Ông Blinken công bố chiến lược mới của Mỹ ở châu Phi chống lại ĐCSTQ và Nga
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bắt đầu chuyến công du thứ 2 tới Châu Phi vào cuối tuần trước. Ngày 8/8, tại Nam Phi, ông đã công bố chiến lược mới của Hoa Kỳ đối với Châu Phi. Các chuyên gia phân tích rằng chuyến đi này nhằm chống lại ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga ở Châu Phi.
Theo AFP, ngày 7/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đặt chân tới Nam Phi, bắt đầu chuyến công du 3 quốc gia Châu Phi.
Hôm thứ Hai (8/8), ông Blinken đã có bài phát biểu tại trường đại học ở Pretoria – thủ đô hành chính của Nam Phi, gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Naledi Pandor và tiến hành đối thoại chiến lược song phương giữa Hoa Kỳ và Nam Phi; đồng thời ra mắt “Chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Phi cận Sahara”. Các chủ đề thảo luận còn bao gồm biến đổi khí hậu, thương mại, sức khỏe và mất an ninh lương thực.
Cùng ngày, Nhà Trắng cũng công bố một tài liệu, cho biết Châu Phi có dân số tăng nhanh nhất thế giới, và là khu vực thương mại tự do lớn nhất theo khu vực địa lý, cũng như có hệ sinh thái đa dạng nhất. Châu lục này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức quyết định của thế giới.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ quyết tâm “tránh xa các chính sách vô tình coi Châu Phi cận Sahara là sân chơi mới nhất trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Chúng tôi nhận ra rằng chúng ta có chung những lợi ích quan trọng. Con đường tiến bộ của chúng ta phụ thuộc vào việc hợp tác cùng nhau và cam kết nâng cao vai trò lãnh đạo của Châu Phi, để thúc đẩy chương trình nghị sự chung của chúng ta.”
Tài liệu chiến lược mới của Mỹ nhấn mạnh, Washington, cùng với các đồng minh và đối tác ở châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương coi Châu Phi là một phần không thể thiếu đối với an ninh quốc gia. Mỹ sẽ tận dụng các thể chế phòng thủ dân sự và mở rộng hợp tác quốc phòng với các đối tác chiến lược có chung giá trị và ý chí để thúc đẩy hòa bình và ổn định toàn cầu.
Châu Phi cận Sahara (Tiểu Vùng Sahara Châu Phi) vẫn luôn có mức độ ưu tiên thấp đối với quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ, chỉ chiếm 1,2% tổng thương mại hai chiều của nước này.
Nhưng từ khi ban hành “Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng của Châu Phi” vào năm 2000, dòng tài chính đã tăng lên kể. Đạo luật này loại bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 7.000 sản phẩm từ các nước Châu Phi, nhằm giảm bớt các rào cản đối với đầu tư của Hoa Kỳ, vận hành nền kinh tế dựa trên thị trường, và bảo vệ quyền của người lao động.
Ông Bob Wekesa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi tại Đại học Witwatersrand ở Nam Phi, nói rằng ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Châu Phi đã tăng lên đáng kể, nhiều nhà lãnh đạo Châu Phi muốn được đầu tư cơ sở hạ tầng mà không bị ràng buộc.
Nga cũng có các khoản đầu tư vào Châu Phi, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cũng đã đến thăm 4 nước Châu Phi vào tháng Bảy. Khi phương Tây cố gắng trừng phạt Moscow vì hành động xâm lược Ukraine, một số quốc gia Châu Phi, bao gồm Nam Phi, đã từ chối lên án hành động này.
Ông Wekesa nói: “Đúng là có một hình thức nào đó của Chiến tranh Lạnh. Dẫu không phải là hình thức mà chúng ta đã thấy sau Thế chiến II, nhưng đó là sự cạnh tranh địa chính trị, và Mỹ phải chuẩn bị sẵn sàng khi thấy đối thủ cạnh tranh là các quốc gia có sức ảnh hưởng khác xuất hiện ở Châu Phi.”
Các ưu tiên chính sách chính của Hoa Kỳ ở Châu Phi gồm xây dựng nền dân chủ, cải thiện quản trị, thúc đẩy phát triển, hòa bình, bảo đảm thương mại và đầu tư, cũng như hỗ trợ bảo tồn và phát triển năng lượng sạch.
