Thủ tướng New Zealand bác bỏ quan điểm ‘đen trắng phân minh’ của Bắc Kinh

Huyền Anh

Thủ tướng New Zealand bác bỏ quan điểm 'đen trắng phân minh' của Bắc Kinh
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern phát biểu tại Viện Lowy ở Sydney, Úc, hôm 7/7/2022. (Ảnh: Dean Lewins/Pool/Getty Images)

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã lên tiếng phản đối việc định khung cuộc xung đột ở Ukraine và chống lại sự xâm lược đang diễn ra của Trung Quốc thông qua lăng kính “đen và trắng”, nói rằng các quốc gia không cần phải lựa chọn giữa nền chuyên quyền hay dân chủ.

Quan điểm mới nhất của Thủ tướng Ardern hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã tuyên bố đấu tranh cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở trước sự leo thang ngày càng tăng của Trung Quốc.

“Đây là những điều thuộc về dân chủ và chuyên quyền – chúng ta phải đảm bảo nền dân chủ được thực thi”, ông Biden nói vào tháng 5/2022.

Trong một bài phát biểu trước Viện Lowy của Úc vào ngày 7/7, bà Ardern đã hạ thấp giọng điệu hơn đối với Bắc Kinh khi cho rằng nhiều quốc gia đã đóng vai trò quan trọng trong khu vực Thái Bình Dương trong nhiều năm.

Bà nói: “Sẽ là sai lầm nếu mô tả sự tham gia này, bao gồm cả Trung Quốc, là mới mẻ. “Sẽ là sai lầm nếu định vị Thái Bình Dương theo cách ép họ phải ‘chọn bên'”.

(Từ trái sang) Thủ tướng Úc Anthony Albanese chào mừng người đồng cấp New Zealand Jacinda Ardern trước cuộc gặp song phương vào ngày 10/6/2022 tại Sydney, Úc. (Ảnh: Mark Baker/Pool/Getty Images)

“Đây là các quốc gia dân chủ, có chủ quyền của riêng trong việc xác định các cam kết chính sách đối ngoại của họ. Chúng tôi có thể là quốc gia trung lập trong cách tiếp cận, nhưng có sự ‘thiên vị’ Thái Bình Dương đối với các giá trị mà chúng tôi áp dụng cho các cam kết này”.

Bà nói rằng cần phải đảm bảo khu vực không bị cưỡng bức và các quốc gia nên tham gia với các tổ chức đa phương như Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.

Bà nói: “Cuối cùng, thay vì cạnh tranh chiến lược gia tăng trong khu vực, chúng ta cần tìm kiếm các lĩnh vực để xây dựng và hợp tác”.

“Thế giới trên thực tế là hỗn độn và đẫm máu. Tuy nhiên, trong số tất cả sự phức tạp, chúng ta vẫn thường thấy các vấn đề được mô tả theo cách đen trắng. Đây là một trong những thách thức đối với chính sách đối ngoại độc lập”.

Chiến tranh Ukraine không có vấn đề ‘Đen và Trắng’

Bà Ardern nói rằng thế giới là “hỗn độn đẫm máu” và lấy chính cuộc xung đột Ukraine làm ví dụ.

Bà nói rằng cuộc chiến là “là hoàn toàn bất hợp pháp và không thể giải thích được”, đồng thời khẳng định Nga “phải chịu trách nhiệm” về hậu quả của cuộc xung đột.

“Mặc dù có những quốc gia thể hiện sự ủng hộ công khai và trực tiếp, chẳng hạn như Belarus, song nhiều người cũng nhận thấy hậu quả đối với vai trò của họ. Tuy nhiên, chúng ta không thể mô tả đây là một cuộc chiến giữa phương Tây với Nga, hay là giữa dân chủ với chế độ chuyên quyền”, bà nói.

“Hoàn toàn không phải”, bà nói thêm. “Chúng ta cũng không nên tự nhiên cho rằng đó là quỹ đạo không thể tránh khỏi trong các khía cạnh khác của cuộc cạnh tranh địa chiến lược”.

Nhà lãnh đạo New Zealand nói rằng ngoại giao cần phải trở thành “công cụ mạnh mẽ nhất, và giảm leo thang là lời kêu gọi lớn nhất”.

“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thất bại nếu những bên mà chúng tôi tìm cách tham gia ngày càng bị cô lập và khu vực chúng tôi sinh sống ngày càng trở nên chia rẽ và phân cực”.

Bà tóm tắt chính sách đối ngoại của chính phủ New Zealand tập trung vào: chủ nghĩa tập thể hay hợp tác toàn cầu, các giá trị và vị trí.

Liên Hợp Quốc thất bại trong xung đột Ukraine

Bà Ardern cho biết các tổ chức đa phương như Liên Hợp Quốc là “không hoàn hảo” và đã thất bại.

“Và khi họ thất bại, chúng ta phải tìm cách làm cho họ mạnh mẽ hơn”.

Bà nói rằng không có thất bại nào tồi tệ hơn phản ứng của Liên Hợp Quốc đối với cuộc chiến ở Ukraine vì vị trí của Nga trong Hội đồng Bảo an.

“Một vị trí bị phá sản về mặt đạo đức, sau một cuộc chiến phá sản về mặt đạo đức và bất hợp pháp. Trong hoàn cảnh này, chờ đợi các thể chế đa phương của chúng tôi hành động không phải là một lựa chọn đối với New Zealand”.

Hạ luận điệu với tới Bắc Kinh

Lập trường của bà Ardern về Bắc Kinh đã giảm bớt sự chú ý trong những tuần gần đây, với bài phát biểu mới nhất của bà kêu gọi theo đuổi “các lợi ích chung”.

Tuy nhiên, trước đây chính phủ Đảng Lao động dường như đã liên kết chặt chẽ với các đồng minh là Hoa Kỳ và Úc.

Trong chuyến thăm Nhà Trắng vào tháng 5/2022, bà Ardern nói với các phóng viên rằng New Zealand đang ở trong một khu vực “gia tăng tranh chấp” và sự tham gia vào khu vực này phải “theo các điều khoản của New Zealand” chứ không phải để đáp lại Bắc Kinh.

Trong một tuyên bố chung của Hoa Kỳ và New Zealand, chính phủ các nước bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về hồ sơ nhân quyền của ĐCSTQ.

Sau đó, trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào tháng 6, bà Ardern cho biết ĐCSTQ, trong thời gian gần đây, đã trở nên “quyết đoán hơn và sẵn sàng thách thức các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”.

Bà nói: “Chúng ta phải đáp lại những hành động mà chúng ta thấy”.

Đáp lại cả hai bài phát biểu, Bắc Kinh bác bỏ các bình luận của bà Ardern, cảnh báo rằng chúng “không hữu ích” cho việc tăng cường lòng tin giữa hai nước.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại New Zealand tuyên bố, Bắc Kinh “sẵn sàng” phối hợp với New Zealand thông qua chiến lược “hợp tác đôi bên cùng có lợi” bằng cách tôn trọng lẫn nhau và loại bỏ sự khác biệt.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts