Trung Quốc đang xây dựng đế chế hậu cần hàng hải đe dọa trực tiếp thế giới tự do
Việc một công ty vận tải biển có mối quan hệ sâu sắc với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mua các cảng container ở New York và New Jersey vào tháng 12 năm 2022 đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về khả năng và sự sẵn sàng của phương Tây trong việc chống lại Trung Quốc. Trong khi Bắc Kinh đang xây dựng một nền tảng để kiểm soát thương mại hàng hải và một lực lượng xâm lược nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến bờ biển Hoa Kỳ.
Việc sáp nhập ngành vận tải container toàn cầu thành ba liên minh vào năm 2016 đã mở ra cơ hội cho một loại hình tổ chức toàn cầu mới hoạt động gần như ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý quốc gia, 3 liên mình này lần lượt là 2M, OCEAN Alliance và THE Alliance. Một số hãng tàu đã thành lập các liên minh để quản lý năng lực hàng hóa sau khi giảm giá vào năm 2016 dẫn đến sự phá sản của một hãng tàu lớn trước đó.
Về mặt hoạt động, các thành viên liên minh có xu hướng tập trung các dịch vụ container tại các cảng thuộc sở hữu của liên minh, điều này có thể khiến các cảng phụ thuộc nhiều hơn vào một liên minh chi phối.
Trung Quốc hiện đang kiểm soát OCEAN Alliance- một trong những liên minh vận chuyển. Liên minh này bị chi phối bởi COSCO, một công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, là nhà khai thác cảng lớn thứ hai thế giới. Các thành viên khác của liên minh OCEAN là công ty Vận tải Trường Vinh của Đài Loan và CMA CGM, một công ty gia đình có trụ sở tại Marseille, Pháp có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty nhà nước Trung Quốc.
Kể từ năm 2000, COSCO và các công ty vận tải biển và cảng thuộc sở hữu nhà nước khác của Trung Quốc đã liên tục mở rộng hoạt động của họ ở phương Tây. Theo một số nhà phân tích, các công ty Trung Quốc sở hữu hoặc vận hành 96 cảng ở 53 quốc gia.
Việc kiểm soát các cảng và bến cảng mang lại cho Trung Quốc sức ảnh hưởng kinh tế và chính trị đối với chính phủ ở các quốc gia nơi các công ty nhà nước Trung Quốc vận hành cơ sở hạ tầng quan trọng.
Thành công mới nhất trong quá trình mở rộng thương mại của vận tải biển Trung Quốc đến ngày 7 tháng 12 là họ đang mua các bến container ở New York và New Jersey, theo CMA CGM tiết lộ.
Các đồng minh của Hoa Kỳ bao gồm Hy Lạp, Canada, Đức và Israel cũng đã kêu gọi COSCO và các công ty vận tải biển thuộc sở hữu nhà nước khác của Trung Quốc đầu tư vào các bến cảng của họ hoặc xây dựng lại toàn bộ cảng, thậm chí bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Washington.
Singapore và Pháp đã dựa vào lực lượng vận chuyển container của Trung Quốc, hoặc có công ty hàng đầu quốc gia của họ đã trở thành đối tác kinh doanh với các công ty Trung Quốc. Nếu một cuộc hải chiến với Trung Quốc nổ ra, mở rộng ra Tây Thái Bình Dương, khiến Trung Quốc chỉ cho phép các tàu của OCEAN Alliance vào các cảng của mình, thì liệu các quốc gia này có nguy cơ bị chặn tuyến cung ứng từ châu Á không? Một đánh giá đúng đắn về tình hình hậu cần cho thấy rằng điều này là có thể.
Đô đốc Raymond Spruance, người đã giúp thiết kế chiến lược Nhảy đảo mà Hoa Kỳ đã sử dụng ở Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai đã viết, một kế hoạch hậu cần hợp lý quyết định sự thành công hay thất bại của một chiến dịch quân sự. Trung Quốc cũng có một kế hoạch như vậy trong các hoạt động kinh tế chống lại Hoa Kỳ và phương Tây, còn Hoa Kỳ hiện tại không có nó.
