Tin thế giới tối thứ Hai: NATO hé lộ phương Tây sẽ cung cấp thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine

NATO hé lộ phương Tây sẽ cung cấp thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Press conference by NATO Secretary General Jens Stoltenberg following the first day of meetings of NATO Ministers of Foreign Affairs

Ngày 15/1, NATO cho biết Kyiv có thể nhận được nhiều đợt chuyển giao vũ khí hạng nặng hơn nữa từ các nước phương Tây, trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin cực lực ca ngợi lực lượng của mình sau khi họ tuyên bố chiếm được một thị trấn của Ukraine.

Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Ukraine có thể sẽ nhận được nhiều vũ khí hạng nặng hơn, sau khi Kyiv yêu cầu các đồng minh cung cấp phương tiện, pháo và tên lửa mà Kiev cho là chìa khóa để tự vệ.

“Chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng của cuộc chiến, chỉ vài ngày sau khi Ukraine để mất thị trấn Soledar có tầm quan trọng chiến lược ở Donbass vào tay các lực lượng Nga. Cuộc giao tranh ngày càng ác liệt. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải trang bị cho Ukraine vũ khí cần thiết để giành lợi thế,” ông Stoltenberg trả lời phỏng vấn nhật báo Handelsblatt của Đức, trước thềm một cuộc họp dự kiến diễn ra tuần này để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

“Những cam kết gần đây về thiết bị chiến đấu hạng nặng là rất quan trọng và tôi mong đợi nhiều hơn nữa trong tương lai gần,” ông nói thêm.

Vài ngày sau khi Nga tuyên bố đã chiếm được Soledar ở miền Đông Ukraine, ông Putin đã ca ngợi đây là một thành công lớn.

“Động lực đang rất tích cực, mọi thứ phát triển theo kế hoạch,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 15/1. “Tôi hy vọng các binh sĩ sẽ khiến chúng tôi hài lòng thêm một lần nữa.”

Bộ Quốc phòng Nga trong tuần này thông báo họ đã “hoàn thành việc giải phóng” Soledar. Đây có thể là một lợi ích quan trọng khi các lực lượng Nga tiến tới mục tiêu chính của họ kể từ tháng 10 – ngã tư giao thông gần Bakhmut.

Trong ngày Chủ nhật (15/1), Ukraine vẫn đang quay cuồng sau làn sóng tấn công quy mô lớn lần thứ 12 của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong những tháng gần đây.

Trước đó hôm 14/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu được hỗ trợ thêm vũ khí quân sự của phương Tây, nhấn mạnh rằng “khủng bố” của Nga chỉ có thể bị chặn đứng trên chiến trường.

Đầu tháng này, Pháp, Đức và Mỹ lần lượt cam kết sẽ cung cấp xe tăng hạng nhẹ AMX-10 RC của Pháp, 40 xe bộ binh Marder của Đức và 50 xe chiến đấu Bradley cho Ukraine.

Tuy nhiên, áp lực ngày càng tăng đối với các đồng minh châu Âu khi họ tính toán việc cung cấp thêm nữa xe tăng chiến đấu cho cuộc chiến.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm 14/1 cam kết cung cấp 14 xe tăng Challenger 2 cho Ukraine, khiến nước này trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cung cấp xe tăng hạng nặng mà Kyiv đang kêu gọi.

Hôm 13/1, trong chuyến thăm Ukraine, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng hứa sẽ cung cấp cho Ukraine 14 xe tăng Leopard do Đức sản xuất, nhưng Ba Lan phải nhận được sự chấp thuận tái xuất khẩu từ Đức.

Đại sứ quán Nga tại Anh cảnh báo, “việc đưa xe tăng tới khu vực xung đột… sẽ chỉ làm tăng cường các hoạt động chiến đấu, tạo ra nhiều thương vong hơn, bao gồm cả dân thường”.