Vào tháng 11 năm ngoái, ông Blinken cho biết, Hoa Kỳ không muốn hạn chế quan hệ đối tác của Châu Phi với các nước khác, nhưng quan điểm đó dường như đã thay đổi khi quan hệ của Washington với Trung Quốc và Nga ngày càng xấu đi.
Tài liệu chiến lược mới nêu rõ rằng ĐCSTQ coi Châu Phi là một “đấu trường quan trọng, nhằm thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, thúc đẩy các lợi ích thương mại và địa chính trị hạn hẹp của chính mình, phá hoại tính minh bạch và cởi mở, đồng thời làm suy yếu mối quan hệ của Hoa Kỳ với người dân và chính phủ Châu Phi.”
Ngày 7/8, ông Blinken đã đến thăm thị trấn Soweto, quê hương của tổng thống dân chủ đầu tiên của Nam Phi, ông Nelson Mandela, và tham gia lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ Nam Phi.
Tiếp đó, ông dự kiến sẽ đến thăm Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda.
Bình Minh
Chính quyền ông Biden viện trợ thêm cho Ukraine 4.5 tỷ USD
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho biết Mỹ sẽ gửi thêm 4,5 tỷ USD nữa để giúp chính phủ Ukraina tồn tại.
Chính phủ Ukraina — nước đang thâm hụt ngân sách gần sáu tháng sau khi cuộc xung đột quân sự quy mô toàn diện với Nga bắt đầu — dự kiến sẽ nhận được khoản hỗ trợ đầu tiên trị giá 3 tỷ USD trong gói 4,5 tỷ USD vào cuối tháng này, theo USAID cho biết hôm thứ Hai 8/8/2022.
Một khi các khoản hỗ trợ mới được giải ngân hết, tổng số tiền hỗ trợ ngân sách cho Ukraina sẽ lên tới 8,5 tỷ USD.
“Những khoản tiền này do Mỹ cung cấp, thông qua Ngân hàng Thế giới, cho phép Chính phủ Ukraina duy trì các chức năng thiết yếu cho người dân của mình, bao gồm hỗ trợ xã hội và tài chính cho những người Ukraina bị đẩy vào cảnh nghèo hơn kể từ khi chiến tranh bắt đầu, trẻ em khuyết tật, và những người phải di dời trong nước”, theo USAID cho biết.
Ngay sau thông báo của USAID, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố cũng sẽ cung cấp “hỗ trợ an ninh” trị giá thêm 1 tỷ USD để giúp Ukraina đáp ứng “các nhu cầu quan trọng về an ninh và quốc phòng”.
Gói 1 tỷ USD này cung cấp “một lượng đáng kể đạn dược, vũ khí, và thiết bị bổ sung” mà người dân Ukraina cần trong nỗ lực chiến tranh của họ, theo Lầu Năm Góc cho biết. Cụ thể, gói bao gồm 75.000 viên đạn pháo 155mm, 20.000 viên đạn cối 120mm, 1.000 tên lửa dẫn hướng chống tăng vác vai Javelin, và hàng trăm hệ thống chống thiết giáp AT4.
“Tổng cộng, Mỹ hiện đã cam kết hỗ trợ an ninh khoảng 9,8 tỷ USD cho Ukraina kể từ khi Chính quyền Biden bắt đầu”, Lầu Năm Góc cho biết.
Các thông báo được đưa ra trong bối cảnh có nhiều câu hỏi xung quanh “Vũ trang cho Ukraina” — một bộ phim tài liệu của CBS về viện trợ quân sự cho Ukraina. Trong lần phát hành đầu tiên vào ngày 4/8/2022, bộ phim tài liệu này nói rằng, hầu hết các chuyến hàng vũ khí đã bị mất tích trên đường đến Ukraina.
Ban đầu, bộ phim tài liệu bao gồm một câu nói của Jonas Ohman — một nhà báo Thụy Điển-Litva và là nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Blue-Yellow (Xanh-Vàng) ủng hộ Ukraina. Ông nói trong phim rằng, chỉ khoảng 30% nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cuối cùng đã đến được tiền tuyến Ukraina.
“Tất cả những thứ này đi qua biên giới, và sau đó như là có điều gì đó xảy ra, như là, 30% có thể đến đích cuối cùng”, Jonas Ohman cho biết trong phim. Câu nói của ông cũng được giới thiệu trong một bài báo của CBS kèm theo bộ phim tài liệu.
