Cao Mạc, Hiểu Hoa
Do sự tuyên truyền của các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Mai Thanh Hà (hoá danh), một sinh viên Trung Quốc ở Kyiv, Ukraine, nói rằng cô đặc biệt căm ghét nước Mỹ và chỉ trích sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Nhưng sau chiến tranh Nga – Ukraine, suy nghĩ của cô đã thay đổi. Vào ngày 30/7, cô đã dùng một hoá danh để tuyên bố rút khỏi các tổ chức đảng của ĐCSTQ.
Mai Thanh Hà đã từng là một ‘tiểu phấn hồng’ (những thanh niên yêu ĐCSTQ mù quáng). Vào ngày 5/8, cô nói với Epoch Times rằng cô từng tự hào là một người Trung Quốc, nhưng bây giờ cô đã hoàn toàn không suy nghĩ như vậy. Cô cảm thấy ĐCSTQ thích thối nát như thế nào thì cũng không liên quan đến mình, và tức giận thậm chí không muốn đề nhắc đến cái đảng này.
Cô nói, “Sau khi chiến tranh Ukraine – Nga nổ ra, Mỹ, NATO và các nước khác đều lên án Nga xâm lược Ukraine, nhưng ĐCSTQ luôn ủng hộ Nga và vu khống Ukraine, đến hiện nay cũng không coi đó là chiến tranh, mà chỉ nói là xung đột. Thậm chí tôi nghe một người bạn khác nói rằng có người đi quyên góp tiền cho Ukraine, cũng bị Cục Công an mời đến nói chuyện, nói rằng không cho phép quyên góp tiền cho Ukraine.”
Kể từ khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, chính quyền ĐCSTQ vẫn không muốn gọi hành động của Nga là “xâm lược” Ukraine, mà giữ sự nhất trí với phía Nga, nói rằng đó là “hành động quân sự đặc biệt”. Tuy nhiên, vào ngày 3/5, “Tin tức Tham khảo”, được bảo trợ bởi Tân Hoa xã, đã đưa ra một cáo buộc hiếm hoi rằng Nga “xâm lược” Ukraine.
Bị ảnh hưởng bởi dư luận của ĐCSTQ, hình ảnh kỳ lạ của ‘tiểu phấn hồng’ Đại Lục “ủng hộ Nga và nói xấu Ukraine” cũng đã thu hút sự chú ý của thế giới. Mai Thanh Hà nói: “Nghĩ đến những người lính Ukraine đã qua đời khiến lương tâm tôi áy náy, và tôi cảm thấy rất tội lỗi, giống như cảm xúc của những người Nga không ủng hộ chiến tranh. Họ không muốn nhìn thấy những người Ukraine địa phương chết. Vì sự kiểm soát truyền thông của ĐCSTQ nên không giúp được gì, nhiều nhất cũng chỉ có thể đăng ký một số tài khoản WeChat hoặc tài khoản Weibo để phản bác lại những tiếng nói ủng hộ Nga.”
Cô tiết lộ rằng khi cô đăng chỉ trích trong một nhóm bạn rằng “người trong nước không có lương tâm khi khen ngợi chiến tranh xâm lược”, nhưng lại bị một cảnh sát cảnh cáo: “Ở nước ngoài đừng làm những việc gây chia rẽ và nguy hiểm cho tổ quốc.”
“Tôi tự hỏi mình đã làm gì gây hại cho tổ quốc?”, cô nói.
Mai Thanh Hà cho biết cảnh sát thậm chí đã tìm thấy cha mẹ cô, nhưng may mắn thay cha mẹ cô không để ý đến họ nhiều. Tuy nhiên, một trong những người bạn học Trung Quốc của cô đã chỉ trích ông Tập Cận Bình, và cha mẹ của cô ấy đã bị người trong cục công an mời ‘đi uống trà’ và cảnh báo, “Đừng để con gái bà có bất cứ lời nào ảnh hưởng đến đất nước.”
Cô nói, “Đảng chấp chính hiện tại của Trung Quốc quá khủng khiếp và xấu xa. Trong hoàn cảnh như vậy, tôi cảm thấy việc duy trì một đảng là quá vô nhân đạo. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bênh họ không phải là duy hộ, mà là bị đe dọa không được đưa ra bất kỳ bình luận nào, bởi vì ngay cả khi bạn đến chân trời góc bể đi nữa thì người nhà ở trong Trung Quốc vẫn sẽ bị liên lụy.”
