Nguyễn Hưng
Vào ngày 28/12, các quan chức y tế Mỹ tuyên bố rằng bắt đầu từ ngày 5/1/2023, hành khách từ Trung Quốc đến nước này sẽ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID trước khi lên máy bay.
Theo một phân tích trên trang tin Epoch Times, sở dĩ Mỹ làm như vậy chủ yếu là vì 3 yếu tố: Thứ nhất là làn sóng dịch Covid mới của Trung Quốc, thứ hai là số liệu thiếu minh bạch của ĐCSTQ, và thứ ba sự thay đổi 180 độ đối với chính sách zero-Covid.
Về đợt bùng phát mới của dịch bệnh, Trung Quốc cam đoan rằng “tình hình nhìn chung vẫn có thể kiểm soát được.” Họ cũng nói rằng “virus corona sẽ tồn tại trong tự nhiên trong một thời gian dài và khả năng gây bệnh của nó đã giảm đáng kể so với giai đoạn đầu, và kết quả là nó dần dần sẽ tiến triển thành bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thông thường.” Đồng thời, các quan chức y tế Trung Quốc cũng xóa bỏ luôn đặc điểm của dịch là nó có tỷ lệ tử vong cao.
Như mọi khi, giới chức Trung Quốc cũng kiểm soát chặt chẽ số liệu liên quan về bệnh dịch. Ví dụ, số người nhập viện bởi virus đã không được thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới trong 2 tuần liên tiếp. Và dù có quan hệ gần gũi với lãnh đạo Trung Quốc, nhưng Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng phải kêu gọi ĐCSTQ công bố số liệu tại cuộc họp giao ban thường kỳ vào ngày 21/12 để tiến hành nghiên cứu truy xuất nguồn gốc virus.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ không thực hiện các biện pháp cách ly đối với những người nhiễm dịch ở Trung Quốc nữa. Kể từ ngày 8/1 năm sau, việc kiểm soát cách ly đối với khách du lịch trong nước sẽ bị hủy bỏ, và việc du lịch nước ngoài của người dân Trung Quốc sẽ được nối lại một cách có trật tự.
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và khả năng xuất hiện các biến thể mới, không thể không nghi ngờ rằng ĐCSTQ đang mở cửa với thế giới để mang virus ra thế giới nhằm trả đũa các nước phương Tây.
Điều này đương nhiên khiến Mỹ phải hết sức chú ý. Ngày 23/12, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải minh bạch số liệu về dịch bệnh.
Trước những bài học rút ra của đợt lây lan dịch bệnh từ Trung Quốc ra thế giới vào năm 2020, việc Mỹ yêu cầu hành khách từ Trung Quốc nộp giấy chứng nhận âm tính với COVID là điều dễ hiểu.
Trên thực tế, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, Ý, Ấn Độ và Philippines, cùng nhiều quốc gia khác cũng công bố các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ Trung Quốc.
Chẳng hạn, ngày 28/12, giới chức Italia cho biết trên 2 chuyến bay từ Trung Quốc đến Milan trong tuần này thì có đến gần một nửa số hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Và bản chất côn đồ của Trung Quốc lại lộ ra. Ngày 27/12, trước việc nhiều nước tuyên bố xét nghiệm Covid đối với du khách Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã lên tiếng nói rằng điều này không khoa học và không phù hợp và đang gây ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi nhân sự bình thường.
Khi Covid mới bắt đầu, ngày 31/1/2020, chính phủ Mỹ đã cảnh báo người dân nước này không nên du lịch Trung Quốc vì dịch bệnh. Khi đó Trung Quốc đã vô cùng tức giận và chỉ trích việc Mỹ nâng mức cảnh báo đối với các du khách là “quá tàn nhẫn”.
Tuy nhiên, các sự kiện sau đó đã chứng minh rằng các biện pháp của chính phủ Mỹ là cần thiết, nhưng lẽ ra các biện pháp đó nên được thực hiện sớm hơn, toàn diện hơn và triệt để hơn.
Giờ đây, Mỹ đang áp đặt một số biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với khách du lịch từ Trung Quốc, và ĐCSTQ một lần nữa lại gây ồn ào. Đây có thể coi là cuộc đối đầu lớn giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh dịch bệnh.
Ngoài cuộc đối đầu này, có hai cuộc đối đầu lớn.
Thứ nhất, về truy xuất nguồn gốc dịch bệnh
Trung Quốc thường kiểm soát chặt chẽ số liệu dịch bệnh, trấn áp những người tố cáo như Lý Văn Lượng, và không ngừng đổ lỗi cho ai đó.
Tuy nhiên, trước áp lực của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khuất phục và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới.
Vào ngày 30/3/2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công bố rằng báo cáo truy xuất nguồn gốc virus corona được thực hiện ở Trung Quốc “có sai sót nghiêm trọng”. Ngay lập tức, Mỹ và 14 quốc gia khác đã đưa ra một tuyên bố chung, nói rằng họ bày tỏ lo ngại về sự chậm trễ trong nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế về nguồn gốc của virus và việc thiếu quyền truy cập vào dữ liệu và các mẫu bệnh ban đầu.
Ngày 12/8/2021, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô liên quan đến các trường hợp nhiễm COVID sớm nhất để tiếp tục điều tra nguồn gốc của loại virus corona và công bố thông tin để điều tra giả thuyết gây tranh cãi rằng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã cáo buộc hành động này là “truy xuất nguồn gốc chính trị” và không chấp nhận kế hoạch truy xuất nguồn gốc virus của Tổ chức Y tế Thế giới.
