Lam Giang
Thế giới đang dần mất niềm tin vào Trung Quốc. Niềm tin này đã bị phá vỡ bởi một loạt các sự kiện bao gồm tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cũng như sự thiếu minh bạch của chính quyền Bắc Kinh về số ca nhiễm và tử vong vì đại dịch Covid-19 đang bùng phát tại nước này.
Nền tảng của một mối quan hệ quốc tế là việc các quốc gia có thể tin tưởng vào những gì họ nói với nhau.
Nếu một nhà lãnh đạo nước A trực tiếp nói với một nhà lãnh đạo nước B về quan điểm hoặc lập trường mà đất nước của họ khẳng định hoặc tuân thủ (chứ chưa nói đến một sự thật bị cáo buộc) thì lãnh đạo nước B có thể tin tưởng vào điều đó.
Nếu một quốc gia tham gia vào một hiệp định hoặc hiệp ước quốc tế, thì các quốc gia khác có thể tin tưởng vào sự tuân thủ chặt chẽ của quốc gia đó với các điều khoản của hiệp định. Bằng không thì các mối quan hệ quốc tế sẽ bị “lung lay”.
Quan hệ quốc tế cũng giống như tất cả các mối quan hệ của con người, về cơ bản dựa trên niềm tin.
Chính phủ của các quốc gia đương nhiên sẽ phải hoán đổi vị thế của họ hoặc điều chỉnh theo các mức độ ảnh hưởng khác nhau, cả bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, họ thường cố gắng báo trước những thay đổi đó – thông qua các nhà ngoại giao và các kênh khác – để không gây ra những hậu quả bất ngờ hoặc không lường trước được. Nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau, thì rất khó có thể duy trì một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Một nhà nước độc tài có thể hoạt động trong khuôn khổ này vì lý do là sự sống còn của chính nó phụ thuộc vào sự hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, những nhà nước này thường có xu hướng hành động đơn phương, phớt lờ các quy tắc quốc tế và cho rằng, “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” (might is right) là điều hiển nhiên. Quý vị có thể quan sát cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine để biết thêm chi tiết.
ĐCSTQ đánh mất lòng tin của thế giới
Thế giới đang dần mất niềm tin vào Trung Quốc. Niềm tin này đã bị phá vỡ bởi một loạt các sự kiện bao gồm tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Là một bên ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc bị ràng buộc bởi thỏa thuận và các quyết định được đưa ra trong công ước này.
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chiếm Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông từ tay Philippines, họ đã phớt lờ các phản đối của Manila và phản đối khi Philippines đệ trình tranh chấp lên trọng tài theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
ĐCSTQ đã tranh chấp thẩm quyền của tòa án, không phản đối đơn khiếu nại, và sau đó hoàn toàn phớt lờ phán quyết cuối cùng của Tòa án Hague. Động thái này là bằng chứng chứng minh Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ của UNCLOS.
Bất chấp phát hiện rằng cái gọi là đường chín đoạn không có cơ sở trong luật pháp quốc tế và các đảo nhân tạo không thể thiết lập các yêu sách lãnh thổ, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình.
Tệ hơn nữa, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng, ông sẽ không quân sự hóa các công trình nhân tạo này, nhưng sau đó chính ông lại làm như vậy!
Niềm tin của thế giới đối với Trung Quốc càng bị xói mòn hơn nữa bởi các biện pháp trừng phạt thương mại mà Bắc Kinh áp đặt trái với các thỏa thuận mà ĐCSTQ đã ký kết.
Những sự cố này đã làm suy yếu niềm tin quốc tế, nhưng phản ứng của ĐCSTQ đối với dịch Covid-19 mới là “giọt nước tràn ly” và hoàn toàn phá vỡ niềm tin đó. Là nguồn gốc lây lan virus, cho dù đó là kết quả của các yếu tố tự nhiên, ngẫu nhiên hay các yếu tố khác, thì việc không cảnh báo trước về đại dịch đã khiến cộng đồng thế giới không khỏi nghi ngờ chính quyền Trung Quốc.
Việc không hợp tác đầy đủ với một cuộc điều tra quốc tế, độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus đã củng cố nhận thức rằng ĐCSTQ không thể tin tưởng vào chủ đề này. Tư duy này càng được củng cố bởi quyết định vội vàng của Tập Cận Bình trong việc lật ngược chính sách không có COVID.
Việc không hợp tác toàn diện với một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus của quốc tế đã củng cố niềm tin rằng, không thể tin cậy được ĐCSTQ trong vấn đề này. Thái độ này càng được củng cố bởi phong thái ung dung vào thời điểm mà ông Tập Cận Bình đảo ngược chính sách Zero Covid trong thời gian gần đây.
