Putin dùng từ ‘chiến tranh’ cho cuộc chiến Ukraina, bị chính trị gia Nga kiện
Liên Thành
Một chính trị gia của Nga đã yêu cầu các công tố viên điều tra Tổng thống Vladimir Putin vì đã sử dụng cụm từ “chiến tranh” để mô tả cuộc xung đột của nước này với Ukraina.
Theo Reuters, chính trị gia Nikita Yuferev ở thành phố St Petersburg cáo buộc rằng người đứng đầu Điện Kremlin vi phạm luật do chính ông đưa ra.
Ông Putin thường mô tả cuộc tấn công của Nga vào Ukraina là một “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt”.
Hồi tháng 3, Putin đã ký văn bản luật, trong đó quy định các khoản phạt nặng và án tù nếu ai đó làm mất uy tín hoặc truyền bá “thông tin sai lệch có chủ ý” về các lực lượng vũ trang của Nga. Cũng theo văn bản này, mọi người có nguy cơ bị truy tố nếu họ gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” với một cái tên khác.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo ở Điện Kremlin ngày 22/12, chính Putin đã dùng ngôn ngữ khác với thông thường khi ông nói với các phóng viên: “Mục tiêu của chúng tôi không phải duy trì xung đột quân sự, mà ngược lại, đó là chấm dứt cuộc chiến này”.
Ông Nikita Yuferev là một chính trị gia thuộc đảng đối lập tại thành phố St Petersburg, nơi ông Putin sinh ra. Ông cho biết đơn kiện của mình có thể sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng ông vẫn nộp đơn kiện để vạch trần “sự dối trá” của hệ thống.
Yuferev cho biết điều quan trọng là ông muốn thu hút sự chú ý đối với điều mâu thuẫn và bất công từ chính văn bản luật do ông Putin ký nhưng lại không tuân thủ.
Chính trị gia này cho rằng càng đề cập nhiều đến lỗi của Putin thì càng có nhiều người nghi ngờ về sự trung thực và sai lầm ông ấy.
Trong khiếu kiện của mình, được đệ trình trong một bức thư ngỏ, ông Yuferev đã yêu cầu tổng các công tố viên và bộ trưởng nội vụ bắt Tổng thống Putin “phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì đã tung tin giả về các hành động của quân đội Nga”.
Ông Yuferev cho biết chính những người chỉ trích Putin đã phải chịu những hình phạt khắc nghiệt vì công khai gọi cuộc xung đột Nga-Ukraina là một cuộc chiến.
Ví dụ, chính trị gia phe đối lập Ilya Yashin đã bị tù 8 năm rưỡi trong tháng này vì lan truyền “tin giả” về quân đội.
Hồi Tháng 7, một chính trị gia khác là Alexei Gorinov cũng bị phạt tù 7 năm vì chỉ trích cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina.
Ông Yuferev cho biết ông đã nhận được hàng trăm tin nhắn đe dọa sau khi khiếu kiện với Putin, nhưng ông tin rằng phần lớn người Nga đều hiểu điều gì đang thực sự xảy ra ở Ukraina.
Ông nói từ ‘Chiến tranh’ trong xã hội Nga là một từ đáng sợ, và mọi người đều tránh nói trực tiếp về từ này.
Giáo sư Trung Quốc đề xuất ‘dùng lương hưu ép người già tiêm chủng’ bị cư dân mạng mắng mỏ
Trác Dực, một tiến sĩ giáo sư tại Đại học Trùng Khánh, kiêm giám đốc Viện Quy chế Chính phủ và Chính sách Công của Trường Luật Trung Quốc, đột nhiên trở thành tâm điểm bị nhiều cư dân mạng mắng mỏ vì bài báo của mình.
Theo Aboluowang, vài ngày trước, giáo sư Trác đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Dùng lương hưu như một điểm yếu để thúc giục người cao tuổi ở Trung Quốc tiêm chủng”. Trong bài báo, ông kêu gọi:
“Dùng biện pháp điều chỉnh lương hưu để ràng buộc người cao tuổi phải tiêm chủng, từ đó giảm áp lực phân phối lương hưu. Thông qua biện pháp kinh tế và quyền lực buộc người cao tuổi phải hoàn thành tiêm chủng càng sớm càng tốt”.
