Ông Biden đã có chuyến thăm chính thức Trung Đông đầu tiên với cương vị tổng thống Mỹ, và đất nước mà ông chọn tới đầu tiên là Israel. Mục đích ông Biden đến Israel là gì?
Mặc dù, Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo Trung Quốc không viện trợ cho Nga. Tuy nhiên, theo báo cáo của Wall Street Journal ngày 15/7, số liệu hải quan của Trung Quốc cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu chip của Trung Quốc sang Nga tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 50 triệu USD. Cùng lúc đó, lượng nhôm xuất khẩu để sản xuất nhôm kim loại, đã đạt 400 lần so với năm ngoái.
Nhôm là nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất vũ khí, giá trị xuất khẩu của nó tăng gấp 400 lần so với năm ngoái về tiền, gấp 400 lần này rõ ràng không phải do lạm phát. Có nghĩa là, ĐCSTQ đang phớt lờ sự giám sát của Hoa Kỳ và tiếp tục xuất khẩu loại sản phẩm có thể được sử dụng cho mục đích quân sự này sang Nga.
Nhưng loại hình kinh doanh này rất khó theo dõi, vì doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cũng có thể xuất khẩu sang Nga thông qua một số doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty con mới thành lập, vì nhiều sản phẩm được sử dụng cho cả quân sự và dân dụng nên rất khó để phân định chúng. ĐCSTQ có thể sử dụng việc xuất khẩu các cơ sở dân sự hoặc các sản phẩm dân sự như một cái cớ để xuất khẩu mặt hàng quân sự này sang Nga.
Có một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington DC được gọi là Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp, chuyên theo dõi các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Ngày 15/7, cùng ngày tờ Wall Street Journal đăng bài báo, cơ quan này cũng công bố một báo cáo mới, cho biết từ năm 2014 đến tháng 1 năm 2022, trước khi bùng nổ chiến tranh Nga-Ukraine, ĐCSTQ đã xuất khẩu nhiều mặt hàng chưa được biết đến trước đây thuộc loại này cho cả mục đích quân sự và dân sự sang Nga. Đơn vị xuất khẩu là công ty con của Poly.
Trên thực tế, hầu như tất cả mọi người ở Bắc Kinh đều biết rằng Poly là một công ty vũ khí, nó nằm ở phía đông Bắc Kinh, thuộc quận Triều Dương, gần Triều Dương Môn. Các thành phần được Poly xuất khẩu sang Nga là thành phần ăng-ten, được sử dụng ở Nga để chế tạo phần radar S400 của hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến.
Tháng 3 năm nay, Úc đã cấm xuất khẩu nhôm sang Nga với lý do việc xuất khẩu nhôm có thể được sử dụng để phát triển vũ khí. Xuất khẩu nhôm từ Trung Quốc sang Nga đã tăng vọt, đạt 153.000 tấn trong tháng 5, tăng 674 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì vậy, Hoa Kỳ khó có thể thực sự tìm thấy bằng chứng hữu hình của loại viện trợ này từ ĐCSTQ cho Nga, xét cho cùng, nó thuộc về cả hàng hóa dân sự và quân sự nên Mỹ rất khó chịu về điều này.
Ông Biden trong chuyến đi Trung Đông hai ngày qua, một mặt tới Ả Rập Xê Út, mặt khác, ông cũng đến thăm Israel trước. Tại sao đến thăm Israel? Có lẽ mục tiêu rất quan trọng là cấm Israel cung cấp cho ĐCSTQ bất kỳ công nghệ tiên tiến nào, chẳng hạn như công nghệ quân sự, trí tuệ nhân tạo, y sinh học, v.v.
VOA đưa tin, Toà Bạch Ốc và Chính phủ Israel cùng thông báo vào ngày 13/7 rằng ông Biden và Thủ tướng Israel Lapid đã ký một tuyên bố chung về hợp tác khoa học và công nghệ. Tuyên bố bao gồm một câu rất đáng được chú ý: cam kết thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới lẫn nhau, dựa trên các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền.