Cô nói với các ‘tiểu phấn hồng’ trong nước rằng mình từng là một ‘tiểu phấn hồng’ khi ở Trung Quốc. Không phải cố ý làm, mà là dưới dư luận khi đó nên đã trở thành ‘tiểu phấn hồng’. Nhưng nhìn thấy đảng này khiến cho đất nước ngày càng trở nên tồi tệ, cô cảm thấy đau lòng, nhìn lại một số ngôn luận trước đây của mình, hiện tại xem ra là một mực nhượng bộ và nhẫn nhịn, kết quả chỉ khiến cho ĐCSTQ ngày càng không kiêng nể gì người dân. Vì lý do này, cô bắt đầu suy nghĩ về phương pháp nào cho tổ quốc, cô nói đã đấu tranh rất nhiều lần, và cuối cùng quyết tâm thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, “bây giờ tôi cảm thấy đã được giải thoát”, cô chia sẻ.
Cô nhấn mạnh: “Tất cả mọi người, chỉ cần sinh ra ở Trung Quốc thì khẳng định là đều sẽ yêu Trung Quốc, yêu Trung Quốc thì đương nhiên là sẽ hy vọng Trung Quốc tốt lên. Nhưng đảng này xuất hiện vấn đề, chúng ta cần suy nghĩ lại, hiện tại nhiều người không ngừng thoái xuất khỏi đảng, chính là một kiểu kháng nghị đối với các chính sách của những đảng này, khiến họ phải suy nghĩ lại về những việc họ đã làm gần đây.”
Nhìn thấy hiện nay đã có 400 triệu người Trung Quốc làm tam thoái (ra khỏi tổ chức của ĐCSTQ như đảng, đoàn, đội), cô tin rằng đây là một phản ứng bình thường, “điều đó cho thấy nhiều người vẫn rất bình thường và rất lý trí.”
Cô cũng kiến nghị: “Nếu mọi người thực sự yêu đất nước thì phải chỉ ra những điểm còn bất cập của đất nước, và nhìn mọi việc diễn ra trên đất nước một cách bình đẳng, thì chủ nghĩa quan liêu tuyệt đối không còn nữa, đất nước mới phát triển theo hướng tốt đẹp hơn.”
Vào rạng sáng ngày 24/2 năm nay, quân đội Nga đã mở cuộc tấn công vào Ukraine. Trước khi cuộc chiến bắt đầu, Đại sứ quán Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác đã bắt đầu kêu gọi công dân nước họ rời khỏi Ukraine, nhưng trang web chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc đến sáng sớm ngày 25/2, mới thông báo chuẩn bị “khởi động các chuyến bay thuê bao di tản Hoa kiều”.
Trước đó, Đại sứ quán ĐCSTQ nói với người Trung Quốc ở Ukraine rằng: Nga sẽ không phát động chiến tranh. Bởi vì quan hệ giữa ĐCSTQ và Nga tương đối thân thiết, người Trung Quốc tại địa phương nghe theo lời tuyên truyền của ĐCSTQ cũng không coi trọng việc này, không ngờ chiến tranh lại thực sự xảy ra, họ đã bị lỡ thời điểm tốt nhất để sơ tán.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Ba năm nay, Mai Thanh Hà nói với Epoch Times rằng hành động của Đại sứ quán khiến người Trung Quốc tại Ukraine thất vọng. Khi chuông báo động không kích vang lên, tất cả đều chạy vào nơi trú ẩn. Trong hoảng loạn, chính người Ukraine đã chăm sóc họ. Ngoài ra, quân đội Ukraine cũng điều một chiếc xe buýt đến biên giới Ukraine – Nga, mạo hiểm tính mạng để giải cứu những người Trung Quốc bỏ chạy bằng ô tô nhưng đã bị quân đội Nga bắn. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước trong nước Trung Quốc đưa tin rằng một công dân Trung Quốc đã bị bắn ở biên giới giữa Lviv và Ba Lan, mà không đề cập đến việc Nga bắn đồng bào Trung Quốc. Thậm chí còn đổ cho Ukraine đã làm, nói rằng người Ukraine lấy người Trung Quốc làm con tin, ĐCSTQ đã đưa tin sai sự thật, khiến lương tâm cô vô cùng áy náy. Về sau, để báo đáp ân tình của người Ukraine, cô đã không rời đi và ở lại đây.
Theo Mai Thanh Hà, vì sự kiểm soát của gia đình, hầu hết các sinh viên Trung Quốc ở Ukraine dưới 25 tuổi đã trở về Trung Quốc, và hầu hết những người còn lại đều lớn tuổi hơn một chút.
Cô nói rằng tình hình ở Ukraine bây giờ tốt hơn nhiều so với khi chiến tranh bắt đầu, nhưng về cơ bản vẫn có báo động phòng không hàng giờ, nhưng mọi người đã quen với nó, vì không thể mỗi lần đều đến hầm trú ẩn không kích, dù sao thì mọi người vẫn phải phải sống. Cô rất đau buồn trước việc đồng bào của mình bị ĐCSTQ tẩy não, vì vậy cô cảm thấy vô cùng hổ thẹn và tức giận.
Theo Cao Mạc, Hiểu Hoa / Epoch Times