Các chính trị gia của WHO đang khiến thế giới gặp rủi ro: Cần phải cải cách khẩn cấp

Huyền Anh

Các chính trị gia của WHO đang khiến thế giới gặp rủi ro: Cần phải cải cách khẩn cấp
Cờ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại trụ sở chính ở Geneva hôm 05/03/2021. (Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)

Rõ ràng là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không còn là một tổ chức đáng tin cậy, có khả năng bảo vệ loài người bằng các biện pháp can thiệp phòng ngừa kịp thời. Thái độ quan liêu của WHO đã khiến cơ quan này rơi vào tình trạng đáng tiếc, do sự lãnh đạo có động cơ chính trị.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, một nhà sinh vật học và chính trị gia đến từ Ethiopia đã trở thành tổng giám đốc của WHO sau một chiến dịch ráo riết. Ông được cho là đã che đậy đợt bùng phát dịch tả thời còn giữ chức Bộ trưởng Y tế Ethiopia.

Các ứng cử viên đã định cư đến các quốc gia thành viên có ảnh hưởng để vận động hành động ủng hộ họ. Với việc cựu Tổng thống Donald Trump khi đó hoàn toàn không đồng ý với WHO, sự quan tâm của Trung Quốc đối với hoạt động của WHO đã lên đến đỉnh điểm. Và, với sự hậu thuẫn đắc lực của Trung Quốc, ông Ghebreyesus đã thắng cử. Mặc dù cuộc bầu cử của ông có vẻ chỉ giống như một thực tế trong các vấn đề thế giới, nhưng tác động thực sự của nó đã được toàn nhân loại cảm nhận vào năm 2020.

Ngay từ tháng 11/2019, mạng lưới tình báo của hầu hết các quốc gia lớn đã biết rằng, ở Trung Quốc đại lục có ‘điều gì đó không ổn’. Trong vòng vài tuần, các quốc gia phát triển đã theo dõi quá trình kiểm duyệt của hashtag #WuhanReportedMysteriousPneumonia. Tuy nhiên, chỉ sau cuộc họp kín tại Trung Quốc giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Ghebreyesus vào tháng 1/2020, WHO mới công bố COVID-19 là một đại dịch được quốc tế quan tâm. Nhóm các nhà khoa học của WHO chỉ được “cho phép” ở Trung Quốc sau đó, trì hoãn việc chuyển giao thông tin quan trọng có thể có ích khi các quốc gia chuẩn bị cho đại dịch. Thật không may, sự chậm trễ của WHO trong việc cảnh báo thế giới thời điểm này đã quá muộn.

Một tháng sau khi dịch bùng phát, WHO cuối cùng công bố báo cáo về những phát hiện thực tế từ Trung Quốc, quốc gia châu Á này đã được ca ngợi vì phản ứng ủng hộ việc ngăn chặn đại dịch. Như chúng ta thấy ngày nay, Thượng Hải và một số thị trấn và thành phố lớn khác của Trung Quốc đang quay cuồng trong tình trạng đóng cửa nghiêm ngặt, với những hạn chế về khả năng di chuyển do chiến lược “Zero COVID” của ĐCS Trung Quốc. Và chính sách này dường như không hiệu quả. Bất chấp những lời kêu cứu tuyệt vọng từ người dân, WHO chỉ công bố vào ngày 10/5 trong một tuyên bố ‘nhỏ nhẹ’ rằng chiến lược “Zero COVID” của Trung Quốc không “bền vững”.

Tuy nhiên, ngay trước khi WHO chỉ trích phản ứng COVID-19 của Trung Quốc, đây dường như là một chiến thuật nghi binh, họ đã công bố một báo cáo về nghiên cứu tính toán tỷ lệ tử vong quá mức trên toàn cầu do coronavirus. Báo cáo đưa ra con số tử vong vượt mức trên toàn cầu là 15 triệu người, 5 triệu người trong số đó là do riêng Ấn Độ (con số được báo cáo chính thức của Ấn Độ là khoảng 500.000 người).

