Những biển báo “Cần người làm” (“Help wanted”) và “Hiện đang tuyển dụng” (“Now hiring”) xuất hiện ở khắp mọi nơi. Các chuyến bay, dự án xây dựng, và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã bị trì hoãn — hoặc không có sẵn — do thiếu hụt lao động.
Vòng xoáy tiền lương đang tăng theo từng giờ và từng tháng. Sự mất cân bằng giữa số lượng việc làm hiện có và lực lượng lao động cần tuyển để lấp đầy các vị trí đó đang ngày càng gia tăng.
Điều gì đang xảy ra vậy?
Trong thời gian gần hai năm phong tỏa và suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19, các công ty đã cắt giảm chi phí bằng cách sa thải hàng triệu nhân viên.
Kết quả là, một số người ở độ tuổi đầu hoặc giữa 60 chỉ còn cách đơn giản là về hưu sớm và không bao giờ quay trở lại làm việc.
Chính phủ liên bang và tiểu bang cũng mở rộng hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp. Những người lao động khác cho rằng họ sẽ không kiếm được nhiều hơn thế nhờ làm việc và vì vậy họ đang ở nhà để nhận tiền hỗ trợ của chính phủ.
Thậm chí, những cựu nhân viên toàn thời gian khác đã quen với lối sống mới, nhàn nhã hơn và không muốn quay lại với một tuần làm việc đủ 40 tiếng.
Các nhà tuyển dụng giờ đây cũng tin rằng một cuộc suy thoái kinh tế đầy khó khăn sẽ diễn ra vào đầu năm 2023 khi hàng ngàn tỷ dollar tiền mới in đã cạn kiệt. Lúc này, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận tình trạng thiếu nhân công thay vì thuê quá nhiều nhân viên chỉ để họ nhàn rỗi khi nhu cầu của người tiêu dùng sẽ sớm suy giảm.
Hơn nữa, những người lao động khác lo sợ về một đại dịch COVID khác và không muốn trở lại tiếp xúc hàng ngày với công chúng.
Chính phủ không biết làm thế nào mà một số người dân Mỹ vẫn còn mắc triệu chứng hậu COVID mãn tính “kéo dài” một cách bí ẩn sau một thời gian nhiễm căn bệnh này.
Hơn 100 triệu người dân Mỹ có khả năng đã từng nhiễm COVID-19. Ước tính có khoảng 10–30% không thể hồi phục được trong nhiều tháng — hoặc thậm chí nhiều năm.
Vì vậy, hàng triệu người đang mắc triệu chứng COVID kéo dài vẫn không thể đi làm hoặc chỉ có thể làm việc bán thời gian.
Tuy nhiên, vẫn chưa có ai xem xét đầy đủ về tác động của hàng triệu người mới bị mất khả năng này đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.
Cộng tất cả những đám mây đen này lại và nước Mỹ đang trải qua một cơn bão hoàn hảo, trong đó chỉ có 61% lực lượng lao động có thể làm việc chính thức.
Thật không may, cũng có những vấn đề dài hạn hơn về cơ cấu lao động đối với nền kinh tế Hoa Kỳ mà sẽ khiến cho một thế hệ người lao động mới đông hơn có khả năng cao sẽ không thể tham gia vào lực lượng lao động sớm. Và hiện tại, Thung lũng Silicon chưa sản xuất được những robot thông minh nhân tạo mà họ đã hứa từ lâu vốn sẽ cho phép máy móc làm được nhiều việc của con người.
Đúng là có nhiều người chuẩn bị làm cha mẹ hơn bao giờ hết. Và dân số Hoa Kỳ đã tăng lên hơn 330 triệu người.
Nhưng dân số của chúng ta đang chững lại hoàn toàn.
Chỉ trong vòng 14 năm, tỷ lệ sinh đã giảm từ 2.12 xuống còn 1.64 — có nghĩa là cả công dân và người ngoại quốc đang cư trú ở Mỹ đều không có sự thay thế (tức con cái của họ).
Trong khi động lực nhân khẩu học trong quá khứ đã dẫn đến dân số cao nhất mọi thời đại, Hoa Kỳ đã đạt đỉnh nhân khẩu học. Và dân số sẽ sớm bị thu hẹp và già đi.
Ba mươi năm trước, Hoa Kỳ có không đến 80 triệu dân, nhưng có 250,000 ca sinh mỗi năm.
Điều gì giải thích cho sự biến mất của người Mỹ?