Vào tháng 5/2021, trước tranh cãi về nguồn gốc của virus corona, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu tình báo Mỹ tiếp tục thu thập và phân tích thông tin liên quan để có thể việc đưa ra kết luận chắc chắn trong thời hạn 90 ngày.
Vào ngày 27/8/2021, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đã đưa ra một bản tóm tắt đánh giá về báo cáo truy xuất nguồn gốc, trong đó nói rằng không thể loại trừ 2 khả năng là virus corona có nguồn gốc từ tự nhiên và rò rỉ phòng thí nghiệm.
Phía Mỹ nói rằng thông tin về nguồn gốc của đại dịch nằm ở Trung Quốc, nhưng ngay từ đầu các quan chức Trung Quốc đã luôn ngăn chặn các nhà điều tra quốc tế và cộng đồng y tế toàn cầu lấy được thông tin này.
Tổng thống Biden nói rằng thế giới xứng đáng được biết câu trả lời, và Mỹ sẽ không nghỉ ngơi cho đến có câu trả lời. Các quốc gia có trách nhiệm không thể trốn tránh loại trách nhiệm này đối với thế giới.
Vào ngày 8/11/2021, ĐCSTQ đã xuất bản một bài báo dài, với tựa đề “Sự vu khống ác ý của Mỹ đối với Trung Quốc về vấn đề nguồn gốc của virus corona và sự thật”, trong đó ra sức chỉ trích Mỹ.
Cho đến nay, 3 năm sau khi đại dịch bùng phát, nguồn gốc của loại virus đã giết chết ít nhất 6,6 triệu người trên toàn thế giới này vẫn còn là một bí ẩn.
Vào ngày 21/12/2022, Giám đốc WHO Tedros nói rằng mọi giả thuyết về nguồn gốc của đại dịch Covid vẫn còn “trên bàn”. Cuộc đối đầu giữa cộng đồng quốc tế do Mỹ dẫn đầu và ĐCSTQ về nguồn gốc của dịch bệnh còn lâu mới kết thúc.
Thứ hai, hiệp ước quốc tế về đại dịch
Trước thực trạng dịch Covid hoành hành khắp thế giới, để tăng cường an ninh y tế quốc tế, đặc biệt là rút ra bài học từ đại dịch, cộng đồng quốc tế mong muốn ký kết một hiệp ước quốc tế về đại dịch.
Vào ngày 29/11/2021, Đại hội đồng Y tế Thế giới gồm 194 quốc gia thành viên tổ chức phiên họp đặc biệt tại Geneva. Họ đồng ý khởi động một quy trình toàn cầu, trong đó soạn thảo và đàm phán một thỏa thuận nhằm tăng cường phòng ngừa và ứng phó với đại dịch.
Đại hội đồng Y tế Thế giới đã thành lập một cơ quan đàm phán liên chính phủ. Cơ quan này sẽ đệ trình báo cáo tiến độ vào năm 2023 và đệ trình kết quả công việc vào năm 2024 để xem xét.
Cho đến nay, cơ quan đàm phán liên chính phủ đã họp được 3 lần. Dù đã đạt được một số đồng thuận trong quá trình đàm phán về “Hiệp ước đại dịch”, nhưng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn rất gay gắt.
Chẳng hạn, dù ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng họ “luôn tuân thủ việc công bố thông tin về dịch bệnh một cách hợp pháp, kịp thời, công khai và minh bạch, đồng thời nhất định báo cáo tình hình dịch bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới”, nhưng thực tế lại khác xa như vậy.
Trưởng đoàn đàm phán của Mỹ, Pamela Hamamoto, đã chỉ ra rằng có rất nhiều điểm cần cải thiện trong dự thảo hiện tại. Mỹ hy vọng sẽ thấy sự minh bạch trong thỏa thuận, công tác giám sát tốt hơn và phản hồi nhanh chóng hơn, cũng như việc chia sẻ dữ liệu nhanh chóng và toàn diện.
Một ví dụ khác là vấn đề ràng buộc pháp lý của Hiệp ước Đại dịch. Các quy định do WHO xây dựng trước đây đều mang tính chất khuyến nghị, gây khó khăn trong việc tuân thủ do không có tính ràng buộc pháp lý và không có trách nhiệm giải trình.
Vì vậy, “Hiệp ước đại dịch” có nên ràng buộc về mặt pháp lý và trách nhiệm giải trình, vì ĐCSTQ thường không công nhận trách nhiệm giải trình quốc tế.
Khuyến nghị
Từ các cuộc đối đầu lớn giữa Trung Quốc và Mỹ về dịch bệnh kể trên, có thể thấy rằng Trung Quốc không những không quan tâm đến sự sống chết của người dân Trung Quốc, mà còn không quan tâm đến sự an nguy của cộng đồng quốc tế.
Chính sách phòng chống dịch hiện tại của Trung Quốc không chỉ gây hại cho người dân nước này, mà còn có thể mang virus ra toàn thế giới một lần nữa.
Mỹ và cộng đồng quốc tế cần hiểu rõ điều này và tích cực ứng phó với Trung Quốc. Chiến lược cơ bản là không ảo tưởng về sự hợp tác thiện chí của Trung Quốc.