Tin thế giới sáng thứ Tư: Đài Loan xác nhận có hỏa tiễn đủ sức tấn công Bắc Kinh

Đài Loan xác nhận có hỏa tiễn đủ sức tấn công Bắc Kinh

Ảnh minh hoạ.

Cựu viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn Đài Loan – ông Cung Gia Chính – trong cuốn hồi ký mới xuất bản của mình, tiết lộ rằng quân đội Đài Loan đã phát triển tên lửa có khả năng tấn công sâu vào Trung Quốc, bao gồm cả Bắc Kinh.

Cuốn hồi ký có tựa đề “Những hồi ức của ông Cung Gia Chính” tiết lộ rằng tên lửa đất đối đất mới của Đài Loan được phát triển từ tên lửa hành trình tấn công Hùng Phong 2E với 2 phiên bản A và B. Ông Cung tiết lộ rằng việc thử nghiệm đã hoàn thành dưới thời chính quyền của Tổng thống Trần Thuỷ Biển.

Theo ông Cung, phiên bản A của Hùng Phong có tầm bắn 500km và đã hoàn thành việc phóng thử vào năm 2004. Trong khi phiên bản B có tầm bắn 1.000km do được bổ sung hệ thống đẩy động cơ phản lực cánh quạt giúp nó bay xa hơn và ít tốn nhiên liệu hơn. Phiên bản này cũng đã hoàn thành việc phóng thử vào năm 2007.

Các báo cáo trước đây ước tính tầm bắn của tên lửa Hùng Phong từ khoảng 1.000 đến 1.200km, cho phép nó tấn công sâu vào nội địa Trung Quốc đến các thành phố như Vũ Hán và dọc theo bờ biển xa về phía bắc như Thanh Đảo.

Theo báo cáo của dự án do Bộ Quốc phòng Đài Loan đệ trình lên Viện Lập pháp vào tháng 4, Hùng Phong có hai loại đầu đạn, sức nổ mạnh và phân mảnh, có thể nhắm vào các sở chỉ huy, boong-ke đường băng và căn cứ không quân của đối phương. Việc sản xuất hàng loạt tên lửa này sẽ bắt đầu trong năm nay và với ngân sách hơn 17 tỷ Đài tệ, dự kiến sẽ có khoảng 131 chiếc được hoàn thành vào năm 2025.

Yết Trọng, một nhà nghiên cứu tại Hiệp hội tầm nhìn chiến lược Đài Loan cho biết: khi tên lửa Hùng Phong đang lao tới mục tiêu ở độ cao lớn, do tốc độ cực nhanh của nó, quân đội Trung Quốc sẽ rất khó đánh chặn. Gia tốc trọng trường khi lao gần như thẳng đứng xuống mục tiêu cho phép tên lửa có một lực xuyên phá nhất định đối với các boong-ke kiên cố và thậm chí cả các cơ sở dưới lòng đất, nếu các đầu đạn đặc biệt được phát triển trong quá trình sản xuất hàng loạt, nó có thể tấn công các mục tiêu quân sự có giá trị cao trong nội địa Trung Quốc, được bảo vệ bằng boong-ke kiên cố, thậm chí dưới lòng đất.

Tuy nhiên, không giống như Mỹ có hệ thống vệ tinh hoàn chỉnh cho phép xác định các mục tiêu là quân đội Trung Quốc ở khoảng cách xa, đặc biệt là các mục tiêu di động, quân đội Đài Loan thiếu khả năng theo dõi và giám sát thời gian thực và không có khả năng đánh giá kết quả tấn công sau đó. Do đó, nếu Đài Loan muốn tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa, họ phải chịu nhiều hạn chế.

Bá Long

Bắc Kinh thất thủ, hơn 2700 người chết tại nhà trong 1 ngày

Ảnh Getty Images.

Dịch bệnh ở Trung Quốc có vẻ như đã bùng phát trên diện rộng, số ca nhiễm và tử vong do dịch đã tăng vọt. Nhu cầu hỏa táng  tại các nhà tang lễ địa phương đã quá tải. Có thông tin cho rằng, hiện ở thủ đô Bắc Kinh, nhà xác phải “nhét hai thi thể vào một cabin”, và có nhà xác dưới đất chất đầy 30 thi thể. Một số nhà tang lễ mua container lạnh, lưu trữ 20 đến 30 thi thể trong một ngăn. Chỉ riêng ngày 17, “hơn 2.700 người” đã chết tại nhà vì dịch bệnh ở Bắc Kinh và phải chờ hơn 10 ngày mới được hỏa táng.

