho tất cả những gì bà đóng góp . Kính thưa quý vị khán giả,

đây là bà Nguyễn thị Bích Ngọc.”

Cả hội trường đứng lên vỗ tay rợp trời cùng tiếng huýt sáo. Có người còn dùng tay gõ mạnh vào ghế tạo âm thanh phấn khởi ngập tràn.

Bà Bích Ngọc đứng nhìn khắp hội trường

“ Cám ơn quý vị rất nhiều “.

Bà muốn nói nhiều nữa, vài câu thật hay chuẩn bị từ mấy ngày qua nhưng cái miệng không theo ý nghĩ.

Bà nhớ ngày đầu tiên đến làm việc ,cô đào Tuyết Thanh chỉ hơn bà 1 tuổi. Ngày ấy đang diễn tuồng “ Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài “nhưng anh đào chánh Huy Phong bị cảm gió mất giọng phải đưa ông già Tám Vân ra đóng tạm với cô Thanh. Khán giả không vui vẻ lắm, có kẻ còn hét lên

“Già hết xí quách rồi xuống đi “.

Ai cũng hiểu đoàn ca kịch cải lương nào cũng vậy, một người phải học thuộc lòng nhiều vai để thay nhau khi đau ốm. Nhưng khán giả trả tiền vào xem , khi việc xảy ra như vậy họ cảm thấy bị lừa gạt.

Bài học đầu tiên bà học từ đồng nghiệp, khi đứng trên khán đài nhìn xuống phải để ý thật kỹ một vài khán giả. Và hôm ấy bà nhìn cô gái trẻ đi với người yêu. Đến hôm nay bà vẫn đặt câu hỏi

 “Không biết họ có thành phu phụ hay không?”

 Hay để ý ai đến xem lần đầu!? Nhìn đôi mắt họ như thâu hết hình ảnh vào bộ nhớ. Thỉnh thoảng họ ghé vào lỗ tai người bên cạnh nói gì đó khen ngợi trong lúc vỗ tay.  Loại khách này sẽ trở lại rạp trong thời gian gần.

Chính bà cũng không biết có dòng máu nghệ thuật chảy trong tâm can từ ai?! Sau này nghe mẹ kể mới hiểu chút nào về người cha vô trách nhiệm “ quất ngựa truy phong “ khi mẹ bà báo tin mang bầu. Bà sống gần gũi ông ngoại lè phè sau buổi chiều làm việc uống vài ly lên câu hát vọng cổ hoài lang như tiếc nuối ngày thơ ấu hay mối tình không đoạn kết!? Ông dẫn bà lần đầu đi xem tuồng “ Đỗng Trác Điêu Thuyền “ được ngồi sát bên khán đài. Đôi lúc bà ngỡ đưa tay ra có thể đụng vào diễn viên. Sau này mới biết giá vé chỗ ngồi đó rất mắc tiền nên cơ hội trở lại xem lần nữa trở thành ảo tưởng.

Nhưng bà quyết tâm, nếu không đi xem được tại sao không tạo cơ hội vào làm việc trong đó. Thế là bà ra sức luyện tập giọng từ đài phát thanh mỗi tuần 3 lần. Hay chờ bà Năm hàng xóm hay lão Tư Hạc xóm trên mở máy phát nhạc cải lương về đêm. Bà học thuộc lòng, buổi chiều sau khi đi học về tự hát tự nhảy diễn một mình ở nhà. Đôi khi ông ngoại về sớm xem thử thấy hay cỗ vũ nhiệt tình.

Cuối cùng 20 tuổi bà cũng được vào làm việc với đoàn cải lương ca kịch. Bà tự hứa dù bận rộn đến mức nào nếu sau này có chồng có con bà sẽ dành tất cả thời gian còn lại cho con.

Thằng Vân Hùng đặt tên theo kép hay đóng kịch “Sống “với cô Tuý Hồng. Và ngày con trai được nhận vào trường quốc gia âm nhạc là ngày hạnh phúc nhất đời hai vợ chồng bà. Cả cuộc đời bà hy sinh tất cả vì chồng vì con nên ngày ngày công việc càng nhiều bà không hề than vãn. Bà nghĩ đời con người ai lại không có những đoạn thăng trầm. Có một lần bà té từ trên sân khấu xuống, gãy tay và chân. Phải nghĩ ở nhà gần 6 tháng mong đợi trở lại dưới những ngọn đèn màu. Hàng đêm bà bà đi dọc từng hàng ghế trước khi về nhà. Lúc nào cũng có ai đó quên cuốn sách, ví tiền hay một chiếc bông tai…..

Mùa dịch đến rạp phải đóng cửa không biết lúc nào diễn lại!? Nhưng cuối cùng nhà nước cũng cho phép, bà lại tiếp tục vào công việc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho ngày đầu tiên trở lại!? Bà thấy hồi hộp như đứa trẻ lần đầu tiên đến trường!

Tiếng vỗ tay dài chỉ vài phút mà bà cảm giác như cả mấy tiếng đồng hồ. Bà để ý đến một chú bé đôi mắt thật sáng đứng bên cạnh người đàn bà chắc là mẹ cậu!? Bà biết chắc đây là lần đầu tiên cậu đến đây và cậu sẽ tới nữa. Nhìn bên kia bà thấy con trai đứng với vợ & 2 con đang đưa tay vẫy. Bà cúi gập người một lần nữa

“ Cám ơn quý vị khán giả thân yêu”.

Bà rời sân khấu xum họp bên chồng đang đứng đợi phía ngoài. Từ đây 2 đứa sẽ bên nhau mãi mãi đến ngày xuôi tay.

Tối đó ngồi trong bàn tiệc ở nhà hàng mừng ngày bà hưu trí. Bà chấp tay khẩn nguyện

“ Cám ơn Trời Phật rất nhiều đã cho con một gia đình hạnh phúc, sum vầy bên bữa ăn thịnh soạn. Nhất là đã cho con một công việc yêu thích suốt 44 năm qua. Nghề TRANG TRÍ SỬA SOẠN DỌN DẸP trước và sau khi sân khấu trình diễn.

Đặng duy Hưng

Ngày 12 tháng 5 năm 2022

ooOoo

BC: Tuy bà Bích Ngọc không trở thành diễn viên như ước mơ nhưng hàng đêm được đứng xem và bên cạnh những nghệ nhân thành đạt nổi tiếng.

Đời là C’est la vie mà!? Đâu phải ước mơ nào cũng thành sự thật như ý nghĩ phải không các bạn?!

Related posts