Điều đó có nghĩa là bây giờ chúng ta sẽ có một hệ sinh thái đổi mới dựa trên các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền. Tất nhiên, nếu bạn có một tính từ như vậy để định nghĩa nó, thì cũng tương đương với việc loại trừ ĐCSTQ, có nghĩa là công nghệ mà chúng ta đã tạo ra không thể chia sẻ với ĐCSTQ. Nói một cách đơn giản chính là vậy. Nhưng vì ông ấy cảm thấy xấu hổ khi nói một cách trần trụi trong tuyên bố chung này rằng chúng ta không nên giao nó cho ĐCSTQ, nên ông ấy nói rằng chúng ta có một nguyên tắc, đó là dựa trên các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền.
Lòng biết ơn của quốc gia Israel
Trên thực tế, như chúng ta đã biết, dân tộc Israel là một quốc gia rất biết ơn, đối với những người đã giúp đỡ người Do Thái, Israel đặc biệt đối xử tốt với họ. Giống như nhiều người trong chúng ta đã từng xem một bộ phim đoạt giải Oscar có tên ‘Bản danh sách của Schindler’ (tựa gốc tiếng Anh: Schindler’s List), kể về cuộc giải cứu người Do Thái của Schindler với tư cách là một doanh nhân trong Thế chiến thứ hai. Cho đến khi Schindler qua đời, cảnh cuối phim là cảnh có thật, đó là tượng đài Schindler do người Do Thái xây dựng để tưởng nhớ sự giúp đỡ của Schindler đối với người Do Thái.
Trên thực tế, Trung Hoa Dân Quốc nắm quyền ở đại lục trong Thế chiến thứ hai, và Trung Hoa Dân Quốc cũng có một nhà ngoại giao thực sự là Schindler của Trung Quốc, và tên của ông ấy là Hà Phụng Sơn (Ho Fengshan).
Thời điểm đó, trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ vào năm 1938, người Do Thái bị đàn áp ở Đức, lúc đó tại Pháp đã tổ chức hội nghị về người tị nạn Do Thái, có 32 quốc gia tham gia hội nghị. Nhưng cả Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Ireland, v.v., những quốc gia này đều từ chối tiếp nhận người nhập cư Do Thái. Vào thời điểm này, ông Hà Phụng Sơn- lãnh sự Trung Hoa Dân Quốc đã cấp thị thực cho hàng nghìn người Do Thái thông qua lãnh sự quán tại Viên trên cơ sở nhân đạo, bất chấp sự phản đối của cấp trên là ông Trần Giới (Chen Jie) đại sứ tại Đức. Thị thực này là thị thực trọn đời, tức là người Do Thái có thể rời khỏi Áo sau khi nhận được thị thực và tránh sự đàn áp của Đức Quốc xã vào thời điểm đó.
Ít nhất vài nghìn người đã thoát khỏi thảm họa diệt chủng của Đức Quốc xã, vì ông Hà Phụng Sơn đã hỗ trợ người Do Thái với số lượng lớn và cấp thị thực cho họ. Tất nhiên, người Đức cũng rất bức xúc nên người Đức đã tịch thu Tổng lãnh sự quán Trung Hoa Dân Quốc tại Viên với lý do tổng lãnh sự quán thuộc tài sản của người Do Thái. Sau đó, ông Hà Phụng Sơn tự bỏ tiền túi thuê một căn nhà rồi treo biển Tổng lãnh sự bên trong căn nhà này và tiếp tục cấp thị thực.
Có khoảng 30.000 người Do Thái đến tị nạn tại Thượng Hải vào thời điểm đó, nhiều hơn tổng số người tị nạn Do Thái được Canada, Úc, Ấn Độ, Nam Phi và New Zealand chấp nhận. Đây tất nhiên là công lao của ông Hà Phụng Sơn. Vì vậy, nhiều người Do Thái đã cảm ơn người Trung Quốc và cảm thấy rằng người Trung Quốc đã cứu họ.
Nhưng điều mà những người Do Thái này không hiểu là sau năm 1949 Trung Quốc không còn là Trung Hoa Dân Quốc nữa, nhưng họ vẫn xuất khẩu rất nhiều công nghệ tiên tiến, bất cứ thứ gì họ có, họ đều xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn. Giống như máy bay J-10 của Trung Quốc, máy bay cảnh báo sớm Air Marshal 2000 và tên lửa không đối không, công nghệ quan trọng để dẫn đường, 3 thứ này, những công nghệ then chốt của quân đội và không quân Trung Quốc, đều do Israel bán cho Trung Quốc.
Vì vậy, mục đích ông Biden sang Israel lần này chính là để bịt lỗ hổng lớn này.