Theo Secretchina, Kể từ khi Bắc Kinh nới lỏng hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vào ngày 7 tháng 12, cho đến nay Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia đã không báo cáo bất kỳ trường hợp tử vong nào do dịch bệnh, nhưng nhu cầu hỏa táng tại các nhà tang lễ địa phương đã tăng vọt khó giải quyết. 

Một nhân viên của nhà tang lễ nói với Financial Times rằng chỉ riêng ngày 14/12 đã có 150 thi thể được hỏa táng, nhiều hơn gấp nhiều lần so với bình thường vào mùa đông năm ngoái. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã hỏi Ủy ban Y tế Bắc Kinh về tình trạng trên, nhưng bên kia không trả lời thẳng thắn mà chỉ nói rằng sẽ căn cứ vào số liệu chuẩn từ chính phủ.

Lần cuối cùng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo về một trường hợp tử vong do dịch bệnh vào ngày 3 tháng 12, riêng Bắc Kinh lần cuối vào ngày 23 tháng 11. Tuy nhiên, theo báo cáo, hai phóng viên truyền thông nhà nước đã chết sau khi nhiễm dịch bệnh ở Bắc Kinh, đây là hai trường hợp tử vong đầu tiên được bên ngoài biết đến sau khi chính quyền trung ương nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. 

Tờ Minh Báo của Hồng Kông ngày 17 đã đưa tin rằng một nhân viên tại nhà xác của Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh tiết lộ rằng các tủ lạnh trong nhà xác của bệnh viện đã đầy, và vào ngày 16 vẫn còn 30 thi thể phải đặt dưới đất chờ cấp đông. Nhân viên nhà xác của Bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh cũng chỉ ra rằng tất cả các tủ lạnh trong bệnh viện đều đã đầy và hiện tại “ngay cả những thi thể do trung tâm cấp cứu 120) gửi đến cũng không thể tiếp nhận được”. Nhân viên nhà xác của bệnh viện Địa Đàn Bắc Kinh cho biết, hiện tại, ngay cả thi thể của những người chết trong bệnh viện cũng không thể nhận, toàn bộ phải tìm cách khác để di dời. Đề cập đến việc quá tải trong nhà xác tại bệnh viện, họ nói rằng “toàn thành phố đều xảy ra tình trạng này”.

Bài báo cũng chỉ ra rằng hầu hết các nhân viên tại 12 nhà tang lễ do chính phủ điều hành ở Bắc Kinh đều nói rằng hiện đang tồn đọng quá nhiều thi thể chưa kịp hỏa táng và phải mất nhiều thời gian để đặt chỗ, một số nhà tang lễ từ chối nhận thi thể ngoài địa phương. Nhân viên của một trong những nhà tang lễ thậm chí còn nói rằng số lượng thi thể hỏa táng gửi đến là “quá nhiều”, nói rằng “điện thoại không bao giờ ngừng” và “chúng tôi không thể nhận cuộc hẹn mới” trong suốt cả ngày.

Các nhân viên của nhà tang lễ Diên Khánh cũng cho biết việc hỏa táng thi thể mất nhiều thời gian, “Khi nào lò trống mới có thể hỏa táng”. Nhà tang lễ Bình Cốc cho biết sớm nhất phải đến ngày 25 tháng 12 mới có thể tiếp nhận thi thể và 3 đến 4 xe chuyên dụng của nhà tang lễ đã được đặt kín chỗ. 

Nhà tang lễ Thông Châu thậm chí còn tuyên bố rằng sớm nhất cũng phải đợi đến ngày 30. Nhà tang lễ Phòng Sơn cho biết đã “quá tải” và lượng đặt trước đã kín chỗ trong vòng 10 ngày, bố trí xe cũng phải mất thêm 5 ngày nữa, do đó đã thẳng thừng từ chối nhận thi thể ngoài khu vực, đại diện của họ nói “nội trong khu vực cũng đã lo không xuể rồi”.

