Theo một chuyên gia về Trung Quốc, chuyến thăm của bà Pelosi đặt ra thách thức chưa từng có đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, vì ông đang đặt cược vào “con bài Đài Loan” khi tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba vào mùa thu năm nay.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã kết thúc chuyến thăm Đài Loan vào ngày 03/8, đưa ra thông điệp về “Quyết tâm của nước Mỹ trong việc bảo tồn nền dân chủ” tại hòn đảo tự trị.
Ông Tập và sáu thành viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã không xuất hiện trước công chúng sau ngày 31/7 và cũng không được nhìn thấy vào thời điểm bà Pelosi rời Đài Loan vào ngày 03/8. Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực nhất của ĐCSTQ và Thường vụ Bộ Chính trị nằm trên đỉnh của kim tự tháp quyền lực.
Trong những năm trước, ĐCSTQ thường xuyên tổ chức một cuộc họp mùa hè bí mật bên bờ biển ở quận Beidaihe của thành phố Qinhuangdao, tỉnh Hà Bắc, với sự tham dự của không chỉ Ban Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm mà còn có một số quan chức chính trị đã nghỉ hưu.
Cuộc họp năm nay tại Beidaihe thậm chí còn quan trọng hơn, vì nó sẽ xác định cơ cấu quyền lực của ĐCSTQ trong 5 năm tới và tạo ra tiếng nói cho Đại hội toàn quốc lần thứ 20 sắp tới, nơi ông Tập dự kiến sẽ tái tranh cử.
Tăng cường thần chủ nghĩa dân tộc
Chuyên gia về Trung Quốc Ji Da nói với The Epoch Times rằng, thời điểm chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, trùng với cuộc họp ở Beidaihe, đã ngăn cản ông Tập phản ứng thái quá, vì bất kỳ hành động không phù hợp nào sẽ trở thành cơ hội để các đối thủ chính trị buộc ông từ bỏ chiếc ghế quyền lực.
Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, ông thường dùng quân bài Đài Loan để nâng cao tinh thần chủ nghĩa dân tộc, ông Ji nói. Vào tháng 1/2019, ông Tập đã có một bài phát biểu mạnh mẽ về vấn đề Đài Loan, tuyên bố rằng “thống nhất Đài Loan” là mục tiêu trọng tâm của ĐCSTQ trong tương lai và nói với người dân Đài Loan “hãy trân trọng hòa bình cũng như trân trọng đất nước của họ” và rằng “độc lập là ngõ cụt”. Nói cách khác, ông Tập đang đe dọa rằng nếu người dân Đài Loan từ chối cái gọi là “thống nhất hòa bình” do ĐCSTQ đề xuất, điều chờ đợi họ sẽ là chiến tranh, ông Ji phân tích.
Các cơ quan tuyên truyền và truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã cường điệu hóa tinh thần chủ nghĩa dân tộc và chống nước ngoài trong những năm gần đây, biến một nhóm lớn công dân thành những người theo chủ nghĩa dân tộc và không ngừng lặp lại khẩu hiệu của chế độ là “thống nhất Đài Loan bằng vũ lực” để “trở về với đất mẹ”.
Sau chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan, khẩu hiệu “thống nhất Đài Loan trong hòa bình” của ĐCSTQ nay đã trở thành lịch sử. Con bài chính của việc tái đắc cử của ông Tập là “thống nhất Đài Loan”, vì vậy chuyến thăm của bà Pelosi đã làm lung lay nền tảng cầm quyền sắp tới của ông Tập, ông Ji phân tích.
“Là một chế độ chuyên chế, sự thay đổi quyền lực của ĐCSTQ luôn không được xã hội công nhận, và có một quy tắc bất thành văn trong ĐCSTQ — việc một nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm chỉ định người kế nhiệm sẽ nhậm chức sau khi người kế nhiệm hoàn thành nhiệm kỳ của mình, đó là cực kỳ không ổn định”, ông Ji tiếp tục.
Ông tin rằng nếu phản ứng của ông Tập đối với chuyến thăm của bà Pelosi mà quá hung hãn – phù hợp với tinh thần chủ nghĩa dân tộc của một số người Trung Quốc – thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì sức mạnh quân sự của ĐCSTQ kém hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu phản ứng tiết lộ điểm yếu của ĐCSTQ, quyền lực của ông Tập trong nội bộ Đảng sẽ bị tổn hại lớn, điều này sẽ tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị thách thức ông và buộc ông phải
Sau khi bà Pelosi rời Đài Loan, ĐCSTQ ‘tức giận’ và bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật lớn nhất từ trước đến nay ở vùng biển xung quanh hòn đảo, bao gồm bắn tên lửa đạn đạo và triển khai máy bay chiến đấu. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu đã băng qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan.
Thanh Hải
Theo The Epoch Times