Ngược lại, báo cáo của WHO đưa ra con số tử vong do vượt mức của Trung Quốc ở cấp độ tiêu cực, phản đối tất cả các nghiên cứu lớn khác trước đó, ước tính tỷ lệ tử vong vượt mức của Trung Quốc là khoảng 7,5 triệu. Đáng ngờ là, hai tuần trước khi báo cáo thực tế được công bố, các phát hiện của nghiên cứu gây tranh cãi đã bị rò rỉ. Nó đề cập đến các ‘nội dung có chọn lọc’ của báo chí trong một nỗ lực nhằm ‘thêu dệt’ một câu chuyện mà giới cầm quyền mong muốn.

Nghiên cứu của WHO vấp phải khó khăn với các mô hình thống kê không chính xác và dữ liệu được sử dụng không rõ ràng. Mặc dù Ấn Độ là nơi sinh sống của 1/6 dân số thế giới, WHO đã phân loại nước này là quốc gia “Cấp II”, sử dụng các mô hình thống kê tương tự cho các quốc gia như Argentina, Ai Cập và Indonesia – những quốc gia nhỏ hơn về mặt địa lý và nhân khẩu học.

Ngoài ra, cốt lõi của nghiên cứu của WHO dựa trên mô hình Karlinsky (pdf), theo đó nhà nghiên cứu Ariel Karlinsky đã sử dụng một tỉnh (Cordoba ở Argentina) để xác định toàn bộ tỷ lệ tử vong dư thừa. Ông Karlinsky đã nhanh chóng tiết lộ rằng, nguyên tắc tỷ lệ phải được thỏa mãn thì mô hình của ông mới có thể đưa ra các ước tính không thiên vị. Có nghĩa là tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID của các bang và khu vực được sử dụng cho các dự báo quốc gia phải ổn định trong suốt thời gian dự báo. Tuy nhiên, trong trường hợp mô hình Ấn Độ của WHO, nó chỉ sử dụng dữ liệu từ 17 trong số 30 bang của Ấn Độ. Xem xét quy mô khổng lồ của Ấn Độ và sự khác biệt về mật độ dân số giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tác động của đại dịch rất khác nhau trong phạm vi quốc gia này vào năm 2020 và 2021. Điều này cho thấy cốt lõi của nghiên cứu của WHO là sai sót về mặt khoa học.

Thật kỳ lạ, kể từ khi báo cáo được công bố vào ngày 5/5, WHO đã thay đổi khoảng thời gian ‘không chắc chắn’ của mình nhiều lần, cho thấy nỗ lực tự điều chỉnh — có lẽ do phản ứng bất lợi từ nhiều quốc gia. Riêng đối với Ấn Độ, điểm thấp của khoảng thời gian đã được điều chỉnh thành 1,4 triệu ca tử vong, trái ngược với mức tuyên bố ban đầu là 5 triệu.

Mặc dù việc WHO tự điều chỉnh là một bước đi đúng đắn, nhưng cơ quan này đang rất cần một cuộc đại tu. Sự phụ thuộc rõ ràng về mặt lợi ích với Trung Quốc biểu hiện theo cách ứng xử của WHO, khiến phần còn lại của thế giới phải trả giá. Các quốc gia thành viên cần phải thành hợp một liên minh không thiên vị để tranh luận về quá trình đại tu và vô hiệu hóa các động cơ địa chính trị.

Đất nước Ấn Độ quê hương tôi có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng. Xem xét vị trí địa chính trị trung lập (nhưng mạnh mẽ), sự tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng về nhân khẩu học, Ấn Độ có thể dẫn dắt WHO đi đến một cuộc cải cách vô cùng cấp thiết.

Tác giả Priyam Gandhi-Mody là một tác giả và chiến lược gia chính trị. Trong cuốn sách sắp xuất bản của mình, có tựa đề “Một quốc gia cần bảo vệ – A Nation to Protect”, cô ấy phân tích phản ứng của Ấn Độ đối với đại dịch COVID-19.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts