Chiến lược răn đe và phòng thủ mới của NATO sẽ là chiến lược đầu tiên đề cập đến Trung Quốc

An Liên

Cờ NATO (Ảnh: Chinadaily).

Hôm thứ Hai (27/6), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tổ chức một cuộc họp báo nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ có nhiều biến đổi, bao gồm nhiều các quyết định quan trọng, bao gồm cả việc phát triển các khái niệm chiến lược mới cho các thực tế an ninh mới mà NATO đang phải đối mặt.

Stoltenberg : Chiến lược mới sẽ lần đầu tiên bao gồm thách thức Trung Quốc, NATO sẽ tăng cường khả năng ứng phó với xung đột

Ông Stoltenberg cho biết tại cuộc họp báo rằng trong khi khái niệm chiến lược mới của NATO sẽ làm rõ rằng liên minh coi Nga là “mối đe dọa tức thời và quan trọng nhất đối với an ninh của chúng ta”, nhưng nó cũng sẽ “lần đầu tiên đề cập đến Trung Quốc và những thách thức mà Bắc Kinh đặt ra đối với an ninh, lợi ích và giá trị của chúng ta”.

Ông nói, đây sẽ là một “sự thay đổi cơ bản về khả năng răn đe và phòng thủ” đối với NATO. Khái niệm mới này sẽ hướng dẫn chúng ta trong “kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược”.

Khái niệm chiến lược mới cũng sẽ bao hàm cách tiếp cận đang phát triển của NATO để giải quyết các mối đe dọa và thách thức khác.

Ông Stoltenberg cũng đề cập rằng hội nghị thượng đỉnh NATO cũng sẽ giải quyết vấn đề NATO tăng cường các tuyến phòng thủ phía trước bằng cách tăng đáng kể lực lượng phản ứng nhanh, nâng số quân nhân lên hơn 300.000 người. Ngoài ra, NATO sẽ tăng cường khả năng tiếp viện trong các cuộc khủng hoảng và xung đột.

Bao gồm:

– Có thêm trang bị định vị trước và dự trữ vật tư quân trang.

– Có nhiều khả năng khai triển về phía trước, chẳng hạn như khả năng phòng không.

– Tăng cường chỉ huy và kiểm soát.

– Và nâng cấp kế hoạch phòng thủ, bố trí trước lực lượng để bảo vệ các đồng minh cụ thể.

Ông Stoltenberg cho biết các lực lượng này sẽ được tập trận cùng với lực lượng phòng vệ địa phương. Họ sẽ làm quen với địa hình địa phương, cơ sở vật chất và các kho dự trữ định vị trước mới của NATO. Điều này cho phép họ phản ứng trơn tru và nhanh chóng với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào.

Thực tế an ninh thay đổi thúc đẩy NATO phát triển chiến lược mới

Ông Stoltenberg cho biết tại một cuộc họp báo rằng khái niệm chiến lược mới của NATO đã được phát triển để đáp ứng với thực tế an ninh mới.

NATO, được thành lập trong những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh, ban đầu được thiết kế để chống lại mối đe dọa từ Liên Xô, và hiếm khi coi ĐCSTQ là kẻ thách thức an ninh đối với các thành viên NATO, cho đến khi hội nghị thượng đỉnh NATO 2019 lần đầu tiên xác định Trung Quốc có “ảnh hưởng an ninh” và đặt ra “thách thức”.

Ông Stoltenberg đã nhiều lần nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng mối đe dọa của ĐCSTQ đã tạo thành một thực tế mới. Trong bài phát biểu tại Hội nghị kiểm soát vũ khí thường niên của NATO lần thứ 17 vào tháng 9 năm 2021, ông nói rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng, với nhiều đầu đạn hơn và hệ thống phân phối phức tạp hơn. Trung Quốc đang xây dựng một số lượng lớn các hầm chứa tên lửa. Ông nói: “Tất cả những điều này đang diễn ra mà không có bất kỳ hạn chế hay ràng buộc nào và hoàn toàn thiếu minh bạch”.

Ông nói: “Thế giới đang nhanh chóng trở nên khó đoán hơn, cạnh tranh hơn và nguy hiểm hơn. NATO đang điều chỉnh để thích nghi với thế giới đang thay đổi này”.

Phiên bản cuối cùng của chiến lược an ninh của NATO, được công bố năm 2010, và không đề cập đến Trung Quốc vào thời điểm đó. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo NATO tại hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 29-30/6 ở Madrid sẽ thông qua một chiến lược mới bao hàm những thách thức của Trung Quốc.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng NATO sẽ thực hiện trong môi trường đầy thách thức an ninh hiện nay, nói rằng đây là “cuộc cải cách lớn nhất về răn đe và phòng thủ tập thể của NATO” kể từ Chiến tranh Lạnh.

Ông Stoltenberg đề cập rằng để đạt được những cải cách này, NATO cần phải đầu tư nhiều hơn nữa. Số liệu chi tiêu quốc phòng mới cho thấy năm 2022 sẽ là năm thứ tám liên tiếp các đồng minh châu Âu và Canada tăng chi tiêu.

Ông nói thêm rằng tại hội nghị thượng đỉnh NATO, các quốc gia thành viên cũng sẽ đưa ra quyết định về việc tiếp tục củng cố NATO, bao gồm việc thành lập quỹ đổi mới NATO trị giá 1 tỷ euro để đầu tư vào các công nghệ mới nổi có tính ứng dụng kép.

Ông Stoltenberg cũng trích dẫn sự hỗ trợ to lớn từ NATO và các đồng minh dành cho Ukraine, bao gồm viện trợ quân sự và tài chính cũng như đào tạo số lượng lớn binh sĩ Ukraine. Và những điều này tạo nên sự khác biệt trên chiến trường mỗi ngày.

Tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, các quốc gia thành viên cũng sẽ nhất trí về một gói viện trợ toàn diện tăng cường cho Ukraine, bao gồm các lĩnh vực như thông tin liên lạc an toàn, hệ thống chống máy bay không người lái và nhiên liệu.

Ông Stoltenberg cũng nói rằng tại hội nghị thượng đỉnh NATO cũng sẽ tập trung vào việc đạt được tiến bộ về các đơn xin gia nhập NATO trong lịch sử của Phần Lan và Thụy Điển.

Related posts