Theo một số nguồn tin trong ngành dịch vụ tang lễ ở Bắc Kinh, các nhà tang lễ hiện đang hoạt động 24/24, các cơ sở lớn hơn như Bát Bảo Sơn và Đông Giao trong thành phố có thể hỏa táng hơn 300 người mỗi ngày nhưng vẫn còn hơn 2.000 thi thể tồn đọng, “Không thể hỏa táng hết trong một tuần”. Do số lượng lớn thi thể chưa cấp đông đã bị phân hủy biến chất nên 2 nhà tang lễ trên đã khẩn trương mua container lạnh để lưu trữ.

Theo dữ liệu từ trang web của Bắc Kinh, 12 nhà tang lễ ở Bắc Kinh, tổng cộng có 90 lò thiêu. Hiệu suất tổng cộng có thể hỏa táng hơn 4.000 thi thể nếu hoạt động 24/24.Ngoài ra, điều đáng chú ý là kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, chi phí của các dịch vụ  tang lễ đã tăng chóng mặt, so với mức hơn 10.000 NDT vào tháng 11, hiện tại dịch vụ đông lạnh và hỏa táng đã tăng gấp đôi lên 20.000 đến 30.000 NDT.

Bá Long

Bi kịch của việc đòi lương? Công nhân lái máy xúc ở Trịnh Châu bị cảnh sát bắn chết

Bi kịch của việc đòi lương? Công nhân lái máy xúc ở Trịnh Châu bị cảnh sát bắn chết (ảnh từ twitter).

Vào tối ngày 14 tháng 12, tại một công trường xây dựng ở quận Huệ Tế, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, một người lái chiếc máy xúc khiến một công nhân tử vong tại công trường, một chiếc ô tô cá nhân bị hư hỏng nặng, sau đó người lái chiếc máy xúc này đã bị cảnh sát nổ súng bắn chết.

Một đoạn video được đăng tải trên Internet cho thấy nghi phạm lái chiếc máy xúc xoay theo một vòng tròn, cánh tay cơ khí của chiếc máy xúc “quay vòng tròn”, phá hỏng một chiếc ô tô đậu gần đó. Sau đó, hơn 20 tiếng súng vang lên trong video, rồi chiếc máy xúc dừng lại.

NetEase dẫn lời người dân gần đó cho biết đầu máy xúc đã quay vòng trong một giờ, bảy hoặc tám ô tô và một số xe điện đậu bên đường đã bị hư hỏng. Hiện vẫn chưa rõ động cơ gây án và cảnh sát đang điều tra.

Một cư dân mạng đã để lại lời nhắn dưới những tin tức liên quan rằng: “Nguyên nhân chắc hẳn liên quan đến việc đòi tiền lương”; “Người đàn ông liên quan đến vụ việc là một công nhân nhập cư làm việc trên tàu điện ngầm. Vì không được trả đủ tiền lương, anh ta đã lái máy xúc và phá nát hai chiếc ô tô ở lối vào ga tàu điện ngầm”.

Vào ngày 15/12, ông Hàn (Han), một người dân ở Trịnh Châu, đã bày tỏ sự cảm thông với người lái máy xúc bị bắn chết với Sound of Hope rằng “Dẫu sao, người ta sẽ không vô duyên vô cớ làm như vậy.”

Sound of Hope trích dẫn lời người dân nhận định cảnh sát đã làm quá mức khi thực thi pháp luật: “Cứ như vậy bắn chết sao? Là do đương sự cố ý phá hoại hay do tò mò mà khởi động nhầm máy rồi không biết dừng lại như thế nào? Xử lý quá vội vàng hay tin tức chưa nói hết toàn bộ sự việc?”

Người khác nói: “Hàng chục cảnh sát không khuất phục được một kẻ tình nghi không có gì ngoài chiếc máy xúc? Cho dù nổ súng, cũng có thể bắn vào những bộ phận không gây chết người, tiêu trừ khả năng tiếp tục gây tội của thủ phạm, chẳng lẽ không làm được sao? Hơn nữa, lý do gì khiến người tài xế này điên cuồng phá xe vẫn còn chưa biết.”