Minh Ngọc (Theo AFP)

Trung Quốc, Hồng Kông nối lại tuyến đường sắt cao tốc sau 3 năm hạn chế COVID

Ngày 15/1, Trung Quốc đã nối lại các dịch vụ đường sắt cao tốc giữa Hồng Kông và Đại Lục lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế đi lại.
Hành khách chờ mua vé tại nhà ga Tây Cửu Long của Hồng Kông (Ảnh chụp màn hình video)

Việc mở cửa tuyến đường sắt trở lại diễn ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm bùng phát trên toàn quốc, và một ngày sau khi nhà chức trách cho biết gần 60.000 người mắc COVID-19 đã chết trong bệnh viện, sau khi chính quyền đột ngột thay đổi chính sách “zero-COVID” nghiêm ngặt hồi tháng trước.

Bất chấp tình trạng lây nhiễm, một số hành khách bày tỏ sự phấn khích và nhẹ nhõm khi có thể dễ dàng trở về quê hương hơn trong thời gian Tết Nguyên đán đang đến gần.

Anh Mang Lee, 33 tuổi, một trong số hàng chục người đang làm thủ tục kiểm tra biên giới tại nhà ga Tây Cửu Long của Hồng Kông trước khi lên tàu chia sẻ: “Việc nối lại tuyến đường sắt cao tốc đã giúp chúng tôi rất thuận tiện và gần nhà hơn.”

Vị hành khách người gốc thành phố Quảng Châu này nói thêm: “Trong ba năm qua, do đại dịch nên không dễ để vào Trung Quốc theo bất kỳ cách nào. Lâu lắm rồi tôi không được về nhà.”

Nhu cầu đi lại tăng đột biến trước kỳ nghỉ Tết, khi hàng trăm triệu người từ các thành phố và khu đô thị trở về các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn, đã làm dấy lên lo ngại về việc gia tăng nhiều ca nhiễm bệnh hơn.

Đáng lưu ý, số người chết do nhiễm COVID cập nhật ngày 14/1 đã tăng lên đáng kể so với các số liệu trước đó, sau những chỉ trích toàn cầu về việc công bố dữ liệu của chính quyền Trung Quốc.

Nhưng con số này vẫn cách xa dự đoán của các chuyên gia y tế quốc tế, những người đã nói rằng Trung Quốc có thể có hơn một triệu ca tử vong liên quan đến COVID trong năm nay.

Ông Cheung Chi-keung, người đứng đầu bộ phận điều hành các hoạt động xuyên biên giới của MTR Corp cho hay, hoạt động tại nhà ga West Kowloon ở trung tâm tài chính toàn cầu diễn ra suôn sẻ, với lưu lượng khoảng 1.400 hành khách vào lúc 10 giờ sáng.

Chủ tịch MTR Rex Auyeung nói với các phóng viên tại nhà ga, việc nối lại tuyến đường ban đầu sẽ chỉ dành cho các hành trình ngắn, và chưa rõ khi nào các hành trình dài sẽ được nối lại.

Nhật Minh (Theo Reuters)

Cảnh sát Hồng Kông tuyển 6.312 vị trí, lo ngại bị thay bằng cảnh sát Đại Lục

Cảnh sát Hồng Kông đang làm nhiệm vụ. (Ảnh: FB Cảnh sát Hồng Kông)

Tính đến ngày 31/3/2022, bộ phận có nhiều vị trí tuyển dụng nhất trong chính quyền Hồng Kông là lực lượng cảnh sát, với tổng số 6.312 vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, có lo ngại cho rằng đây là một động thái của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhằm thay thế cảnh sát Hồng Kông bằng cảnh sát Đại Lục.

Theo tài liệu của Cục Công vụ Hồng Kông, trong quý 1/2022, có tổng cộng 944 công chức xin nghỉ việc.

Từ năm 2021 – 2022, tổng cộng 3.734 công chức ở Hồng Kông đã từ chức, tức trung bình khoảng 933 người mỗi quý. Trong quý đầu tiên của năm 2022, tức từ ngày 1/4 đến ngày 30/6/2022, có tổng cộng 944 công chức xin nghỉ việc, với tỷ lệ nghỉ việc là 0,54%.

