Các nước thảo luận về việc tái thiết Ukraine, ĐCSTQ bị gạt sang một bên

An Liên

Các nước tham gia cuộc họp về tái thiết Ukraine tại Lugano, Thụy Sĩ (Ảnh: Yonhap News).

Từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 7, đại diện từ khoảng 40 quốc gia trên thế giới đã tập trung tại Lugano, Thụy Sĩ, để thảo luận về tiến trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh (Ukraine Recovery). Nhưng ĐCSTQ lại bị gạt sang một bên.

Kế hoạch tái thiết ba giai đoạn do Ukraine đề xuất cần tới 750 tỷ USD, và các tài sản của Nga bị các nước phong tỏa hoặc tịch thu sẽ là một phần quan trọng trong việc này. Các nước tham gia bắt đầu phân chia các khu vực khác nhau của Ukraine cần được xây dựng lại, tuy nhiên ĐCSTQ lại bị gạt sang một bên nên hẳn sẽ rất tức giận nhưng cũng không thể làm gì được.

Cơ hội tái thiết sau chiến tranh

Sự tàn phá nghiêm trọng của chiến tranh đã làm hư hại cơ sở hạ tầng ở nhiều khu vực của Ukraine, một số lượng lớn các tòa nhà đã bị sập và vô số người tị nạn phải rời bỏ nhà cửa. Công cuộc tái thiết sau chiến tranh được chia thành ba giai đoạn, bắt đầu bằng việc tái thiết cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở tạm thời, bệnh viện và trường học, sau đó thực hiện cải tạo lâu dài. Kinh phí tái thiết có thể lên tới 750 tỷ USD, liên quan đến các khu vực và dự án khổng lồ, hầu hết ngoại giới đều so sánh nó với Kế hoạch Marshall mà Hoa Kỳ đã giúp tái thiết lại châu Âu sau Thế chiến II.

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các nước đã phối hợp thực hiện một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga, bao gồm đóng băng và tịch thu tài sản của Nga ở nước ngoài, ban đầu ước tính khoảng 300 tỷ USD và cuối cùng có thể lên tới 500 tỷ USD. Có sự đồng thuận rộng rãi giữa các quốc gia rằng những khoản tiền này sẽ được sử dụng để tái thiết Ukraine, tương tự như một số hình thức bồi thường cho cuộc chiến mà Nga tiến hành chống lại Ukraine.

Nỗ lực tái thiết không chỉ là cơ hội để phục hồi kinh tế Ukraine mà còn là cơ hội phát triển kinh tế cho tất cả các nước, và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác giữa Ukraine với các nước châu Âu và phương Tây, đồng thời thúc đẩy cải cách ở Ukraine.

Cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn chưa phân thắng bại và chưa có dấu hiệu đình chiến, tuy nhiên, các nước đang thảo luận về việc tái thiết Ukraine sau chiến tranh, điều này cho thấy họ tin rằng Ukraine sẽ giành được chiến thắng cuối cùng, và họ sẽ ủng hộ Ukraine đến cùng. Chiến tranh Nga – Ukraine đã bước vào cuộc chiến tiêu hao lâu dài, với thực lực của một quốc gia, rõ ràng Nga khó có thể vượt qua sức mạnh của 40 quốc gia.

Vũ khí và vật tư từ các quốc gia liên tục được nhập khẩu vào Ukraine, người ta ước đoán rằng Nga không những không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến mà còn bị suy yếu nghiêm trọng, khó có thể đe dọa Ukraine thêm nữa. Nga đã mắc sai lầm khi tham chiến và rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao.

Mỗi quốc gia có thể nhận được bao nhiêu dự án tái thiết sẽ được ước tính dựa trên số lượng viện trợ cho Ukraine, đồng thời cũng sẽ tính đến những lợi thế và sức mạnh khác nhau của mỗi quốc gia. Nếu hàng trăm tỷ USD được đầu tư trong giai đoạn đầu chủ yếu là tài sản bị tịch thu của Nga, thì đó sẽ là cơ hội tốt cho các quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nên ĐCSTQ cũng muốn được chia phần, nhưng lại bị gạt sang bên lề.

Lãnh đạo ĐCSTQ đã mắc sai lầm

Trong khi các nước khác đang viện trợ cho Ukraine, thì ĐCSTQ lại đứng về phía Nga. Các nước phương Tây nhất trí trừng phạt Nga, nhưng ĐCSTQ phản đối các biện pháp trừng phạt. Hoa Kỳ và các nước NATO đang theo dõi chặt chẽ ĐCSTQ, cảnh báo ĐCSTQ không nên tìm cách viện trợ cho Nga, ĐCSTQ không dám công khai viện trợ, nhưng họ mua năng lượng của Nga với số lượng lớn và cũng bí mật gửi các vật liệu cần thiết cho Nga thông qua nhiều kênh khác nhau. Vào ngày 28/6, Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 5 công ty Trung Quốc bị nghi ngờ hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng và quân sự của Nga, điều này sẽ được coi là một lời cảnh báo đáng kể đối với ĐCSTQ.