Trong bài báo, ông lập luận rằng chỉ riêng những người trên 80 tuổi chưa được tiêm chủng ở Trung Quốc, ước tính một cách cẩn thận thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới khoảng 2 triệu người. Vì vậy, các biện pháp thúc đẩy hiệu quả việc tiêm phòng cho người cao tuổi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc cứu người.
Sau đó, ông ấy đề xuất một ý kiến, đó là tóm lấy “điểm yếu” của người cao tuổi buộc họ tiêm chủng.
Ông đề xuất: “Chỉ có những người cao tuổi hoàn thành việc tiêm chủng mới được tăng lương hưu hàng năm; từng bước tăng lương hưu cho người cao tuổi hoàn thành việc tiêm chủng; thực hiện quản lý theo hệ thống để mở đường cho các đợt tiêm chủng tiếp theo của người cao tuổi.” Và “trừ những lý do chính đáng ra, những người già không có lý do chính đáng chưa hoàn thành việc tiêm chủng, sẽ không được hưởng quyền lợi tăng lương hưu hàng năm”.
Trên thực tế, kể từ khi khai triển tiêm chủng, Trung Quốc không có quy định pháp lý nào yêu cầu tiêm chủng bắt buộc, càng không bất kỳ quy định pháp lý nào quy định rằng tiêm chủng và lương hưu phải được móc nối với nhau. Hơn nữa, nhiều người cao tuổi có bệnh nền không thể tiêm phòng bắt buộc, dễ xảy ra nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Điều 45, Khoản 1 của Hiến pháp Trung Quốc: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền được nhà nước và xã hội giúp đỡ về vật chất khi già yếu, ốm đau hoặc mất khả năng lao động”. Do đó, lương hưu là quyền mà người già được hưởng theo luật.
Ngay sau khi bài báo được xuất bản, toàn bộ cư dân mạng đã dậy sóng khi nhìn vào tiêu đề của bài báo.
Sau đó, Trác Dực nhanh chóng bị dân chúng mắng mỏ,
Có cư dân mạng hỏi rằng“Mộ tổ của Trác Dực ở đâu vậy? Người khác nói: “Hết đe dọa trẻ em, nay đe dọa người già”.
Cư dân mạng có tên La Tường nói:“Một số sinh viên đã mất nhân tính sau khi học luật, và mất đi khả năng đồng cảm và phán xét một vấn đề của một người bình thường.”
Giữa làn sóng chỉ trích của đám đông, vào ngày 18/12, Giáo sư Trác đã đưa ra một “tuyên bố bác bỏ tin đồn”, đổ lỗi cho cơ quan truyền thông đã đăng tải bài báo. Bài báo từ “Kiến nghị của chuyên gia” trở thành “tuyên bố bác bỏ tin đồn”.
Từ Yi Cai đăng tải một bài báo có tiêu đề “Hành vi điều chỉnh lương hưu để ép buộc tiêm chủng là bất hợp pháp”, điều này càng chứng tỏ ý kiến của giáo sư Trác là vô lý và bất hợp pháp.
Tờ Aboluowang trích dẫn bình luận của cư dân mạng:
Người già là nhóm yếu thế, họ thậm chí họ còn không tiếc tiền của nhóm yếu thế, tôi không thể nghĩ ra từ nào khác để miêu tả chuyên gia Trác ngoại trừ từ điên rồ.
Ông ấy đọc nhiều sách như vậy, chỉ để đeo mặt nạ hoa lệ mà làm điều ác thôi sao?
Nickname Platon nói: “Thật không biết xấu hổ”.
Huệ Liên
Nga khai triển hệ thống tên lửa phòng không tới Belarus
Dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Belarus dẫn phát ngôn của Leonid Kasinsky, trợ lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Belarus cho hay, một lô hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2K đã được chuyển giao cho Belarus.