Ngành có nhiều vị trí tuyển dụng nhất là lực lượng cảnh sát, với tổng cộng 6.312 vị trí, tỷ lệ vị trí trống cao tới 16,7%. Bốn sở khác có số lượng tuyển dụng lớn là Sở Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường, Sở Giáo dục, Cục Dịch vụ Cải huấn và Sở Nhà ở. Trong số đó, tỷ lệ trống của Phòng Giáo dục đạt 12,9%.

Nhìn vào sự thất thoát công chức, số liệu thôi việc mới nhất cho thấy tình hình không được cải thiện, hơn nữa còn có phần xấu đi.

Về vấn đề này, một số nhà phê bình đôi khi nói rằng lý do chính khiến công chức Hồng Kông thất thoát là làn sóng di cư sau Luật An ninh Quốc gia.

Hơn 2 năm sau khi thực hiện Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông, dòng chảy nhân tài Hồng Kông ra nước ngoài đã tăng mạnh. Cụ thể, Nhật báo Le Monde nêu rõ:

Theo số liệu thống kê chính thức được công bố vào tháng 8/2022, Hồng Kông có mức giảm dân số hàng năm tồi tệ nhất, từ 7,41 triệu người xuống còn 7,29 triệu người, còn trước đó 12 tháng mức giảm là 1,3%.

Đa số các cơ quan Hồng Kông đang cảm nhận được tình trạng nhân tài bỏ đi mang tính lịch sử này, và nhiều người nước ngoài thậm chí càng do dự đến Hồng Kông hơn.

Trước khi thực hiện “Luật An ninh Quốc gia”, công chức là một nghề đáng ghen tị. Nhưng sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia, nhiều công chức bị buộc phải làm những việc trái với lương tâm, nói những lời trái với ý nguyện của họ.

Nhiều người không muốn thông đồng với chính quyền Hồng Kông và ĐCSTQ, nên đã chọn rời đi.

Đối với việc lực lượng cảnh sát có nhiều chỗ trống nhất, các nhà bình luận thẳng thừng cho rằng “người tốt không nên làm cảnh sát”. Đặc biệt là sau năm 2019, những người còn chút lương tâm và những người Hồng Kông chân chính sẽ lựa chọn rời khỏi lực lượng cảnh sát.

Mặt khác, sau khi trải qua phong trào chống dẫn độ năm 2019, quyền lực của lực lượng cảnh sát đã tăng lên rất nhiều, phúc lợi cũng tốt hơn.

Hiện lực lượng cảnh sát Hồng Kông đang thiếu nhân lực, không thể tuyển dụng tại đặc khu này, nên phải lên phía Bắc Đại Lục tuyển người. Các nhà bình luận hiện lo ngại rằng đây là một động thái của ĐCSTQ, nhằm thay thế cảnh sát Hồng Kông bằng cảnh sát Đại Lục.

Ngoài ra, có nhà bình luận còn chỉ ra rằng: “3 năm trước, lực lượng cảnh sát Hồng Kông chỉ có 30.000 nhân viên, nhưng họ đã bí mật bổ sung 7.854 biên chế. Chỉ sau đó, cái gọi là ‘6.312 vị trí tuyển dụng’ mới xuất hiện …”

Ông cho biết trên thực tế, về cơ bản lực lượng cảnh sát Hồng Kông đang tăng lên thêm 20%, và thuế của người dân Hồng Kông cũng ngày càng đắt đỏ!

Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đã trao cho nhà lãnh đạo Hồng Kông Lý Gia Siêu (John Lee) quyền cấm luật sư nước ngoài tham gia vào các vụ án an ninh quốc gia, làm tăng thêm lo ngại về độc lập tư pháp.

Hơn 25 năm sau khi Hồng Kông được bàn giao chủ quyền về cho Trung Quốc (1997), sự đảm bảo cho “một quốc gia, hai hệ chế độ” và quyền tự trị của Hồng Kông đã tan thành mây khói.

Bình Minh (t/h)

Related posts