Dân biểu Marjorie Taylor Greene (Đảng Cộng hòa – Bang Georgia) đã chia sẻ bài báo gốc của CBS trên Twitter, và cho biết: “Đây là một trong những lý do tôi bỏ phiếu KHÔNG. Nó chưa bao giờ là về người dân Ukraina cả”. Tháng 5/2022, Dân biểu Greene đã cùng 56 đảng viên Cộng hòa khác của Hạ viện bỏ phiếu chống lại gói viện trợ trị giá 39,8 tỷ USD cho Ukraina.
Cuối tuần qua, CBS đã nhanh chóng bỏ câu nói đó ra khỏi bộ phim, nói rằng việc phân phối vũ khí “đã được cải thiện” kể từ khi bộ phim được quay vào tháng 4/2022.
“Chúng tôi đang cập nhật bộ phim tài liệu của mình để phản ánh thông tin mới này và sẽ phát sóng sau đó”, CBS cho biết. Họ cũng đã cập nhật bài báo của mình.
Cao Dương
Theo The Epoch Times
103 tuổi phá kỷ lục thế giới là phụ nữ cao tuổi nhất nhảy dù
Một phụ nữ Thụy Điển 103 tuổi và 259 ngày tuổi, đã thực hiện được ước mơ của mình và phá kỷ lục thế giới, trở thành người phụ nữ cao tuổi nhất nhảy dù từ máy bay.
Rut Linnéa Ingegärd Larsson đã viết lên lịch sử khi trở thành nữ vận động viên nhảy dù cao tuổi nhất thế giới kể từ khi rơi tự do ở Motala, Thụy Điển, vào ngày 29 tháng 5 cùng với chuyên gia nhảy dù Joackim Johansson.
Tờ Kỷ lục Thế giới Guinness đưa tin, mặt trời chiếu sáng trên bầu trời không một gợn mây khi gia đình của Rut và giới truyền thông địa phương đổ xô đến ủng hộ người phụ nữ trăm tuổi táo bạo. (Được sự cho phép của Linköpings Fallkärmsklubb thông qua Sách Kỷ lục Thế giới Guinness)
Rut nói với truyền thông rằng, con gái bà, Ulla, đã mua cho bà một đôi giày thể thao mới cho ngày trọng đại. Bà cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thời tiết ấm áp, nói: “Mùa hè đến sẽ có thêm sức mạnh mới. Tất nhiên sẽ rất thú vị và tôi không hề hối tiếc!”
Rut, sinh năm 1918, đã nghe bài hát “Try Your Wings” của Lasse Dahlquist trong sự kiện phá kỷ lục của cô. Bà đã phá kỷ lục phụ nữ cao tuổi nhất nhảy dù do Kathryn “Kitty” Hodges ở Tacoma, Washington nắm giữ, người đã 103 tuổi 129 ngày khi giành được danh hiệu này vào năm 2019.
Trẻ hơn hai tuổi so với người tiền nhiệm vào thời điểm đó, Rut đã đợi đến năm 2022 để thực hiện ước mơ của mình và đảm bảo kỷ lục thế giới mới.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Rut nhảy ra khỏi máy bay.
Bà phát hiện ra tình yêu của mình với bầu trời vào cuối những năm 80 và lần đầu tiên bay vào sinh nhật lần thứ 90 của mình bằng cách chơi dù lượn. Bà trải qua lần nhảy dù đôi đầu tiên vào năm 2020 khi 102 tuổi. Không chỉ là một người thích mạo hiểm, bà muốn phá kỷ lục thế giới.
Ngoài khả năng bay cao, Rut còn là một nhà giải đố nhạy bén và tận hưởng thời gian bên gia đình – gồm 5 người con, 19 cháu và khoảng 30 chắt – những người mà bà sống ở vùng nông thôn bên ngoài Mjölby.
Người phụ nữ lớn tuổi này cũng là một ca sĩ hợp xướng đầy nhiệt huyết và gần đây vào tháng 12 năm 2021 đã biểu diễn cho cộng đồng của mình trong lễ kỷ niệm 400 năm Ngày Thánh Lucia của Thụy Điển, tại Zenit, một nơi gặp gỡ của những người cao niên ở Mjölby.
Một trong những người phụ nữ lớn tuổi nhất từng được mời đại diện cho Thánh Lucia, Rut đội vương miện bằng nến và dẫn đầu đoàn rước Luciatåg qua thị trấn.
“Có điều gì đó đặc biệt khi trở thành người cao tuổi nhất” – bà nói.
Tố Như
Theo The Epoch Times