Quên quyền lực cứng và quyền lực mềm đi, Trung Quốc còn sở hữu một thứ quyền lực đáng sợ hơn nhiều

Lam Giang

Quên quyền lực cứng và quyền lực mềm đi, Trung Quốc còn sở hữu một thứ quyền lực đáng sợ hơn nhiều
Một sĩ quan công an đứng gác trước phiên bế mạc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 10/03/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Ngoài quyền lực cứng và quyền lực mềm, Trung Quốc còn sở hữu một thứ quyền lực có thể xuyên thủng và thâm nhập vào “môi trường chính trị, truyền thông và xã hội của các quốc gia mục tiêu, nhằm thao túng chính trị và đôi khi làm xói mòn thể chế chính trị của họ”. Thậm chí, nó có tác động đáng kể đến chủ quyền của một quốc gia đối địch, tựa như một cái chết bởi hàng ngàn vết dao.

Trong lĩnh vực địa chính trị, danh từ “quyền lực” đồng nghĩa với các hành động xâm lược, bao gồm sức mạnh quân sự và các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt. Đây được gọi là quyền lực cứng (hard power).

Người anh em ít được nhắc đến hơn của nó, quyền lực mềm (soft power), nghĩa là tránh xa sự ép buộc và đe dọa. Thêm vào đó, những người ủng hộ cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn này sẽ chọn củ cà rốt thay vì cây gậy; họ sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa và các giá trị để nâng cao quyền lực quốc gia.

Ngoài các định nghĩa quyền lực cứng và mềm, còn có một loại quyền lực khác đáng bàn hơn. Nó được gọi là quyền lực sắc bén (sharp power), một loại ảnh hưởng dựa vào các chiến thuật thao túng. Tất nhiên, chúng ta không thể thảo luận về sự thao túng mà không bàn về Trung Quốc, một quốc gia vượt trội trong việc sử dụng quyền lực sắc bén.

Thuật ngữ này được đưa ra bởi một nhà báo Tây Ban Nha có tên là Juan Pablo Cardenal, quyền lực sắc bén liên quan đến việc vũ khí hóa thông tin. Theo học giả chính trị Jacques deLisle, các chế độ độc tài sử dụng quyền lực sắc bén để xuyên thủng và thâm nhập vào “môi trường chính trị, truyền thông và xã hội của các quốc gia mục tiêu, để thao túng chính trị và đôi khi làm xói mòn thể chế chính trị của họ”.

Đây chính xác là điều mà Trung Quốc – cụ thể hơn là ĐCSTQ – phản đối. Nếu quý vị còn nghi ngờ, xin được dẫn ví dụ về hướng Hồng Kông, nơi mà quyền tự do ngôn luận không còn tồn tại và các chính trị gia bù nhìn ngự trị ở địa vị tối cao.

Điều thú vị là ông Cardenal, cha đẻ của thuật ngữ ‘quyền lực sắc bén’, đã đặt ra thuật ngữ này khi cư trú tại Hồng Kông. Trải nghiệm hàng ngày, như một tác giả nổi tiếng đã nói, nhanh chóng “trở thành cánh cổng đưa đến những suy nghĩ và cảm hứng mới”. Thế giới quan của ông Cardenal dường như đã được định hình sâu sắc trong thời gian đó.

Một tấm biển được dựng lên tại một địa điểm vận động trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Hồng Kông vào ngày 12/7/2020. (Ảnh: Isaac Lawrence/AFP Getty Images)

Theo ông Christopher Walker, một học giả am hiểu về sự phức tạp của quyền lực sắc bén, các quốc gia độc tài như Trung Quốc và Nga hiện sử dụng “quyền lực sắc bén” để “gây ảnh hưởng của họ ra quốc tế, với mục tiêu là hạn chế tự do ngôn luận, truyền bá sự nhầm lẫn và bóp méo môi trường chính trị trong các nền dân chủ”.

Đối với cả Trung Quốc và Nga, việc sử dụng quyền lực sắc bén, bao gồm sự kết hợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm, đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao – đặc biệt là ở châu Phi.

Quyền lực sắc bén, như ông Walker lưu ý, liên quan đến “việc sử dụng thao túng để hủy hoại tính toàn vẹn của các thể chế độc lập”. Theo ông Walker, bằng cách xác định và khai thác “sự bất đối xứng giữa hệ thống tự do và phi tự do”, quyền lực sắc bén cho phép các chế độ độc tài “hạn chế tự do ngôn luận và bóp méo môi trường chính trị trong các nền dân chủ”.