Huệ Liên

Đại dịch tái bùng phát khiến nhà máy và chuỗi cung ứng Trung Quốc rối loạn

Các công ty đang được yêu cầu tăng cường sản xuất thuốc để đối phó với làn sóng Covid cửa Trung Quốc (Ảnh: EPA/Shutterstock).

Theo Finance Times, dịch bệnh covid-19 càn quét khắp Trung Quốc đã khiến chuỗi kinh doanh gián đoạn, khi công nhân nghỉ việc có thể khiến các nhà máy phải đóng cửa, và các tài xế xe tải bị ốm có thể gây ra rối loạn các chuỗi cung ứng. 

Biến thể Omicron bắt đầu hoành hành ở một số thành phố lớn kể từ khi Ông Tập Cận Bình đột ngột thay đổi chính sách zero-Covid vào đầu tháng này. Theo một số ước tính, số ca nhiễm bệnh gia tăng lớn nhất là ở thủ đô Bắc Kinh, nơi có hơn một nửa dân số 22 triệu người bị nhiễm bệnh.

Hoạt động văn phòng có lựa chọn tốt hơn khi nhiều người bắt đầu làm việc tại nhà. Nhưng một số nhà máy đang trở nên thiếu nhân sự do công nhân bị ốm. Các chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành cho biết điều này đang gây ra gián đoạn ngày càng tăng đối với chuỗi sản xuất và cung ứng.

Ông chủ của một nhà máy sản xuất bảng mạch in ở tỉnh Sơn Đông cho biết chỉ 20% nhân viên đến làm việc vào thứ Sáu (16/12), số còn lại báo ốm do nhiễm covid-19. “Công nhân lần lượt xét nghiệm ra kết quả dương tính. Tôi e rằng sẽ phải đóng cửa nhà máy,” ông nói.

Nhiều công ty đã mất phương hướng khi buộc phải tự mình xử lý tình huống số ca nhiễm tăng đột ngột. Giai đoạn zero-COVID trước đó họ buộc phải theo các hướng dẫn nghiêm ngặt do chính quyền địa phương đưa ra. Hiện nay các ông chủ nhà máy đang đồng loạt buông lỏng tất cả các biện pháp kiểm soát hoặc cách ly nhân viên lao động, dù biết việc đó khá mạo hiểm, nhưng họ làm như vậy là để giữ cho dây chuyền sản xuất hoạt động.

Một nhân viên quản lý của một nhà máy lắp ráp ô-tô ở tỉnh Hà Bắc cho biết nhóm của ông có kế hoạch khôi phục hệ thống “khép kín”, tức là nhân viên sống và làm việc tại chỗ trong đợt bùng phát dịch này, để duy trì hoạt động sản xuất, đồng thời tránh lây nhiễm, “Nếu không thì chúng tôi sẽ không còn công nhân nào nữa,” ông nói.

Ở những nơi khác, các ông chủ nhà máy đã bỏ các hạn chế như xét nghiệm PCR 

Jörg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết các nhà sản xuất sẽ ngày càng không thể dựa vào mô hình “khép kín”. Ông cho biết quy mô lớn của đợt dịch này và việc thiếu vắng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan đang làm cho những chiến thuật như “khép kín” rất nhanh không còn hiệu quả nữa.

Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy gián đoạn kinh doanh sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Theo một nhân viên của nhà máy sản xuất theo hợp đồng của Apple, Foxconn tại Trịnh Châu và cũng là nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, nhà máy này đã dỡ bỏ những hạn chế hà khắc của mình và sản xuất đang phục hồi.

Vào tháng 10 và tháng 11 trước đó, các công nhân tại nhà máy Trịnh Châu đã phản kháng dữ dội khi dịch covid-19 bùng phát khiến họ bị nhốt trong ký túc xá, với thực phẩm và vật tư y tế sắp cạn kiệt.

Về vấn đề này Foxconn đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Các chuyên gia cho biết các nhà máy ở TQ sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân mãi cho đến tháng Hai, sau Tết Nguyên đán. Tái bùng phát Omicron vào đúng dịp này, đã khiến đợt di chuyển về thăm quê hàng năm của hơn 290 triệu lao động, những người đến làm việc cho nhà máy từ các vùng nghèo ở phía Tây Trung Quốc diễn ra sớm hơn mọi năm.

