Sau khi Nga nhận thấy hiệu quả của vệ tinh trong việc giám sát việc di chuyển quân của mình trong cuộc xâm lược Ukraine, khiến các lực lượng vũ trang của mình gặp rủi ro và bị tấn công, Moscow đang tăng cường nghiên cứu tia laser để đối phó với các vệ tinh giám sát này.
The Space Review đưa tin, dự án của Nga có tên Kalina là một hệ thống laser đặt trên mặt đất có mục đích che mờ các vệ tinh chụp ảnh.
Bài báo đã phát hiện bằng chứng cho thấy việc xây dựng tổ hợp giám sát không gian ở vùng Bắc Caucasus của Nga, vốn bị đình trệ, gần đây đang được khởi động trở lại.
Theo bài báo, hệ thống laser này sẽ đối phó với các hệ thống quang học và chụp ảnh của vệ tinh nước ngoài bay qua lãnh thổ Nga.
Theo tài liệu của chính phủ Nga, dự án đã bắt đầu vào năm 2011, nhưng theo bài báo, việc giám sát dự án cho thấy tiến độ xây dựng đã bị đình trệ và bị trì hoãn nhiều lần trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, bài báo lưu ý, hình ảnh của Google Earth cho thấy việc xây dựng dự án gần đây đã được tiếp tục trở lại.
Cùng theo bài báo, Nga đã đưa vào hoạt động hệ thống laser lưu động làm chói lóa vệ tinh có tên Peresvet kể từ cuối năm 2019, nhưng tổ hợp laser Kalina đặt trên mặt đất của nước này được cho là hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
The Space Review cho biết: “Vai trò chống vệ tinh của hệ thống Peresvet gần đây đã được xác nhận trong một bài thuyết trình của ông Yuri Borisov, Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng. Ông ấy tiết lộ, tổ hợp này này có thể “làm mù” tất cả vệ tinh giám sát của ‘kẻ thù” ở độ cao lên đến 1.500 km, vô hiệu chúng khi chúng bay qua lãnh thổ Nga.”
“Theo tài liệu về các hệ thống vũ khí chống vệ tinh (ASAT) bằng tia laser, có sự phân biệt giữa ‘chói lóa’ và ‘làm mù’. Chói lóa khiến các cảm biến tạm thời mất khả năng chụp ảnh bằng cách che phủ chúng bằng ánh sáng sáng hơn những gì chúng đang cố gắng chụp ảnh. Làm mù gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho các hệ thống như vậy. Cách diễn đạt của ông Borisov cho thấy hệ thống Peresvet có mục đích làm điều sau [làm mù], nhưng có lẽ việc sử dụng động từ của ông ấy không nên được hiểu theo nghĩa đen.”
Gia Huy (Theo Newmax)