Về mặt lịch sử, khi các nền văn hóa phương Tây trở nên thịnh vượng và thoải mái hơn, cho dù đó là La Mã cổ đại hay Mỹ và Âu Châu thời hiện đại, thì người ta bắt đầu sinh ít con hơn — ngay cả khi khao khát có thêm gia đình và nhân công của họ tăng đột biến.
Cuộc sống dường như được coi là quá thú vị thay vì phải đầu tư hàng năm trời vào việc nuôi dạy con cái. Người dân Mỹ chắc chắn sẽ chọn kết hôn muộn hơn. Họ đang có ít con hơn — và ở độ tuổi 30 thay vì 20.
Nữ giới hiện chiếm gần 60% sinh viên đại học. Các nghề nghiệp dành cho nữ và việc trì hoãn hoặc tránh sinh con được coi là điều cần thiết đối với thu nhập của gia đình trong tương lai.
Do nam giới thi đậu đại học hiện chiếm 70% trong số từ chối ghi danh vào đại học, nên có quá ít nam giới có trình độ đại học cho nhóm đa số phụ nữ có trình độ đại học mới.
Cuộc khủng hoảng giới tính thực sự ở Mỹ chính là nam giới ở độ tuổi 20 thiếu năng động và trì trệ. Rất nhiều người vẫn đang sống ở nhà, không có việc làm toàn thời gian, thường xuyên mắc nợ, mải mê sử dụng mạng xã hội, chơi trò chơi điện tử, hoặc thỏa mãn những ham mê của họ — và ít quan tâm đến việc kết hôn, chứ chưa nói đến việc nuôi dạy con cái.
Số liệu về số ca phá thai thường niên vẫn còn bị tranh cãi gay gắt. Nhưng số ca nạo phá thai được báo cáo thường niên vẫn dao động trong khoảng từ hơn 600,000 đến gần 900,000 ca.
Có thể có gần 20 ca phá thai cho mỗi 100 trường hợp mang thai ở Mỹ — tức ⅕ trường hợp bị đình chỉ thai kỳ.
Nền văn hóa đại chúng của chúng ta phản ánh sự miễn cưỡng ngày càng tăng của việc nuôi dạy con cái. Và hiện chỉ có 65% trẻ em lớn lên trong các gia đình có cả cha lẫn mẹ.
Quảng cáo Obamacare năm 2012, “Cuộc Đời Của Julia” (“The Life of Julia”) đã định hình về người phụ nữ Mỹ lý tưởng mới: một phụ nữ đơn thân với một đứa con, không lập gia đình, và hoàn toàn phụ thuộc vào hỗ trợ của chính phủ gần như 65 năm.
Năm 2013, quảng cáo có liên quan tiếp theo đã gây sốt khi nói về “Chàng Trai Pajama” (“Pajama Boy”). Anh này được cho là một thanh niên kéo dài thanh xuân điển hình, một đứa trẻ trong hình hài một người lớn — ngồi ở nhà trong bộ quần áo ngủ pijama giống như trẻ con, và nhấm nháp ly chocolate nóng.
“Pajama Boy” có thể là kiểu mà “Julia” không có ý định kết hôn.
Có những mặt trái của lịch sử — kinh tế, văn hoá, xã hội, và quân sự — đối với các quốc gia trong việc lảng tránh việc nuôi dạy con cái.
Họ thu nhỏ về kích thước, tuổi tác, không còn tin vào đấng tối cao, hầu hết đều trở thành những người theo thuyết bất khả tri hoặc vô thần, và bị ám ảnh bởi tự kỷ.
Và đôi khi, cuối cùng họ trở nên rối loạn chức năng — và từ từ biến mất.
Ông Victor Davis Hanson là một nhà bình luận có tư tưởng bảo tồn truyền thống, người nghiên cứu văn hóa cổ đại, và nhà sử học quân sự. Ông là một giáo sư danh dự về các về văn hóa cổ đại tại Đại học Tiểu bang California, thành viên cao cấp về lịch sử quân sự và cổ đại tại Đại học Stanford, thành viên của Cao đẳng Hillsdale, và là thành viên ưu tú của Center for American Greatness. Ông Hanson đã viết 16 cuốn sách, trong đó có “The Western Way of War” (“Chiến Tranh Kiểu Phương Tây”), “Fields Without Dreams” (“Những Cánh Đồng Không Có Ước Mơ”) và “The Case for Trump” (“Tranh Luận cho Ông Trump”).
Thanh Tâm biên dịch