ĐCSTQ không ủng hộ về mặt đạo đức khi Ukraine bị xâm lược, cũng không viện trợ quân sự cho Ukraine như các nước khác, mà bí mật giúp đỡ Nga, thì việc các nước gạt ĐCSTQ khỏi kế hoạch tái thiết Ukraine là điều đương nhiên. Ngày nay, ĐCSTQ đã không còn tiền và dự án “Vành đai và Con đường” khó có thể thành công. Trước kế hoạch tái thiết Ukraine trị giá hàng trăm tỷ USD nhưng lại bị gạt sang bên lề, hẳn ĐCSTQ sẽ rất khó chịu, nên chỉ có thể giả vờ như không biết, hoặc chỉ có thể nói một cách mỉa mai.

Nếu ĐCSTQ sẵn lòng gửi tiền, Ukraine có thể không muốn từ chối, nhưng ĐCSTQ không có tiền để gửi, và không dám làm mất lòng Nga về điều này, họ chỉ có thể xem 40 quốc gia thảo luận về việc tái thiết Ukraine.

Tài liệu chiến lược của NATO vừa qua lần đầu tiên liệt ĐCSTQ vào danh sách đối thủ, không nên để ĐCSTQ tham gia vào tiến trình tái thiết Ukraine, nếu Ukraine muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến và sau này gia nhập EU hoặc NATO thì nhất định phải tuân theo sự sắp xếp của các nước Châu Âu.

Hội nghị tái thiết Ukraine đã đưa ra các nguyên tắc rõ ràng, bao gồm “đóng góp vào việc tăng tốc, làm sâu sắc hơn, mở rộng và hiện thực hóa các nỗ lực cải cách ở Ukraine”, “thúc đẩy Ukraine theo hướng Âu hóa”; “tiến trình tái thiết phải minh bạch và phải có trách nhiệm với người dân Ukraine”.

Thủ tướng Ukraine tham dự cuộc họp cũng nói rõ rằng Ukraine sẽ tiến tới Âu hóa. Rõ ràng, hành vi trên trường quốc tế của ĐCSTQ không thể phù hợp với những nguyên tắc này.

Ba mươi năm trước, khi Hoa Kỳ cùng các nước khác phát động cuộc chiến chống khủng bố, ĐCSTQ cũng giả vờ ủng hộ, tuy không thực sự đóng góp nhưng ĐCSTQ cũng được phép tham gia vào công cuộc tái thiết Iraq sau chiến tranh, và cũng đã thu được không ít lợi ích. Hiện tại, thái độ của ĐCSTQ đối với cuộc chiến Nga-Ukraine không thay đổi. Gần đây, ĐCSTQ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với Nga. Hoa Kỳ và NATO không nên để ĐCSTQ tham gia vào tiến trình tái thiết Ukraine.

Trên thực tế, trong khi các nước phương Tây đang làm suy yếu Nga, họ cũng đang tăng cường nỗ lực nhằm làm suy yếu ĐCSTQ, hội nghị thượng đỉnh G7 vừa kết thúc đã nói rõ rằng nó sẽ nhắm mục tiêu đến ĐCSTQ một cách đồng bộ, và NATO cũng đang đẩy mạnh hợp tác với các đồng minh Ấn Độ – Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã đưa ra những lựa chọn chiến lược cực kỳ sai lầm, nhưng để tránh đấu đá nội bộ trở thành điểm yếu, họ sẽ không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình, và bề ngoài, tiếp tục đặt ra một cuộc đối đầu mạnh mẽ với Hoa Kỳ và phương Tây.

Trung Quốc mất nhiều hơn cơ hội tái thiết Ukraine

Hàng loạt những đánh giá sai lầm và những quyết định mù quáng của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã khiến Trung Quốc phải trả giá đắt hơn là không thể tham gia vào công cuộc tái thiết Ukraine. Hậu quả của việc ĐCSTQ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine thực sự tương tự như việc họ tham gia một cách ngu ngốc vào Chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Họ đã chọn trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ và phương Tây, và các nước láng giềng của họ, dẫn đến sự cô lập hoàn toàn.

Trung Quốc đã nghèo vào năm 1950, và vẫn nghèo trong nhiều thập niên sau đó, nhưng đại đa số người Trung Quốc không biết cuộc sống của những người bên ngoài Trung Quốc sẽ như thế nào. Sau khi Mao qua đời, ĐCSTQ đã phải cải cách và mở cửa, mọi người dần dần nhận thức được thế giới bên ngoài, và cũng bắt đầu trải nghiệm những lợi ích của toàn cầu hóa, và giới tinh hoa của ĐCSTQ thậm chí còn giàu có hơn.

Ngày nay, tất cả những điều này đang nhanh chóng bị mất đi. Cuộc sống của người dân Trung Quốc đang bắt đầu khó khăn. Các công chức của ĐCSTQ đang bị cắt giảm lương rất nhiều, đường lui được sắp xếp cẩn thận bởi các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã bị cắt đứt. Hồng Kông cũng không còn là nơi trú ẩn an toàn cho giới tinh hoa ĐCSTQ.

ĐCSTQ không chỉ đứng bên lề trong kế hoạch tái thiết Ukraine mà còn đứng bên lề trong nhiều vấn đề kinh tế và chính trị quốc tế. ĐCSTQ đã khiến Trung Quốc gặp rắc rối một lần nữa, và các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang mắc phải hết sai lầm này đến sai lầm khác trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và lợi ích, và khó có thể duy trì chế độ độc tài chỉ với tuyên truyền tẩy não.

Theo Dương Uy/Epoch Ti

Related posts