Nguồn tin trên cũng cho hay, lô vũ khí đã được nhận trong khuôn khổ thỏa thuận liên chính phủ hiện có về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Belarus và Nga. Những hệ thống này sẽ được chuyển giao cho các đơn vị và căn cứ quân sự lớn mà chúng dự định hoạt động trong những ngày tới.
Ông Kasinsky nói rằng đây là một phương tiện hiệu quả để đánh bại nhiều loại mục tiêu trên không…
Trước đó hôm 19/12, sau khi nhà lãnh đạo Belarus gặp ông Vladimir Putin tại Minsk đã thống nhất việc phối hợp hành động và việc hệ thống phòng không S-400 và hệ thống tên lửa Iskander do Nga chuyển giao đã được đưa vào trực chiến ở Belarus.
Sau cuộc gặp trên với ông Vladimir Putin, hôm 22/12, nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã triệu tập một cuộc họp với quân đội và lực lượng an ninh để thảo luận về việc kiểm tra không báo trước gần đây về khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và triển khai một số thiết bị gần biên giới Ukraine.
Bá Long
Bị ĐCSTQ trừng phạt, Dư Mậu Xuân phản ứng như thể nhận được ‘Huân chương danh dự’
Bộ Ngoại giao ĐCSTQ hôm thứ Sáu (23 tháng 12) thông báo Dư Mậu Xuân, cựu cố vấn trưởng về chính sách Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và Phó Chánh văn phòng Ủy ban Trung Quốc và Quốc hội Hoa Kỳ (CECC) Todd Stein đã bị đưa vào danh sách trừng phạt bằng cách cấm nhập ảnh và đóng băng tài sản của họ tại Trung Quốc.
Hành động của Bắc Kinh được cho là nhằm trả đũa việc Bộ Tài chính Mỹ trước đó vào ngày 9/12 đã ra lệnh trừng phạt ông Ngô Anh Kiệt, cựu bí thư khu ủy Tây Tạng, và ông Trương Hồng Ba, giám đốc Sở Công an Tây Tạng, với các buộc “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” tại khu tự trị ở tây nam Trung Quốc.
Phản ứng về lệnh trừng phạt của ĐCSTQ, ông Dư Mậu Xuân cho biết rằng ‘đây có lẽ là một vinh dự đối với ông’.
Ông Dư trước tiên trả lời các biện pháp trừng phạt của ĐCSTQ bằng tiếng Anh trên Twitter rằng: “Huân chương Danh dự—lại bị chính quyền Bắc Kinh trừng phạt ngày hôm nay. Nó là kẻ thù của người dân Trung Quốc. Hãy để tiếng nói tự do vang vọng khắp bầu trời!”
Sau đó, ông viết bằng tiếng Trung: “Chính phủ ĐCSTQ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với tôi hôm nay. Cầu mong cho người dân Trung Quốc được tự do càng sớm càng tốt và trở thành chủ nhân của chính đất nước họ. Hãy đứng dậy, những người không muốn làm nô lệ !”
Dư Mậu Xuân là một học giả, chính trị gia người Mỹ gốc Hoa, đồng thời là giáo sư lịch sử quân sự tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Ông từng là cố vấn trưởng về hoạch định chính sách Trung Quốc tại Văn phòng Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump.
Đáp lại phản ứng của Dư Mậu Xuân, Twitter của anh tràn ngập tin nhắn từ những người ủng hộ. Một số cư dân mạng nói:
“Xin chúc mừng ông Dư đã nhận được nhãn chứng nhận chính thức từ Đảng Cộng sản Trung Quốc!”
“Dư Mậu Xuân, Tôi rất tự hào về bạn! Bạn đã nêu ra những nguyên tắc quan trọng nhất, và bạn đã chỉ ra phương hướng cho nhiều người khi họ chưa hiểu rõ về ĐCSTQ!”
“Thật đáng khâm phục công việc đánh thức nước Mỹ của bạn”.
Huệ Liên