Liên Thành
Ấn Độ: Phi hành đoàn ‘lơ đễnh’ bỏ rơi hơn 50 hành khách trên đường băng
Vào ngày 9/1, một chuyến bay của hãng hàng không Go First của Ấn Độ đã bỏ rơi hơn 50 hành khách.
Theo báo cáo của đài NDTV của Ấn Độ, một sự cố đã xảy ra trong một chuyến bay của hãng hàng không Go First bay từ Sân bay Quốc tế Kempegowda ở miền nam Ấn Độ đến Delhi. Trong khi hầu hết hành khách còn đang ngồi trong xe buýt trung chuyển đến máy bay thì máy bay đã cất cánh, khiến họ bị bỏ lại trên đường băng. Sau sự cố, các hành khách đã được đưa lên một chuyến bay khác- 4 giờ sau đó.
Một hành khách có tên Satish Kumar, đã phàn nàn trên Twitter vào ngày 9/1 rằng: “Chuyến bay G8 116 (BLR-DEL) đã bỏ lại hành khách dưới mặt đất! Hơn 50 hành khách trên xe đưa đón đã bị bỏ lại, và máy bay cất cánh khi chỉ có một hành khách trên máy bay.
Ông cũng đặt câu hỏi liệu các thành viên phi hành đoàn của chuyến bay có làm việc khi đang ngủ mơ hay không và chỉ trích hãng hàng không đã không thực hiện các bước kiểm tra cơ bản. Go First đã trả lời ở dưới bài đăng rằng: “Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này. Chúng tôi đã chia sẻ lo lắng của bạn, cùng với thông tin chi tiết mà bạn đã chia sẻ với chúng tôi, họ sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất có thể và tiến hành một cuộc điều tra.”
Báo cáo chỉ ra rằng hãng hàng không Go First đã xin lỗi hành khách vào ngày 10/1 và cung cấp vé miễn phí cho những hành khách bị ảnh hưởng, đối với phi hành đoàn liên quan, cũng đã bị công ty sa thải. Ngoài ra, Cơ quan quản lý hàng không Ấn Độ đã yêu cầu Go First gửi báo cáo về vụ việc và áp dụng lệnh cấm bay tạm thời.
Liên Thành
Hậu dịch COVID, kinh tế Trung Quốc khó thoát khỏi khó khăn
Gần đây, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng do sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục lao dốc trong năm nay, thậm chí sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống.
Kể từ khi Trung Quốc nới lỏng hoàn toàn việc kiểm soát dịch COVID-19, đỉnh điểm của dịch bệnh đã cận kề. Trong năm nay, việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như trước hay không đã thu hút sự chú ý của ngoại giới.
3 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã bị kéo xuống bởi các chính sách chống dịch nghiêm ngặt. Mới đây, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói với Reuters rằng thế giới không mấy lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Bà nói: “Lần đầu tiên sau 40 năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 có thể bằng, hoặc thấp hơn so với thế giới”. Ngoài ra, bà Georgieva cũng cho rằng đỉnh dịch trong vài tháng tới sẽ tác động mạnh hơn tới kinh tế Trung Quốc, thậm chí kéo lùi tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.
Từ ngày 15 – 16/12/2022, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Cuộc họp đã định hướng cho công tác kinh tế năm 2023, trong đó “ổn định tăng trưởng” sẽ thay thế “ổn định việc làm” là ưu tiên cao nhất, và đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2023 vào khoảng 5%.
Đại hội chỉ ra rằng trong năm 2023, “duy trì ổn định (là nhiệm vụ) hàng đầu, tìm kiếm bước tiến trong sự ổn định, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng, tăng cường điều tiết chính sách vĩ mô”.
Đồng thời, cuộc họp cũng chỉ ra rằng “mở rộng nhu cầu trong nước” vẫn là nhiệm vụ kinh tế ưu tiên hàng đầu, cần tiếp tục giải phóng tiềm năng của nhu cầu trong nước để kích thích nền kinh tế. Trong năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ kích thích phục hồi kinh tế trên quy mô lớn hơn.
Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, nền kinh tế Trung Quốc đã bị thu hẹp, thị trường chứng khoán sa sút, niềm tin của thị trường thiếu hụt, đồng thời phải đối mặt với đòn kép là nhu cầu trong và ngoài nước giảm sút, tình hình không khả quan.
Mới đây, BBC dẫn lời ông Từ Thiên Thìn, nhà kinh tế tại Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), cho biết: “Các quan chức Trung Quốc rõ ràng rất lo ngại về tính bền vững tài khóa, vì ‘rủi ro nợ’ của chính quyền địa phương xuất hiện một cách bất thường trong tuyên bố cuộc họp 3 lần. Tôi nhận thấy họ đã bỏ đề xuất ‘cắt giảm thuế’ trong tài liệu đệ trình. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy họ không muốn kéo căng tài chính của Chính phủ quá mức.”
Cuối tháng 12/2022, Nomura, một tổ chức dịch vụ tài chính toàn cầu, đã công bố phân tích về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc, và các thị trường lớn trên toàn cầu vào năm 2023. Phân tích chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2023.
Kênh Nhật báo Chứng khoán của nhà nước Trung Quốc dẫn lời dẫn lời ông Lộc Đĩnh, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Nomura, nói: “Nhìn chung chúng tôi rất lạc quan về năm 2023. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng sẽ mở ra một sự phục hồi tương đối lớn, đặc biệt là trong nửa cuối năm nay.”
Vào tháng 10/12, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, và nhiều lần hạ thấp tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc. Ngoài ra, cơ quan này cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ tăng tốc lên 4,4% vào năm 2023.
Nhưng bà Georgieva nói với Reuters rằng khi tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào cuối tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể sẽ lại hạ dự báo về Trung Quốc và triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
Theo RFA
Mỹ: Hơn 4.000 chuyến bay không thể cất cánh, hàng nghìn hành khách mắc kẹt
Hôm 11/1 (theo giờ địa phương), hơn 4.000 chuyến bay trên khắp nước Mỹ đã không thể cất cánh vì sự cố lỗi hệ thống thông báo điện văn của Cục Hàng không Liên bang (FAA), theo hãng tin Daily Mail.
Cụ thể, hệ thống điện văn NOTAM làm nhiệm vụ cảnh báo các phi công về những mối nguy hiểm hoặc thay đổi về điều kiện sân bay, cũng như các quy trình cất cánh và hạ cánh. Sự cố xảy ra khi hệ thống này dừng xử lý các thông tin cập nhật. FAA cho biết đang nỗ lực để khắc phục hoàn toàn sự cố với NOTAM.
FAA đã yêu cầu hoãn các chuyến bay nội địa để xác thực các thông tin an toàn và thông tin chuyến bay. Được biết, hệ thống NOTAM của Mỹ đã trục trặc từ khoảng 6h30 sáng (theo giờ địa phương) và dừng cập nhật thông tin cho các phi công. Trang web chuyên theo dõi các chuyến bay FlightAware ước tính có trên 4.000 chuyến bay đã bị hủy, hoãn và dự kiến con số này sẽ còn tăng lên.
Trong bối cảnh này, hàng nghìn hành khách đã rơi vào tình trạng mắc kẹt, chờ đợi vạ vật tại các sân bay trên toàn nước Mỹ. Các sảnh sân bay nhanh chóng chật kín người. Một số hãng hàng không còn khuyến cáo hành khách của họ nên về nhà chờ đợi thêm.
Theo dữ liệu của công ty phân tích dữ liệu hàng không Cirium, tổng cộng 21.464 chuyến bay có lịch cất cánh từ các sân bay trên toàn nước Mỹ trong ngày 11/1 với lượng hành khách chuyên chở là khoảng 2,9 triệu người. Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết đang liên lạc với FAA để nắm tình hình.
Phan Anh