Cách tiếp cận đạo đức giả của ĐCSTQ đối với đại dịch Covid-19
Năm ngoái, ông Tập tuyên bố rằng, phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với đại dịch Covid-19 là vấn đề thuộc về ý thức hệ. Trong một bài báo đăng trên tờ Study Times – một ấn phẩm của của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, người đứng đầu Ủy ban Y tế Quốc gia Mã Hiểu Vĩ (Ma Xiaowei) vào hồi tháng 4/2022, nhấn mạnh rằng, Trung Quốc duy trì lập trường đối với chính sách Zero Covid. Ông này nói thêm rằng, “Trung Quốc phải duy trì lập trường rõ ràng chống lại những ý tưởng sai lầm hiện nay như cái gọi là ‘sống chung với virus'”.
Các nhà khoa học, bác sĩ và các chuyên gia y tế khác cũng được hỏi ý kiến, nhưng chính ông Tập Cận Bình mới là người quyết định chính sách của nước này, dựa trên “sự hiểu biết về ý thức hệ” về một “vấn đề thuộc về ý thức hệ”.
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào năm 2022, ông Tập tuyên bố rằng, ông sẽ “kiên định tuân thủ chính sách ‘Zero Covid’, và kiên quyết đấu tranh chống lại bất kỳ tuyên bố và hành vi nào xuyên tạc, nghi ngờ hoặc phủ nhận các chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc”.
Ông nói thêm rằng, chính sách Zero Covid của đất nước được thiết lập bởi “bản chất và sứ mệnh” của ĐCSTQ và các biện pháp “khoa học”. Ông nói thêm rằng, ĐCSTQ có thể “bảo vệ” Vũ Hán trước trận chiến Covid-19 và chính quyền nước này sẽ làm điều tương tự đối với Thượng Hải.
Ông Tập khẳng định rằng, chính quyền ĐCSTQ sẽ trừng phạt bất cứ ai nghi ngờ chính sách của ông. Một thi thể được chuyển từ xe tang vào thùng chứa đông lạnh ở nhà hỏa táng và nhà tang lễ Đông Giao, một trong số những nơi xử lý thi thể của các bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 18/12/2022. (Ảnh: Getty Images)
Sau đó, ông nói với Đại hội Đảng rằng, “khi phát động cuộc chiến tranh toàn dân để ngăn chặn sự lây lan của virus, ĐCSTQ đã bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân dân ở mức cao nhất có thể và đạt được những thành tựu to lớn đáng khích lệ cả về ứng phó với dịch bệnh lẫn kinh tế và xã hội phát triển”.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài tuần, chính sách Zero Covid đã bị dỡ bỏ trên “cơ sở khoa học”.
Canberra đã yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thông tin minh bạch hơn cho phần còn lại của thế giới về đợt bùng phát đại dịch Covid-19 gần đây ở nước này. Theo đó, Úc yêu cầu Trung Quốc cung cấp trình tự bộ gen của virus về các trường hợp lây nhiễm Covid-19 được tải lên theo thời gian thực.
Bộ trưởng Y tế Úc Mark Butler cho biết, ông đã yêu cầu Bộ Y tế nước này “liên hệ với các cơ quan tương đương của họ ở Trung Quốc để nhấn mạnh quan điểm của nước Úc rằng, việc Trung Quốc chia sẻ thông tin một cách toàn diện hơn sẽ rất có giá trị”.
Ông cho hay, sự thiếu minh bạch từ chính quyền Trung Quốc là lý do khiến chính phủ nước này chuyển sang áp đặt các yêu cầu mới về Covid-19 đối với hành khách đi trên các chuyến bay từ Trung Quốc đến Úc.
Trong khi có nhiều báo cáo từ Trung Quốc về hàng nghìn ca tử vong vì Covid-19, các bệnh viện quá tải và thi thể chất đống, dữ liệu chính thức của nước này cho biết, toàn quốc chỉ có 12 trường hợp tử vong trong tháng 12/2022. Đầu tháng 1/2023, cả nước ghi nhận khoảng 9.300 ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày và chỉ có một ca tử vong.
Tuy nhiên, theo dữ liệu của công ty phân tích sức khỏe độc lập Affinity, số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày ở Trung Quốc vào cuối tháng 12/2022 là một triệu ca, và số ca tử vong hàng ngày là 5.000 ca. Hơn nữa, Affinity dự đoán, Trung Quốc sẽ chứng kiến tới 4 triệu ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày vào tháng 3/2023.
Những số liệu đầy mâu thuẫn này chỉ làm trầm trọng thêm sự thiếu tin tưởng của các chính phủ đối với chính quyền Bắc Kinh.
Theo The Epoch Times
Lam Giang biên dịch