Để có thêm bình luận về vấn đề này, tôi đã liên hệ với bà Preethi Amaresh của Trường Ngoại giao và Quan hệ quốc tế Geneva, một nhà nghiên cứu đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để nghiên cứu về quyền lực sắc bén.

Bà cho biết, Trung Quốc, “là một hệ thống phi dân chủ”, đang mạnh tay sử dụng “quyền lực sắc bén” ở châu Phi, Úc, Đài Loan, Mỹ, v.v”.

Bà Amaresh phác thảo một vài phương thức mà ĐCSTQ sử dụng quyền lực sắc bén ở những quốc gia này. Bà cho hay, Trung Quốc “đang sử dụng quyền lực sắc bén bằng cách phá hoại các nền dân chủ”, bằng cách thực hiện “việc chiếm đất ở một số quốc gia, bao gồm cả khu vực Bắc Cực và Nam Cực” thông qua sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, cũng như “các ứng dụng giám sát, bằng cách can thiệp trong chính trị nội bộ của các quốc gia khác, và thông qua các viện Khổng Tử”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (thứ ba, bên phải) tổ chức cuộc gặp với Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mataafa (thứ ba, bên trái) sau lễ ký kết thỏa thuận giữa hai nước tại Apia, Samoa, hôm 28/5/2022. (Ảnh: Vaitogi Asuisui/Samoa Observer/AFP/Getty Images)

Vị học giả đã dẫn một bài báo mà bà viết vào năm 2020 với tựa đề: “Nghệ thuật chiến tranh: Chiến lược quyền lực sắc bén của Trung Quốc” (The Art of War: China’s Sharp Power Strategy). Bà Amaresh cảnh báo độc giả rằng, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy truyền thông toàn cầu nhằm bảo vệ các mục tiêu và chính sách đối ngoại của mình ở trong nước. Tất cả với hy vọng thúc đẩy chương trình nghị sự của quốc gia này.

Bà cũng thảo luận về việc các đối tác nhà nước của Trung Quốc đã hợp tác với Discovery Channel, một kênh truyền hình cáp của Mỹ thuộc sở hữu của Warner Bros trong “một bộ phim hợp tác quốc tế”. Bộ phim với tựa đề “Trung Quốc: Thời đại của Tập Cận Bình” (China: Time of Xi), đã thu hút hàng triệu người xem trên 37 quốc gia ở Châu Á.

Có thể thấy rõ, trong nỗ lực thao túng truyền thông, ĐCSTQ đang được các thực thể quyền lực ở phương Tây giúp đỡ.

Bà đã chứng kiến ​​một sự tiến triển trong cách ĐCSTQ sử dụng quyền lực sắc bén, bằng việc không ngừng bổ sung thêm các sợi dây trong chính sách ngoại giao chiến binh sói, ngoại giao bẫy nợ… của nước này.

Chiến lược thứ hai là một chiến lược siêu hiệu quả cho thấy, ĐCSTQ sử dụng các hành động khiêu khích nhỏ, không có hành động nào trong số đó ‘đáng kể’, đủ để kích hoạt một cuộc chiến toàn diện. Tuy nhiên, khi cộng dồn lại, chúng có tác động đáng kể đến chủ quyền của một quốc gia đối địch, tựa như một cái chết bởi hàng ngàn vết dao.

Bà Amaresh tin rằng “Trung Quốc muốn phục hưng nền văn minh và đưa quyền lực mềm của nó lên vị trí hàng đầu thế giới” thông qua “một số sáng kiến ​​như Con đường Tơ lụa, chương trình giảng dạy bằng tiếng Quan Thoại, chiếm đất, v.v”.

Bà nói, Trung Quốc “hiện được coi là triều đại mới và ông Tập Cận Bình, vị hoàng đế đương thời”, sẽ là “nhà lãnh đạo trọn đời” của đất nước.

Quyền lực sắc bén hứa hẹn sẽ trở thành thứ vũ khí đáng gờm trong công cuộc vươn lên vị thế siêu cường của Trung Quốc.

Lam Giang

Theo The Epoch Times

Related posts