“Các lĩnh vực dựa vào lao động nhập cư đang gặp khó khăn bởi vì nhiều người đã về nhà để nghỉ Tết Nguyên đán rồi, mà [Tết Nguyên đán] thì phải 5 tuần nữa mới đến,” “Mọi thứ sẽ khá yên ắng cho đến cuối tháng Giêng”, Trần Long, một đối tác tại nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu Plenum có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết. 

Các ông chủ nhà máy cũng đang giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Ông Wuttke của Phòng Thương mại EU cho biết số lượng tài xế xe tải dương tính với covid-19 ngày càng tăng, sẽ gây ra sự gián đoạn ở khâu này. 

Một số nhà máy sẽ buộc phải sản xuất chậm lại do thiếu linh kiện từ các nhà cung cấp hiện đang đóng cửa.

Jacob Cooke, giám đốc điều hành của WPIC Marketing + Technologies, công ty điều hành một số nhà kho trên khắp Trung Quốc, cho biết ông đã bị giao hàng chậm trễ do các tài xế bị ốm.

“Các tuyến giao hàng giữa các thành phố lớn có nhiều điểm dừng trung chuyển để tài xế chuyển giao hàng hóa cho nhau. Chỉ cần một tài xế báo ốm, và thế là mọi thứ hoãn lại sang một ngày khác,” Ông nói.

Một nhà bán lẻ mỹ phẩm ở thành phố phía nam Thẩm Quyến cho biết cô đang phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc gửi các gói hàng cho khách hàng sau khi nhiều tài xế giao hàng có kết quả xét nghiệm dương tính.

“Hiện tại hệ thống giao hàng rất chậm,” cô nói.

Nói về sức mua của người tiêu thụ trong nước, thì Shaun Rein, giám đốc điều hành của China Market Research Group, cho rằng sẽ không có hiện tượng “mua sắm bù” sau khi làn sóng lây nhiễm ban đầu bắt đầu giảm bớt.

“Phần đông người lao động đã bị cắt giảm lương vào năm 2022 cùng với các lệnh phong tỏa. Tự tin [về tài chính] của người tiêu dùng Trung Quốc nay đã rất thấp. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ngừng hoạt động,” ông nói.

Trái lại, đã có những dấu hiệu báo trước sự phục hồi của du lịch trong nước và quốc tế.

Các nhà phân tích của Citigroup viết về việc người Hoa hải ngoại thăm thân nhân ở Trung Quốc trong một báo cáo nghiên cứu: “Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu “về nhà” trong dịp Tết Nguyên đán có thể tốt hơn kỳ vọng trước đây của chúng tôi”.

Họ trích dẫn dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ du lịch Qunar cho thấy, lượng đặt vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ đã tăng hơn 8 lần sau khi chính sách zero-COVID được nới lỏng vào ngày 7/12.

Ngoài ra còn có hiện tượng nhu cầu bị dồn lại rất lớn đối với du lịch quốc tế. Lượt tìm kiếm chuyến bay trong thời gian giao thừa đã tăng lên mức cao nhất trong 3 năm qua trên trang du lịch Ctrip sau khi các hạn chế được nới lỏng.

Bá Long

Cơ trưởng bắn chết trung úy trên bàn rượu tại sân bay quân sự Nga

Tại một sân bay gần Matxcova, Nga, cơ trưởng đã bắn chết trung úy sau khi uống rượu cùng nhau. UNN báo cáo điều này trích dẫn thông tin liên quan từ kênh ASTRA Telegram.

Theo ASTRA, vụ giết người diễn ra bên trong khu vực sân bay quân sự “Klin-5” (đơn vị quân sự 04775) vào khoảng 5 giờ sáng, ngày 18 tháng 12 theo giờ địa phương.

Kênh này cho hay: “Do bị nghi ngờ sát hại một trung úy 23 tuổi, người hoạt động trên máy bay của cơ trưởng trực thăng Denis Gordeev, anh Gordeev đã bị giam giữ. Anh ta bị nghi ngờ đã giết viên trung úy bằng một phát súng vào đầu từ khẩu súng lục của mình khi đang uống rượu cùng nhau”.

Liên Thành

Related posts